Cuộc chiến mới với Trung Quốc ở Guadalcanal
Từng chứng kiến cuộc chiến khốc liệt trong Thế chiến II và vẫn đang vật lộn với bài toán phát triển kinh tế, nay hòn đảo Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon lại chứng kiến cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ, Úc và Trung Quốc.
Trong khi rất phấn khởi trước dự án tuyến cáp quang internet dưới biển do Úc tài trợ – giúp mở ra cơ hội kết nối Solomon với thế giới bên ngoài – ông Toata Molea, cư dân địa phương 54 tuổi làm nghề buôn cá, lại không khỏi bất an về mô hình đầu tư của Trung Quốc. Hàng chục tòa nhà và doanh nghiệp do người nhập cư Trung Quốc xây dựng mọc lên ở thủ đô Honiara – Solomon. “Trung Quốc sở hữu mọi thứ. Tôi lo nơi này sẽ bị người Trung Quốc quản lý trong 10 năm tới” – ông Molea nói.
Tại khu chợ ở thủ đô Honiara – quần đảo Solomon, nhiều chủ sở hữu cửa hàng là người nhập cư Trung Quốc Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Sau nhiều năm tình trạng đầu tư và nhập cư của người Trung Quốc không được kiểm soát ở quần đảo Solomon, Úc và Mỹ đang đẩy mạnh cạnh tranh bằng các khoản viện trợ, cơ sở hạ tầng và ngoại giao ở đây cũng như khắp khu vực này, đồng thời cảnh báo giới chức địa phương không phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh. Theo báo The New York Times, Mỹ cam kết chi hơn 350 triệu USD cho các quốc đảo Thái Bình Dương dưới hình thức hỗ trợ thực thi pháp luật, giúp quản lý nghề cá và các viện trợ khác. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới đã tăng gấp đôi ngân sách phát triển chính cho khu vực Thái Bình Dương, lên 808 triệu USD trong giai đoạn 3 năm.
Video đang HOT
Hơn hẳn, ngân sách hỗ trợ khu vực Thái Bình Dương của Úc nhảy vọt lên 960 triệu USD trong năm nay, tăng 18%. Gần 1/3 ngân sách viện trợ của Canberra hiện dành riêng cho Thái Bình Dương – nơi có gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 11 triệu người sinh sống trên hơn 20.000 hòn đảo.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng để cạnh tranh với Bắc Kinh, Úc cùng Mỹ và các đồng minh cần phải hành động nhiều hơn nữa. Các gói viện trợ từ Canberra và Washington có xu hướng không tập trung vào hệ thống cơ sở hạ tầng hữu hình mà các nước còn nhiều khó khăn như đảo quốc Solomon đang khao khát trong khi chỉ chủ yếu hỗ trợ về việc quản lý và thực thi pháp luật.
Giới chức khu vực phàn nàn quá nhiều viện trợ bị hạn chế chặt chẽ hoặc chảy về túi các nhà tư vấn và nhà thầu nước ngoài khiến nhiều người địa phương tự hỏi tại sao không thử vận may với Trung Quốc. Lãnh đạo Guadalcanal Anthony Veke đã đến Trung Quốc 2 lần trong năm 2017 để theo đuổi các khoản đầu tư phát triển du lịch ở bờ biển phía Tây hòn đảo, trong đó có dự án sân bay mới.
Đối với nhiều người dân Guadalcanal, mối quan tâm chính trước mắt không nằm ở sự can thiệp của Bắc Kinh mà là chủ nghĩa thân hữu và tham nhũng bùng phát bởi giới nhà giàu Trung Quốc. Ông Matthew Quan, 52 tuổi, Chủ tịch Hiệp hội Trung Quốc trên quần đảo Solomon, cho hay không ai biết chính xác khối tài sản do người Trung Quốc sở hữu ở Solomon, ngay cả lượng người Trung Quốc tại đây cũng là ẩn số vì nhiều người di cư đến dưới dạng khách du lịch và hối lộ các quan chức cấp thị thực cho phép họ ở lại.
Theo Xuân Mai
Người lao động
Úc "ra đòn" với Trung Quốc
