Cuộc chiến Mỹ – Huawei ở MWC 2019
Phía Mỹ muốn giảm sự hiện diện của Huawei ở mảng viễn thông tại MWC 2019, trong khi đại diện Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc bất lợi.
Thiết bị mạng của Huawei đang bị tẩy chay tại một số quốc gia. Ảnh: BBC.
Theo Bloomberg, Hội nghị di động toàn cầu (MWC) là sự kiện thường niên quan trọng mà Huawei với vai trò nhà tài trợ chính đánh bóng tên tuổi, đặc biệt trong lĩnh vực thiết bị di động và viễn thông. Năm nay, công ty Trung Quốc cũng làm điều tương tự, tập trung vào công nghệ 5G.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Yahoo Finance, đã có chiến dịch từ phía Washington nhằm hạn chế sự xuất hiện của thương hiệu Trung Quốc, bằng cách lôi kéo đồng minh tham gia một cuộc họp khẩn cấp trước thềm MWC 2019. Nội dung trong đó chủ yếu thảo luận về khả năng loại Huawei khỏi danh sách nhà cung cấp sản phẩm viễn thông tại thị trường châu Âu, nhưng chi tiết đã không được hé lộ.
Paul Paul Triolo, Trưởng phòng phân tích chính sách công nghệ toàn cầu của Eurasia Group, cho biết MWC 2019 đã trở thành nơi mà vấn đề Mỹ – Huawei chiếm lĩnh. “Mọi năm, MWC là nơi phô diễn thiết bị và công nghệ di động. Nhưng năm nay, sự thu hút lại tập trung vào cuộc đấu Mỹ – Trung về chính sách đối ngoại”, Triolo nhận xét.
Một số nhà quan sát đánh giá, khả năng lôi kéo đồng minh châu Âu tham gia tẩy chay doanh nghiệp Trung Quốc có thể không đạt hiệu quả cao, nhất là khi thiết bị viễn thông của hãng đang chiếm 50-80% tùy quốc gia. Báo cáo gần đây cho thấy, Anh, Pháp, Đức khó có thể thúc đẩy lệnh cấm hoàn toàn nhưng bắt đầu tăng cường kiểm soát, đặt chúng vào diện “cảnh giác cao”, trong khi Ba Lan xem xét cấm sau vụ một nhân viên Huawei bị bắt và cáo buộc gián điệp.
Nửa sau 2018, làn sóng “tẩy chay” thiết bị viễn thông của Huawei diễn ra khá mạnh mẽ tại Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand. Ngay cả Vodafone – đối tác 5G toàn cầu của Huawei – cũng đã tạm dừng đưa sản phẩm của công ty này vào các mạng cốt lõi tại châu Âu.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ từng nhiều lần cáo buộc doanh nghiệp Trung Quốc cắp bí mật thương mại, gian lận, vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế và âm mưu rửa tiền, dù không phải tất cả đều có bằng chứng. Thậm chí, Washington cho rằng Bắc Kinh đã thông qua một điều luật năm 2017, trong đó cho phép cơ quan tình báo buộc tổ chức, cá nhân phải hỗ trợ thông tin và có những hợp tác cần thiết. Huawei được Mỹ cho là “tay trong” của chính quyền Trung Quốc nên không thể tin tưởng.
Trong chuyến thăm Hungary giữa tháng 2/2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho rằng mối quan hệ với đồng minh sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không từ chối hạn chế thiết bị Huawei. “Nếu sản phẩm Huawei đặt ở những quốc gia mà Mỹ có hệ thống quan trọng, nó sẽ gây khó khăn cho chúng tôi, cũng như ảnh hưởng đến các khả năng hợp tác”, Pompeo nói.
Tuy nhiên, phía Nhà Trắng gần đây cũng có động thái mềm mỏng. Sau nhiều nhấn mạnh Huawei gây nguy cơ an ninh quốc gia, Tổng thống Donald Trump đã bớt gay gắt hơn. Trong một tweet trên Twitter, ông viết rằng Mỹ nên “giành chiến thắng thông qua cạnh tranh, chứ không phải bằng cách ngăn chặn công nghệ tiến bộ”. Đây là động thái được đánh giá tích cực, cho thấy Washington đang muốn hướng tới một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc sau nhiều tháng xích mích.
Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Ken Hu cũng đã trả lời Trump trên Twitter sau đó: “Tôi hoàn toàn đồng ý. Công ty chúng tôi luôn thực sự sẵn sàng giúp Mỹ xây dựng mạng 5G, thông qua việc cạnh tranh”.
Tweet của ông Trump và phản hồi của đại diện Huawei.
Trước đó, phía Huawei cũng luôn phủ nhận các cáo buộc. Nói với BBC, sáng lập Ren Zhengfei đã bác bỏ ý kiến cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng mạng lưới rộng lớn của công ty để làm công cụ để giám sát. “Chúng tôi không bao giờ thực hiện bất kỳ hoạt động gián điệp nào”, Zhengfei nhấn mạnh.
