Cuộc chiến không cân sức 13 ngày của 2 chiến sĩ trên xe tăng bị sa lầy
Quân số đông, vũ khí mạnh nhưng phát xít Đức đã không thể khuất phục được ý chí thép của hai chiến sĩ xe tăng Hồng quân.
Tiểu đoàn Xe tăng số 328, thuộc Lữ đoàn xe tăng độc lập số 118 của Đức quốc xã được giao nhiệm vụ đánh chiếm ngôi làng Demeshkovo gần thị trấn Nevel thuộc vùng Pskov. Quân Đức đã hạ gục sáu chiếc xe tăng của Hồng quân; chiếc thứ bảy trong khi tấn công đã bị sa vào một cái đầm phủ đầy tuyết cách ngôi làng vài trăm mét.
Hòng bắt giữ chiếc T-34, Đức quốc xã đã phát động một số cuộc tấn công vào ngày hôm đó. Kíp xe và số chiến sĩ bộ binh còn lại gần xe tăng đã dũng cảm chiến đấu chống lại bọn phát xít với tương quan lực lượng không chênh lệch lớn. Dưới màn đêm, các tay súng máy rút lui, mang theo trung úy Tkachenko bị thương nặng. Lái xe Bezuklanikov hy sinh, trong xe chỉ còn lại một Đoàn viên Komsomol 18 tuổi Viktor Chernyshenko.
Chiếc T-34 – pháo đài thép mà bọn Đức không thể khuất phục; Nguồn: amarok-man.livejournal.com
Thượng sĩ Aleksey Sokolov, người làng Petrovka, xã Lekarevsky, huyện Asekeyevsky, tình nguyện giúp đỡ anh ta. Anh ta là một chiến binh giàu kinh nghiệm, từng chiến đấu với bạch quân Phần Lan ở eo Karelian vào những năm 1939-1940, chiến đấu gần Stalingrad, hai lần ở trong xe tăng bị bắn cháy và được coi là tay lái xe giỏi nhất đơn vị.
Chiếc T-43 bị sa lầy nặng trong đầm, không thể thoát ra được. Số lượng ít các chiến sĩ đã đánh trả một cách kiên cường hết lần này đến lần khác những cuộc tấn công dữ dội của Đức quốc xã. Để chúng đến cự ly gần, hai chiến sĩ xe tăng khai hỏa, đập tan các đợt tấn công của kẻ thù bằng súng máy.
Bọn Đức đã thực hiện một số cuộc tấn công vào ban ngày, cố gắng chiếm pháo đài thép trước khi màn đêm buông xuống, nhưng Chernyshenko và Sokolov kiên quyết không đầu hàng. Hết hy vọng bắt sống xe tăng Hồng quân cùng với kíp lái, Đức quốc xã bắt đầu trực tiếp bắn xe tăng bằng pháo. Một trong những quả đạn chọc thủng vỏ giáp và làm các lính tăng bị thương. Nhưng họ vẫn tiếp tục đẩy lùi các cuộc tấn công của Đức.
Thượng sĩ Liệt sĩ Anh hùng Liên Xô Aleksey Sokolov; Nguồn: historygreatrussia.ru
Video đang HOT
Vào ngày thứ 12, đạn pháo và đạn súng máy hết. Vết thương chảy máu, trời băng giá, các chiến sĩ xe tăng dù đói vẫn giữ vững ý chí sắt thép của họ. Victor đã ném ba quả lựu đạn vào Đức quốc xã tập trung gần xe tăng. Bọn Đức thoát chết đã bỏ chạy. Quả lựu đạn cuối cùng các chiến sĩ xe tăng để lại như là một phương sách cuối cùng …
Vào ngày thứ 13, ngày 30/12, các đơn vị Hồng quân đã phá vỡ tuyến phòng thủ của kẻ thù bằng một cú đột kích mạnh và chiếm được làng Demeshkovo. Đi đến chỗ đầm – nơi chiếc T-34 bị mắc lầy, các chiến sĩ Hồng quân đã tìm thấy rất nhiều xác chết của bọn Đức Quốc xã. Họ cẩn thận vực hai người lính đã hoàn toàn kiệt sức, bị buốt cóng ra khỏi xe tăng. Một trong hai người đã bất tỉnh, người kia lẩm bẩm điều gì đó, nhưng sau đó, cũng rơi vào tình trạng bất tỉnh.
Anh hùng Liên Xô Viktor Chernyshenko; Nguồn: historygreatrussia.ru
Chernyshenko đã phải trải qua một số phẫu thuật. Tại bệnh viện, người chiến binh dũng cảm bị thương vẫn đang băng bó được gắn Huân chương Lenin và Ngôi sao Vàng của danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Nhưng các bác sĩ đã không cứu được Thượng sĩ Sokolov; anh không tỉnh lại, mãi mãi ra đi vào ngày 31/12. Thượng sĩ Sokolov đã được truy tặng danh hiệu cao quý – Anh hùng Liên Xô.
