Cuộc chiến năng lượng khốc liệt ở Đông Địa Trung Hải sau biến động chính trị tại Syria
Sau khi chính quyền Assad ở Syria sụp đổ, Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng thâm nhập vào quốc gia Arab này và đàm phán phân định vùng biển, khiến cuộc chiến giành nguồn năng lượng ở Đông Địa Trung Hải trở nên gay gắt: EU đang đứng trước thách thức khi tìm kiếm nguồn cung thay thế cho khí đốt Nga, trong khi Hy Lạp và Síp lo ngại về tham vọng của Ankara.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan (trái) và người đứng đầu lực lượng đối lập chính tại Syria Ahmed al Sharaa trong cuộc họp báo tại Damascus, ngày 22/12/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 27/12, kể từ khi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al- Assad sụp đổ ở Syria, một cuộc canh tranh địa chính trị mới đã bắt đầu ở khu vực Đông Địa Trung Hải. Trung tâm của cuộc đấu này là việc tranh giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên năng lượng và tuyến đường vận chuyển năng lượng quan trọng trong khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng vào cuộc
Ngay sau khi ông Assad rời khỏi Damascus, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng cử phái đoàn cấp cao đến Syria, dẫn đầu là Bộ trưởng Ngoại giao Hakan Fidan và Giám đốc Cơ quan Tình báo Ibrahim Kalin. Đến ngày 24/12, Ankara đã bắt đầu đàm phán với chính quyền mới ở Syria về một thỏa thuận phân định vùng biển ở Địa Trung Hải.
“Chúng tôi sẽ ký kết một thỏa thuận về quyền tài phán hàng hải với chính quyền Syria. Chúng tôi đang xây dựng một kế hoạch dự phòng bao gồm các dịch vụ hàng không, đường sắt, đường bộ và thông tin liên lạc tại Syria”, Bộ trưởng Giao thông Thổ Nhĩ Kỳ Abdulkadir Uraloğlu khẳng định.
Động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra phản ứng mạnh từ Hy Lạp và Síp. Hai nước này lo ngại rằng thỏa thuận mới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có thể ảnh hưởng đến quyền chủ quyền của họ, tương tự như thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Libya năm 2019 đã bỏ qua sự tồn tại của đảo Crete thuộc Hy Lạp.
Video đang HOT
Người phát ngôn Chính phủ Síp Konstantinos Letymbiotis nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đều phải tuân thủ Luật Biển quốc tế (UNCLOS) và tôn trọng quyền lợi của Síp trong khu vực.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa phê chuẩn UNCLOS và khẳng định rằng nước này không bị ràng buộc bởi các điều khoản trao vùng biển cho các đảo.
Tương lai của cả các thỏa thuận hàng hải giữa Thổ Nhĩ Kỳ – Syria và Thổ Nhĩ Kỳ – Libya đều rất quan trọng đối với khu vực, vì Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ chưa ký một thỏa thuận tương tự nào trong bối cảnh hai nước láng giềng này bất đồng sâu sắc.
Cuộc đua năng lượng
Trong bối cảnh châu Âu đang tìm kiếm nguồn cung năng lượng thay thế cho khí đốt Nga, khu vực Đông Địa Trung Hải trở nên đặc biệt quan trọng. Nhiều dự án năng lượng lớn đang được triển khai. Ngày 23/12, Hy Lạp và Israel đã ký thỏa thuận tạo hành lang điện “xanh” từ Israel đến EU thông qua Hy Lạp. Bên cạnh đó, dự án cáp điện ngầm kết nối lục địa châu Âu với Đông Địa Trung Hải đang được Hy Lạp và Síp thúc đẩy.
Ngoài ra, kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Qatar đến châu Âu qua Saudi Arabia, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang được hồi sinh. Cùng với đó là dự án kết nối miền Tây Syria với Đường ống dẫn khí đốt Arab hiện có, có thể vận chuyển khí đốt từ Ai Cập và Israel đến châu Âu.