Theo Reuters, hiện mảng viễn thông của Huawei chiếm 28% thị phần toàn cầu, sau đó là Ericsson, Nokia… Trong khi đó, Samsung đang tăng cường đầu tư vào kinh doanh thiết bị mạng 5G với kỳ vọng lấp đầy khoảng trống tiềm năng ở những nơi công ty của Trung Quốc bị cấm.
Theo Zing News
Trung Quốc triệu đại sứ Mỹ, dọa đáp trả vụ bắt giám đốc tài chính Huawei
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh để phản đối vụ bắt giữ "vô lý" giám đốc tài chính Huawei tại Canada, đồng thời yêu cầu Washington rút lại lệnh bắt giữ.
Giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou (Ảnh: CBC)
"Hành động của Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc, đồng thời là hành động rất tồi tệ về bản chất", Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Le Yucheng nói với Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad hôm qua 9/12.
Lệnh triệu tập đại sứ Mỹ của Trung Quốc được đưa ra sau khi Canada tiến hành bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou theo đề nghị của Washington hôm 1/12 khi bà Meng đang quá cảnh tại sân bay ở Vancouver. Phiên xét hỏi bà Meng hôm 7/12 tại Canada đã kết thúc song chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra và dự kiến sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay 10/12.
Tòa án tại Canada đã cáo buộc bà Meng âm mưu "lừa đảo" nhiều tổ chức tài chính và có thể phải ngồi tù 30 năm nếu bị kết tội và dẫn độ về Mỹ. Trong khi đó, Bộ Tài chính Mỹ cho rằng bà Meng đã che giấu các mối liên kết của Huawei, tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, với Iran và điều này đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ.
"Phía Trung Quốc kịch liệt phản đối và đặc biệt hối thúc Mỹ coi trọng lập trường nghiêm túc của Trung Quốc và ngay lập tức có biện pháp để sửa chữa hành vi sai lầm, đồng thời rút lại lệnh bắt giữ công dân Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tiến hành thêm động thái khác căn cứ trên các hành động của Mỹ", Thứ trưởng Le tuyên bố. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng việc bắt giữ bà Meng là hành động "vô lý" của Mỹ và Canada.
Trước đó, Trung Quốc ngày 8/12 cũng triệu tập đại sứ Canada tại Bắc Kinh để trao công hàm phản đối vụ bắt giữ bà Meng Wanzhou . Thứ trưởng Ngoại giao Le Yucheng cho biết vụ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei khi bà đang quá cảnh tại Vancouver đã gây ra "sự tổn hại đáng kể cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Canada". Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cảnh báo "những hệ quả nặng nề" đối với quyết định bắt công dân Trung Quốc của Canada.
Đáp lại yêu cầu của Trung Quốc, Roland Paris, cựu cố vấn chính sách đối ngoại của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, cho biết sức ép của Trung Quốc lên chính quyền Canada đòi thả bà Meng Wanzhou sẽ không có tác dụng. Bà Meng là con gái người sáng lập tập đoàn Huawei và được dự đoán sẽ thừa kế tập đoàn này trong tương lai.
"Có lẽ bởi vì nhà nước Trung Quốc kiểm soát hệ thống tòa án, nên Bắc Kinh đôi khi gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc tin rằng các tòa án có thể hoạt động độc lập tại một quốc gia vận hành dựa trên pháp luật. Việc gây sức ép với chính quyền Canada là vô ích. Các thẩm phán sẽ quyết định điều đó", ông Paris nhận định.
Liên quan tới vụ bắt giữ "sếp" Huawei, tòa án Canada tuần trước cho biết bà Meng sở hữu tới 7 hộ chiếu, trong đó có 4 hộ chiếu của Trung Quốc và 3 hộ chiếu của Hong Kong. Tòa án thậm chí còn công khai số của 7 hộ chiếu này.
Việc bà Meng có nhiều hộ chiếu cùng một lúc đã đặt ra nghi vấn về nguy cơ bà Meng có thể bỏ trốn nếu được bảo lãnh. Hiện chưa có thông tin chính thức về lý do giám đốc tài chính Huawei sở hữu nhiều hộ chiếu như vậy.
Thành Đạt
Theo Dantri/SCMP
Giám đốc tài chính Huawei bị bắt có ít nhất 7 hộ chiếu Theo giới chức Mỹ, Giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou, người đang bị Canada bắt giữ, sở hữu ít nhất 7 cuốn hộ chiếu được cấp ở Trung Quốc và Hong Kong trong 11 năm qua. Bà Meng bị cho là sở hữu ít nhất 7 hộ chiếu. (Ảnh: SCMP) Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lá thư Bộ Tư...