Papua New Guinea và quần đảo Solomon đã ký kết thỏa thuận chung lắp đặt tuyến cáp quang internet dưới biển - phần lớn do Úc tài trợ. Thỏa thuận được ký kết nhân chuyến thăm TP Brisbane - Úc của Thủ tướng Quần đảo Solomon Rick Houenipwela và người đồng cấp Papua New Guinea Peter O'Neill hôm 11-7.
Theo thỏa thuận, Úc sẽ chi trả 2/3 chi phí của dự án trị giá 136,6 triệu AUD (100 triệu USD) nói trên. Đề cập đến dự án cáp dài 4.000 km từng được Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) lên kế hoạch, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cho hay: "Chúng tôi chi hàng tỉ USD viện trợ nước ngoài hằng năm và đây là cách thiết thực để đầu tư cho sự tăng trưởng kinh tế của các nước láng giềng ở Thái Bình Dương".
Dự án này kết nối cáp từ hai quốc đảo trên đến Úc, ngoài ra còn nối từ thủ đô Honiara của Solomon đến các đảo vòng ngoài.
Hành động của Úc nhằm cản chân Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương - khu vực được xem là sân sau của Úc. Mối quan hệ Trung - Úc có dấu hiệu rạn nứt sau khi Thủ tướng Turnbull hồi năm ngoái cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề của Canberra. Dưới áp lực của Úc, Solomon hủy thỏa thuận ký với Huawei vào năm 2016.
Từ trái qua: Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neill, người đồng cấp Úc Malcolm Turnbull và ông Rick Houenipwela tại Úc hôm 11-7 Ảnh: EPA
Trong nhiều năm qua, các cơ quan tình báo phương Tây lo ngại mối quan hệ giữa Huawei và chính phủ Trung Quốc cũng như nguy cơ những thiết bị của tập đoàn này được dùng cho hoạt động gián điệp. Bản thân Úc cũng xem xét cấm Huawei tham gia xây dựng mạng di động 5G sau khi nhận được cảnh báo từ tình báo trong nước.
Thái độ cứng rắn của Úc (và cả New Zealand) bị tờ báo diều hâu Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cảnh báo là "sai lầm chiến lược", nhất là sau khi có thông tin hai nước lớn ở Nam Thái Bình Dương này sẽ ký hiệp ước an ninh mới với các đảo quốc trong khu vực trong năm nay. Với tên gọi Biketawa Plus, hiệp ước trên nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở đây.
Theo Xuân Mai
Người lao động
Thực hư việc Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở Nam Thái Bình Dương Trung Quốc và Vanuatu hôm nay đã lên tiếng phản hồi về tin truyền thông nói rằng Bắc Kinh có ý định xây dựng căn cứ quân sự lâu dài tại Vanuatu ở Nam Thái Bình Dương. Vanuatu cách Australia khoảng 2.000km về phía đông. (Ảnh: Google Maps) Hãng tin Fairfax Media của Australia ngày 10/4 dẫn nguồn tin giấu tên cho biết,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở

Chiến lược thuế quan của Trump: Mỹ rời bỏ hệ thống thương mại toàn cầu?
Có thể bạn quan tâm

Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ
Pháp luật
16 phút trước
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng nhận mưa lời khen khi trở lại sàn catwalk sau nửa năm, nhan sắc và thần thái cực cuốn
Sao thể thao
23 phút trước
Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Tin nổi bật
35 phút trước
Tình hình NSƯT Chí Trung sau khi nhập viện phẫu thuật: Ca mổ 90 phút, gây mê hoàn toàn
Sao việt
39 phút trước
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "đắt khách"
Ẩm thực
42 phút trước
Mỹ - Nhật hợp tác làm phim kinh dị, giật gân lấy cảm hứng từ truyền thuyết thủy quái Kappa
Phim âu mỹ
46 phút trước
JVevermind: ViruSs đang rút kinh nghiệm từ drama của Thùy Tiên
Netizen
2 giờ trước
Rơi máy bay ném bom chiến lược tại Siberia, Nga

Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI
Nhạc việt
2 giờ trước