Cuộc chiến ma túy ở Thái Lan và bài học cho Philippines
Khi Philippines đang tiến hành cuộc chiến chống ma túy quyết liệt, Thái Lan lại đang lùi bước sau một thời gian áp dụng chính sách đàn áp tội phạm mạnh tay.
Cảnh sát Philippines kiểm tra thi thể một nghi phạm ma túy bị sát hại trên phố. Ảnh:Reuters
Cách đây vài tháng, tạp chí Harper’s Magazine đăng tải một bài bình luận dài của tác giả Dan Baum có tiêu đề “Hợp pháp hóa tất cả”. Ngay cả khi quá trình hợp pháp hóa nhanh chóng cần sa diễn ra tại Mỹ, việc bài báo kêu gọi hợp pháp hóa toàn bộ các loại ma túy rõ ràng là điều quá cực đoan trong mắt báo giới chính thống Bắc Mỹ, theo Al Jazeera.
Vậy nhưng trong vài ngày gần đây, một đề xuất ấn tượng không kém tại khu vực châu Á vốn đầy tính truyền thống, bảo thủ lại đang được bàn luận sôi nổi tại Thái Lan. Đó là đề tài hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa trong y tế và thậm chí hợp pháp hóa ma túy đá. Điều này có phần tương đồng với Bồ Đào Nha, nơi người dùng ma túy không bị xử phạt mà chỉ bị đưa vào trại cai nghiện.
Điều đáng chú ý là những đề xuất trên không đến từ các nhà hoạt động nhân quyền hay các nhóm xã hội tiến bộ, mà lại do chính phủ Thái Lan đưa ra.
Tướng Paiboon Koomchaya, bộ trưởng tư pháp, ngày càng thúc đẩy quan điểm rằng chính sách chống ma túy của Thái Lan “suốt thời gian qua đã sai lầm hoàn toàn”, và kêu gọi chỉ xem việc lạm dụng ma túy là một vấn đề về y tế, không phải tội phạm.
Điều này hoàn toàn khác thường khi so với những gì đang diễn ra tại Philippines, nơi AP tuần này đưa tin số người thiệt mạng trong cuộc chiến chống ma túy do Tổng thống Rodrigo Duterte phát động đã vượt ngưỡng 3.000 người.
Video đang HOT
Nhiều câu chuyện về các nạn nhân đã xuất hiện trên mặt báo, gây đau lòng và giận dữ. Khi cuộc chiến chống ma túy lan rộng và mức độ đau thương ngày càng được soi xét kỹ lưỡng hơn, tình hình sẽ xấu đi, cây bút Maher Sattar của Al Jazeera nhận xét.
Bài học Thái Lan
Thái Lan biết rõ điều này. Họ cũng từng thực hiện cuộc chiến chống ma túy rất quyết liệt. Giờ đây, 13 năm sau, họ vẫn đang phải đo đếm thiệt hại. Cây bút Maher Sattar cho rằng điểm tương đồng giữa trường hợp của Thái Lan và Philippines là rất rõ ràng và Manila nên chú ý tới việc này nhiều hơn.
Tháng 2/2003, khi thủ tướng Thái Lan lúc đó là Thaksin Shinawatra phát động chiến dịch chống ma túy, họ đã bị chỉ trích bởi các nhóm hoạt động nhân quyền. Thế nhưng, chiến dịch đó lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng, những người có chung quan điểm rằng những kẻ buôn bán và lạm dụng ma túy là hiểm họa của xã hội.
Không lâu sau, báo giới đã tổng kết con số người thiệt mạng lên tới hàng nghìn. Một cuộc điều tra độc lập xác định hơn 2.800 người đã bị giết. Tồi tệ hơn, một cuộc điều tra chính thức đã nêu ra những hoài nghi về việc liệu một nửa số những người bị giết hại có thực sự dính líu đến ma túy hay không.
