Cuộc chiến kinh tế: Nga đe dọa “phủ đầu” Phương Tây
Liên bang Nga đang xem xét các biện pháp trong trường hợp tiếp tục chính sách trừng phạt.
Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga.
Moscow đang xem xét các biện pháp bổ sung trong trường hợp phương Tây vẫn tiếp tục chính sách trừng phạt mang tính phá hoại, thư ký báo chí của tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tuyên bố hôm thứ Ba với hãng thông tấn RIA Novosti.
“Các phương án khác nhau đang được nghiên cứu. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng Nga không ủng hộ việc nói chuyện bằng ngôn ngữ trừng phạt và cũng không phải là người khởi xướng. Nhưng trong trường hợp nếu như các đối tác của chúng tôi sẽ tiếp tục thực hành chính sách không xây dựng và thậm chí mang tính phá hoại thì những biện pháp bổ sung đang được xem xét để đối phó với việc này”, ông Peskov nói.
Tuy nhiên, ông không bình luận những thông tin trên các phương tiện truyền thông cho rằng chính phủ đã chuẩn bị một loạt các biện pháp về hạn chế nhập khẩu vào Nga các sản phẩm công nghiệp.
Video đang HOT
Trong một diễn biến đáng chú ý, theo Tiếng nói nước Nga, Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk thấy cần thiết nhanh chóng ban hành đạo luật cho phép áp đặt trừng phạt chống lại nước Nga, ông ta tuyên bố với các phóng viên như vậy sau cuộc họp với các nhà sản xuất nông sản lớn nhất của Ukraine.
Quốc hội Ukraine hôm thứ Năm đã thông qua đạo luật dự trù áp dụng hơn 20 loại biện pháp trừng phạt trong quan hệ với Nga, kể cả chấm dứt vận chuyển quá cảnh nguyên liệu năng lượng.
Trước đó, Cao ủy EU về năng lượng Guenther Oettinger tuyên bố rằng Ủy ban châu Âu thấy phía Ukraine có quan tâm duy trì tuyến quá cảnh khí đốt. Ông cho biết đang tiếp nối xúc tiến công việc để giải quyết tình trạng này.
Theo Bizlive
Báo Anh: Thủ tướng Merkel "mất niềm tin" Tổng thống Putin
Hôm qua 30-7, báo Anh Financial Times nhận định Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất ở châu Âu, đã "mất niềm tin" vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, do đó ủng hộ trừng phạt Matxcơva.
Thủ tướng Đức Angela Merkel từng đối thoại liên tục với Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters
Theo Financial Times, vài giờ sau khi thảm họa MH17 xảy ra bà Merkel vẫn tỏ ra rất thận trọng. Bà tuyên bố hãy còn quá sớm để thảo luận việc trừng phạt Nga. "Sự kiện này một lần nữa cho thấy chúng ta cần một giải pháp chính trị" - bà Merkel nhấn mạnh.
Nhưng chỉ chưa đầy hai tuần sau, bà Merkel là nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong số những người ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) cấm vận các ngành năng lượng, tài chính và quốc phòng Nga. Từ Berlin, các đồng minh của bà Merkel tiết lộ vụ rơi máy bay MH17 có tác động lớn với bà Merkel hơn bất kỳ sức ép nào từ Mỹ.
"Thủ tướng cho rằng phải đưa ra một thông điệp rõ ràng sau vụ máy bay dân sự bị bắn rơi - ông Philip Missfelder, người phát ngôn đảng CDU của bà Merkel cho biết - Đức đánh giá việc thường dân vô tội bị sát hại đã làm thay đổi mọi thứ".
Các cố vấn của bà Merkel cũng cho biết phản ứng của ông Putin đã khiến bà Merkel mất niềm tin vào nhà lãnh đạo Nga. Trên thực tế, kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra bà Merkel là nhà lãnh đạo phương Tây đối thoại nhiều nhất với ông Putin. Từng lớn lên tại Đông Đức trong thời kỳ Cộng sản, bà Merkel nói tiếng Nga rành rõi và hiểu biết về Liên Xô. Ông Putin rất giỏi tiếng Đức vì từng hoạt động tình báo tại Đông Đức. Do đó, hai nhà lãnh đạo hiểu nhau hơn.
Khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, bà Merkel là nhân vật đóng vai trò cân bằng đòi hỏi giữa các nước muốn cứng rắn với Nga như Mỹ, Ba Lan, Anh với các nước muốn phản ứng mềm mỏng như Ý và Pháp. Hồi tháng 5, bà Merkel tỏ ra lạc quan sau khi ông Petro Poroshenko đắc cử tổng thống Ukraine.
Khi đó Matxcơva đã lên tiếng công nhận sự hợp pháp của cuộc bầu cử này. Trước đó bà Merkel đã cảnh báo ông Putin qua điện thoại rằng phản đối cuộc bầu cử sẽ dẫn tới các biện pháp trừng phạt. Đức hi vọng Nga sẽ chấp nhận sáng kiến dùng Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) để ổn định lại miền đông Ukraine.
Tuy nhiên Đức đánh mất hi vọng đó khi Mỹ công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga vận chuyển vũ khí qua biên giới cho quân ly khai ở đông Ukraine. Dù vậy kể cả khi thảm họa MH17 xảy ra bà Merkel vẫn cho rằng cần phải cho ông Putin thêm thời gian.
Các quan chức Đức công khai tuyên bố họ hi vọng ông Putin sẽ yêu cầu phe ly khai đảm bảo an toàn khu vực máy bay rơi, cho phép các chuyên gia quốc tế tới điều tra. Nhưng điều đó không xảy ra. Do đó, bà Merkel quyết định ủng hộ các biện pháp trừng phạt gắt gao đối với Nga.
Đồng thời, các số liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Nga bắt đầu bị tổn thương bởi các biện pháp trừng phạt trước đó của Mỹ và EU. Trong bốn tháng đầu năm, xuất khẩu của Đức sang Nga đã giảm 14%, nhưng nền kinh tế Đức không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng.
Hôm qua, bà Merkel tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga là "không thể tránh khỏi". "Giờ chính phủ Nga phải quyết định liệu có muốn đi theo hướng giảm căng thẳng và hợp tác hay không. EU có thể sẽ đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt khác" - bà Merkel cảnh báo.
Theo Tuổi Trẻ
Mỹ từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine Tổng thống Mỹ Obama ngày 6/8 theo giờ địa phương đã khẳng định không cần thiết phải cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine, để chiến đấu chống lại các tay súng ly khai tại miền Đông nước này, nhưng bỏ ngỏ khả năng can thiệp nếu Nga đưa quân vào Ukraine. Các lực lượng Ukraine đang hướng về thành trì...