Cuộc chiến mới của Putin và Erdogan
“Ẩn sâu phía sau vụ bắn hạ máy bay SU 24 là câu chuyện dài về lịch sử xung đột đầy thù hằn, dai dẳng và đẫm máu kéo dài hàng trăm năm giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ”, TS. Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao phân tích.
Mối quan hệ cựu thù
Lịch sử đã ghi nhận 13 cuộc chiến tranh lớn (chưa kể hàng chục xung đột quân sự, đối đầu ngoại giao) giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ (TNK), bắt đầu bằng Chiến tranh Nga-Thổ (1568-1570) kéo dài 12 năm, và cuộc chiến gần đây nhất (1914-1918) trong Chiến tranh thế giới I cách đây ngót 1 thế kỷ dẫn đến sự sụp đổ của cả Đế quốc Ottoman lẫn nước Nga Sa Hoàng. Các cuộc xung đột này dẫn đến việc xáo trộn biên giới quốc gia từ cả 2 phía, khiến hàng triệu người chết. Trong 13 xung đột cả 2 bên đều có thắn, có thua nhưng phần thắng nghiêng về Nga Sa Hoàng”.
Cũng theo ông Tuấn, “một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh lạnh kéo dài ngót 1/2 thế kỷ có nguồn gốc từ đối đầu giữa Liên Xô -Thổ sau thế chiến II”.
Ngày 7/8/1946 Chính phủ Liên Xô gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ phản đối việc nước này quản lý hai eo biển Bosphorus và Dardanelle (thông giữa Biển đen và Địa Trung Hải). Đây là 2 eo biển này nằm trên lãnh thổ TNK. Và, chỉ cần Thổ Nhĩ Kỳ “đóng” hoặc “khóa” lại thì toàn bộ Hạm đội Biển Đen của Liên Xô sẽ bị “nhốt” trong đó.
Tuy nhiên, các chính phủ Mỹ, Anh, Thổ lại coi đây là “Tối hậu thư” của Liên Xô, đòi “quốc tế hóa 2 eo biển chiến lược này, cũng như mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô tại TNK và Trung Đông.
“Sự kiện này cùng vài sự kiện khác khiến Mỹ và các nước Tây Âu lo sợ, co cụm lại và đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khỏi nguồn Chiến tranh lạnh được phương Tây phát động ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 nhằm bao vây và cô lập toàn diện Liên Xô”, TS. Hoàng Anh Tuấn bình luận.
Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực
Video đang HOT
Cùng bình luận về sự kiện chiếc SU 24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, nhà báo Quang Dũng, hiện sống tại Pháp cho rằng, “tham vọng của Erdogan rất lớn”
Ông ta tính toán, sau khi lên làm Tổng thống vào tháng 10/2014, đến kỳ bầu cử lập pháp tháng 6/2015 đảng AKP thắng thì tiến hành sửa đổi Hiến pháp, thiếp lập chế độ Tổng thống thay cho chế độ Nghị viện, đưa Tổng thống thành người có quyền lực cao nhất trong nền chính trị. Làm Thủ tướng trong chế độ Nghị viện thì phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện, còn làm Tổng thống theo chế độ Tổng thống thì không những không phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện mà còn có thể giải tán cả Nghị viện. Nhưng kể từ khi ông Erdogan lập ra đảng AKP năm 2001, đảng này chưa khi nào thất bại trong các cuộc bầu cử.
Cũng theo nhà báo Quang Dũng, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là quốc giáo chính thức nhưng dưới thời Erdogan, nước này gần như trở thành một nhà nước Hồi giáo thế tục. Điều này khiến nhiều người cho rằng Erdogan đang “nuôi dưỡng giấc mộng khôi phục quá khứ vĩ đại Ottoman”.
Ngay khi lên làm Tổng thống, về đối nội, ông Erdogan không chỉ đưa cánh tay phải là cựu Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu lên làm Thủ tướng, mà ông còn mạnh tay can thiệp trực tiếp vào chuyện điều hành chính phủ (dù trái Hiến pháp).
Về đối ngoại, thì từ khi làm Thủ tướng Erdogan đã coi sự hỗn loạn tại Syria là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại vùng đất nằm trong ảnh hưởng Ottoman trước kia. Đó là lí do Erdogan cắt đứt với Al Assad dù từng có thời nồng ấm, hậu thuẫn các phe nổi dậy Turkmen chống lại Al Assad, lợi dụng tình thế hỗn loạn để chơi bài hai mặt với IS và cũng tiện tay diệt luôn các phiến quân người Kurd ở Syria.