Trong bối cảnh đó, EU đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Hôm 17/12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã bất ngờ có chuyến thăm tới Ankara. Tại đây, bà Leyen cũng đã cam kết viện trợ thêm 1 tỷ euro cho Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ người tị nạn Syria.
Theo các nhà phân tích tại Athens (Hy Lạp), Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tăng cường đòn bẩy địa chính trị và trở thành trung tâm năng lượng của châu Âu. Tuy nhiên, họ cho rằng Israel sẽ không dễ dàng để Ankara kiểm soát nguồn tài nguyên chiến lược của mình.
Có thể thấy tương lai của các dự án năng lượng trong khu vực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cách Thổ Nhĩ Kỳ xử lý vấn đề người Kurd ở Syria – một vấn đề mà Israel đặc biệt quan tâm và phản đối khả năng Ankara tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn.
Nga cảnh báo hành động "không thể tha thứ" của phương Tây
Nga ch.ỉ tríc.h việc một tàu treo cờ Na Uy từ chối cứu các thủy thủ Nga khỏi một tàu chở hàng đang chìm ở Địa Trung Hải là hành động "không thể tha thứ".
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: Sputnik).
Tàu chở hàng Ursa Major của Nga đã chìm ở vùng biển giữa Tây Ban Nha và Algeria vào ngày 23/12. Oboronlogistics, chủ sở hữu tàu, tuyên bố tàu đã bị hư hại trong một "cuộc tấ.n côn.g khủng bố", với báo cáo về "3 vụ nổ liên tiếp" trên tàu.
Các tàu cứu hộ của Tây Ban Nha đã cứu được 14 thành viên thủy thủ đoàn, trong khi 2 người vẫn mất tích.
Vào ngày 27/12, công ty này tuyên bố một tàu Na Uy gần đó, Oslo Carrier 3, đã từ chối cứu các thủy thủ Nga, với lý do có "một số lệnh cấm". Oboronlogistics cáo buộc hành động từ chối cứu giúp các thủy thủ vi phạm trắng trợn luật hàng hải.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã bày tỏ sự giận dữ trước hành động của tàu phương Tây.
"Còn gì để giải thích nữa? Hành động đó không thể tha thứ được!", ông Medvedev nhấn mạnh.
Theo ông Medvedev, châu Âu "đã trở thành thành trì chính của tình trạng bài Nga trên toàn cầu", phá hoại các thỏa thuận Istanbul, khởi xướng chiến dịch trừng phạt và thúc đẩy các phe phái xung đột cực đoan nhất mà không tính đến những tổn thất mà cả hai bên trong cuộc xung đột phải gánh chịu.
Cựu tổng thống Nga cáo buộc các nước châu Âu thúc đẩy việc leo thang xung đột Ukraine và phá hoại tiến trình hòa bình. Ông cho rằng "châu Âu phải bị trừng phạt bằng mọi biện pháp có thể, dù là chính trị, kinh tế hay các biện pháp kết hợp".
Phát biểu tại cuộc họp của các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nga hôm 16/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin ch.ỉ tríc.h phương Tây vì nỗ lực áp đặt các quy tắc riêng của mình lên phần còn lại của thế giới, trong khi tiến hành "chiến tranh hỗn hợp" chống lại bất kỳ nước nào phản kháng, bao gồm cả Nga.
Ông Putin cáo buộc NATO đang tăng cường chi tiêu quốc phòng và thành lập các "nhóm tấ.n côn.g" gần biên giới Nga.
Doanh thu của Kênh đào Suez 'lao dốc' Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 26/12, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi cho biết doanh thu của Kênh đào Suez trong năm 2024 đã giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm 2023, trong bối cảnh những thách thức an ninh khu vực tiếp diễn. Các tàu container di chuyển gần kênh đào Suez trên biển Đỏ. Ảnh: AFP/TTXVN Phát...