Thời điểm đó số lượng tù nhân cũng tăng vọt, và Thái Lan giờ vẫn đau đầu với việc giam giữ 321.347 tù nhân, 70% trong số đó bị khép các tội danh liên quan đến ma túy. Rất nhiều trong số phạm nhân này bị bắt khi còn là trẻ vị thành niên. Họ phải chịu những bản án dài hàng chục năm vì những tội danh không mấy nghiêm trọng.
Số lượng tù nhân tại Thái Lan giờ tương đương 40% lượng tù nhân của toàn khu vực ASEAN, cho dù nước này chỉ chiếm 10% dân số khu vực.
Năm 2003, ông Thaksin đã bối rối trước sự gia tăng của yaba, còn gọi là “ma túy điên” – một dạng ma túy đá trong khu vực. Bất chấp các vụ giết chóc và tiêu hủy, số người sử dụng yaba vẫn tăng mạnh tại Thái Lan và nhiều quốc gia láng giềng.
Cơ quan chống ma túy của Liên Hợp Quốc ước tính rằng doanh số buôn bán ma túy đá và heroin tại khu vực Tam giác Vàng – nằm gần biên giới Myanmar, Lào và Thái Lan, nơi hoạt động sản xuất ma túy nở rộ – lên tới 30 tỷ USD/năm, cao hơn cả tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Lào và Campuchia cộng lại.
Tất cả những điều này đã dẫn tới sự thức tỉnh trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Thái Lan. Họ chủ trì những bàn thảo nghiêm túc ở cấp cao để xem xét lại vấn đề.
Việc hợp pháp hóa hoàn toàn có thể mở ra triển vọng lớn về việc đánh thuế các loại ma túy, và cũng sẽ giúp đưa các cơ sở sản xuất ma túy đá ra khỏi những phòng thí nghiệm bí mật trong rừng, đến những nơi sạch sẽ hơn, được quản lý tốt hơn.
Dù vậy không nhiều người tin rằng một bước đi như vậy là thực tế.
“Nhiều người Thái vẫn ủng hộ hết mình cuộc chiến chống ma túy, dẫn tới một diễn biến lạ kỳ là chính quyền quân sự đang phải xem xét thận trọng những đề xuất họ lo ngại là quá cấp tiến trong mắt công chúng”, Maher Sattar viết.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Phi cơ Arab Saudi bị cô lập ở Philippines vì nghi có không tặc
Cảnh sát bao vây một phi cơ chở khách của Arab Saudi tại sân bay Manila do có thông tin máy bay "bị đe dọa", nhưng đây chỉ là sự "nhầm lẫn".
Cảnh sát Philippines bao vây phi cơ hãng Saudi Arabian Airlines. Ảnh: Arab News.
"Một phi cơ hãng Saudi Arabian Airlines đã bị cô lập tại đường băng", AFPdẫn lời Eric Apolonio, người phát ngôn Cơ quan Hàng không Dân dụng Philippines, nói.
Cảnh sát bao vây quanh phi cơ Saudi Arabian sau khi nhận được thông tin máy bay "đang bị đe dọa". Hành khách không được phép rời khỏi phi cơ.
Người phát ngôn Saudi Arabian sau đó xác nhận thông tin trên là báo động nhầm. "Có báo động nhầm rằng chuyến bay 872 bị cướp", người này cho biết tại thủ đô Riyadh, Arab Saudi. 872 khởi hành từ thành phố Jeddah đến Manila.
Kênh truyền hình Arab Saudi Ekhbariya đưa tin sự cố đã kết thúc.
Như Tâm
Theo VNE
Tổng thống Philippines kêu gọi quân đội diệt tội phạm ma túy Ông Rodrigo Duterte hôm 17/9 kêu gọi quân đội tham gia cuộc chiến chống ma túy sau khi cảnh sát Philippines thừa nhận không thể hoàn thành nhiệm vụ trong 6 tháng. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Inquirer Phát biểu trước các binh sĩ tại trại elchor de la Cruz, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết ông có khả năng sẽ...