Đáng tiếc, thời thế không chiều lòng người, Cuộc bầu cử tháng 6/2015 chứng kiến thất bại bất ngờ của AKP và sự thăng tiến của đảng HDP (Đảng dân chủ nhân dân) thân Kurd. Trong nước, căng thẳng lan tràn với vụ đánh bom khủng bố nhằm vào các thành viên HDP làm hàng trăm người chết. Cùng lúc, chính quyền của Erdogan phải đối mặt với PKK, PYD, IS và cả ông Al Assad. Chưa hết, tháng 9/2015, Nga quyết định can thiệp quân sự vào Syria, tiêu diệt cả quân Turkmen thân Thổ.
Đặc biệt, sau vụ khủng bố 13/11 ở Paris, Pháp, trước sức ép báo thù đang ráo riết vận động các nước liên minh với Nga để đánh IS. Pháp là nước phương Tây cứng rắn nhất với Al Assad, đồng minh được Nga tìm mọi cách bảo vệ, nay Pháp lại xuống thang thì khả năng Nga, Mỹ và phương Tây ngồi lại với nhau rất lớn. Một khi Mỹ, Nga, Pháp, Anh đạt được thỏa thuận chính trị về Syria thì vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thế nào?
Vì thế, việc Thổ bắn hạ Su-24 đã gửi thông điệp “Sultan Erdogan vẫn còn tiếng nói ở đây”, nhà báo Quang Dũng kết luận.
Theo Đông Hải
Vietnamnet
Cuộc chiến ngôn từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ xung quanh vụ bắn Su-24
Tổng thống Nga cảnh báo việc Ankara bắn cường kích Su-24 sẽ dẫn tới 'hậu quả nghiêm trọng' trong quan hệ hai nước. Đáp lại, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ dọa Moscow 'đừng đùa với lửa'.
Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Recep Tayyip Erdogan, Ảnh: AP
Sau khi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 Nga với lý do "vi phạm không phận" hôm 24/11, Tổng thống Vladimir Putin cáo buộc đó là "hành động đâm sau lưng" và do "những kẻ đồng lõa với khủng bố thực hiện".
"Sự kiện bi thảm ngày hôm nay sẽ kéo theo hậu quả nghiêm trọng, gồm cả quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ", ông Putin cảnh báo.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng Ankara đã "vượt quá giới hạn" khi bắn Su-24, trong khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ahmet Davutoglu, nói với The Times, Ankara hành động "dựa trên quy trình hoạt động tiêu chuẩn" và khẳng định "đó là biện pháp bảo vệ lãnh thổ".
Không chỉ dừng ở mức độ cảnh báo, Nga lập tức đình chỉ liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ việc. Ngày 27/11, Moscow tuyên bố tạm dừng chế độ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1/2016. "Đây không phải là sự uy hiếp giả tạo. Trái lại, nó là đe dọa rất thực tế", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định. Moscow cũng xem xét khả năng hủy nhiều dự án quan trọng với Ankara và cấm các công ty Thổ Nhĩ Kỳ tiếp cận thị trường Nga.
Phản ứng trước thái độ quyết liệt từ Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan, nói những lời chỉ trích của người đồng nhiệm Nga là "không thể chấp nhận".
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Erdogan cảnh báo ông Putin "đừng đùa với lửa". Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc Moscow đe dọa trả đũa kinh tế Ankara là "cảm tính" và "không thích hợp". "Chúng tôi chân thành khuyên Nga chớ đùa với lửa", ông Erdogan nói với những người ủng hộ trong một bài phát biểu tại thành phố Bayburt, đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/11.
Song ông Erdogan nhấn mạnh Ankara không muốn phá hỏng mối quan hệ với Moscow và hy vọng sẽ gặp trực tiếp ông Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Paris vào tuần tới. Đáp lại, nhà lãnh đạo Nga từ chối lời đề nghị hội đàm từ phía tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Erdogan nói ông "buồn vì những việc đã xảy ra", nhưng từ chối xin lỗi. Lý do mà ông Erdogan đưa ra là Thổ Nhĩ Kỳ bắn Su-24 để "bảo vệ không phận".
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã nhiều lần cảnh báo chiến đấu cơ Nga trước khi phóng tên lửa.
Phi công Nga sống sót lại cho rằng, anh không nhận cảnh báo như vậy từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có nhiều mối liên kết kinh tế quan trọng. Nga là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất đối với du khách Nga.
Giới phân tích nhận định, vụ việc không chỉ làm mối quan hệ hai nước xấu hơn, mà còn khiến khả năng Nga hợp tác với Mỹ để chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng trở nên mong manh.
Theo Zing News
Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga: Sai lầm chết người Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga là sai lầm chết người và bộc lộ những hành động đáng bị lên án của Ankara trong cuộc chiến chống IS. Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga là sai lầm chết người và bộc lộ những hành động đáng bị lên án của Ankara trong cuộc chiến chống...