Sokolov được mai táng tại cùng nơi mà anh đã anh dũng chiến đấu chống lại bọn phát xít xâm lược. Ở đó, cư dân địa phương đã dựng lên một tượng đài để gợi nhớ chiến công của các chiến sĩ xe tăng quả cảm. Kể từ tháng 2/2009, Trường Trung học Phổ thông Lovetsky, nằm cách Demeshkova bảy km, được mang tên Anh hùng Liên Xô Alexei Sokolov. Chàng thanh niên đến từ vùng rừng núi Orenburg được ghi danh mãi mãi vào quân số Trung đoàn, nơi anh phục vụ./.
Vũ khí bí mật nào Trung Quốc sẽ sử dụng trong xung đột biên giới với Ấn Độ?
Truyền thông Trung Quốc liệt kê loạt vũ khí, như xe tăng, pháo tự hành, máy bay trực thăng sẽ được quân đội nước này sử dụng trong xung đột biên giới với Ấn Độ.
Kể từ đối đầu biên giới Ấn - Trung tại khu vực Doklam năm 2017, Bắc Kinh đã mở rộng kho vũ khí của mình với nhiều vũ khí hiện đại. Trong đó có xe tăng Type 15, trực thăng Z-20 và máy bay không người lái Wing Loong II (GJ-2), mang lại lợi thế chiến đấu cho Trung Quốc trong tranh chấp biên giới với Ấn Độ.
Năm 2019, trong cuộc diễu binh mừng Quốc khánh, Trung Quốc lần đầu tiết lộ dòng xe tăng Type 15 và pháo tự hành PCL-181 bí mật này.
Máy bay không người lái Wing Loong II của Trung Quốc. (Ảnh: Defenseworld.net)
Các chuyên gia cho rằng, với hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến và pháo chính xuyên giáp cỡ nòng 105 mm, xe tăng hạng nhẹ Type 15 có thể áp đảo mọi phương tiện bọc thép hạng nhẹ của đối thủ ở các cao điểm.
Theo đó, tăng Type 15 nặng 30 tấn, có vận tốc tối đa 70 km/h, tầm hoạt động 400 km. Ngoài ra xe tăng này có thể leo được dốc nghiêng 60 độ, vượt vật cản cao 0,8m, vượt hào rộng 2,5m và lội nước ở độ sâu 1 m.
Trong khi đó, pháo tự hành PCL-181 có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, bao gồm đạn dẫn đường bằng laser và đạn pháo dẫn đường vệ tinh với tầm bắn tối đa 50km.
PCL-181 có thể mang theo 27 đạn pháo và 15 thùng nhiên liệu. Với trọng lượng 25 tấn, PCL-181 nhẹ hơn, nhanh hơn và hoạt động lâu hơn so với pháo tự hành 40 tấn trước đây.
2 loại vũ khí quân sự mới nhất của Trung Quốc này được phát hiện tại Khu tự trị Tây Tạng của Tây Nam (Trung Quốc) vào tháng 1, cách không xa với khu vực Ladakh của Ấn Độ.
Pháo tự hành PLC-181 của quân đội Trung Quốc. (Ảnh: Defenseworld.net)
Trong cuộc diễu binh ngày 1/10 năm ngoái, hệ thống ống phóng tên lửa đa nòng mới của Trung Quốc cũng được ra mắt. Loại vũ khí này sử dụng khung gầm cơ động cao có bánh xe 8x8 và mang theo 2 bộ đạn pháo 370mm, giúp nó có thể tác chiến ở độ cao lớn.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng ra mắt dòng máy bay trực thăng đa năng Z-20 và máy bay trực thăng vận tải lớn Z-8G đầu năm 2020.
Máy bay trực thăng Z-20 có khả năng thích nghi với mọi loại địa hình và thời tiết, có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ chở binh sỹ và vận chuyển hàng hóa, tìm kiếm cứu nạn và trinh sát.
Chen Chen Guang, phó Tổng giám đốc công ty Avicopter, chi nhánh trực thăng của Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) khẳng định: "Z-20 có thể hoạt động ở các cao nguyên, với điều kiện ít oxy nhờ vào động cơ tự chế mạnh mẽ".
Trực thăng vận tải Z-8 có ưu thế tác chiến ở vùng cao nguyên. (Ảnh: Defenseworld.net)
Tập trung vào các hoạt động ở khu vực cao nguyên, Z-8G là dòng trực thăng vận tải đầu tiên của Trung Quốc có thể cất cánh từ độ cao 4.500 m so với mực nước biển, với trần cao hơn 6.000 m.
Theo các nhà phân tích quân sự Trung Quốc, các vũ khí được thiết kế đặc biệt này tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc ở các khu vực cao điểm, cho phép họ chiếm ưu thế vượt trọi trước đối thủ.
So sánh sức mạnh quân sự Trung Quốc và Ấn Độ: Ai mạnh hơn ai? Trung Quốc, 2 quốc gia đông dân nhất thế giới và đều sở hữu vũ khí hạt nhân đang bên bờ vực xung đột ở biên giới. Trong bối cảnh nguy cơ đụng độ gia tăng, cả quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đều có những thế mạnh riêng. Xe tăng Type 15 của Trung Quốc (ảnh: SCMP) Truyền thông Trung Quốc...