Cuộc chiến khốc liệt ở Tam Giác Vàng
Một tàu chiến có súng máy của cảnh sát Thái Lan quần thảo trên dòng Mekong, săn lùng các băng nhóm ma túy. Chúng đã khét tiếng từ lâu ở vùng Tam Giác Vàng và nay tiếp tục hoành hành, gieo những tai ương mới.
Đã có một thời khu vực biên giới này, nơi nối các phần đất hẻo lánh của Thái Lan, Myanmar và Lào, đầy rẫy heroin do các trùm sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới ở vùng biên giới Myanmar cung cấp.
Thời cuộc đã thay đổi. Giờ đây loại ma túy được ưa thích nhất là methamphetamine, thường được gọi theo tiếng Thái là “yaba” tức là “thuốc điên”. Băng qua khu Tam giác vàng, điểm đến của thuốc điên là các đường phố và hộp đêm ở châu Á.
Tướng Manop Senakun, tư lệnh cảnh sát ở Chiang Saen, một thị trấn cửa ngõ nối Thái Lan với Tam giác vàng nói: “Rất khó có thể kiểm soát được nạn buôn bán ma túy tuồn vào Thái Lan”.
Những kẻ sử dụng ma túy. Ảnh: worldpress
Người ta dự kiến hàng năm khu vực này sản xuất ra 1,4 tỷ viên yaba với trị giá bán lẻ trên đường phố là 8,5 tỷ USD. Thứ thuốc này chủ yếu được chế biến trong các phòng tinh cất di động biệt lập ẩn náu trong các khu rừng ở bang Shan thuộc Myanmar, quốc gia cung cấp thuốc phiện lớn thứ hai thế giới sau Afghanistan.
Tướng Manop nói rằng cảnh sát vẫn luôn “tìm mọi cách” triệt tiêu luồng ma túy. Tuy nhiên, vụ giết hại 13 thủy thủ Trung Quốc trên dòng Mekong năm 2011 đã khiến giới chức khu vực phát động một cuộc trấn áp chung rầm rộ đối với buôn bán ma túy.
Chiến dịch mang tên “Mekongg an toàn”, do Bắc Kinh khởi xướng với sự tham gia của các nước láng giềng trong Tam giác vàng, bắt đầu cuối tháng 4 đến cuối tháng 6 vừa qua đã bắt được 2.534 nghi can và thu giữ khoảng gần 10 tấn ma túy.
Trung Quốc đã xử tử hình trùm ma túy Naw Kham vì tội giết những thủy thủ Trung Quốc. Hai chiếc tàu liên quan đến vụ án bị phát hiện chở 900.000 viên methamphetamine và chi chit vết đạn, đã bị bỏ hoen rỉ tại cảng Chiang Saen. “Tình trạng tội phạm liên quan đến ma túy trên sông, vốn xảy ra thường xuyên, đã được ngăn chặn một cách có hiệu quả”, đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar cho hay.
Một đơn vị đặc nhiệm cảnh sát Thái gồm 30 người với 3 xuồng máy hàng ngày tuần tra dọc biên giới trên sông dài 17 km.
Không thuyên giảm
Video đang HOT
Tuy nhiên chiến dịch này cũng không thể ngăn cản tình trạng buôn lậu. Khi an ninh trên sông được xiết chặt, những kẻ buôn ma túy vũ trang đến tận răng tìm được lẩn lút trong những cánh rừng, đưa món hàng lậu giá trị rất rất nhiều tiền của chúng trên những chiếc xe ô tô.
Manop cho biết: “Bọn buôn lậu đi theo từng đoàn từ 20 đến 30 người. Chúng thường trang bị rất nhiều vũ khí”.
Đụng độ giữa các băng nhóm ma túy với quân đội và cảnh sát là thường xuyên. Trong một sự kiện xảy ra năm 2012, tám nghi phạm buôn lậu đã bị các lực lượng an ninh tiêu diệt và Manop dự đoán tình hình chỉ có thể ngày càng trở nên “bạo lực hơn”.
Pierre-Arnaud Chouvy, một nhà địa lý tại trung tâm nghiên cứu quốc gia CNRS của Pháp, cho biết ông “không thấy bị thuyết phục bởi hiệu quả” từ các cuộc trấn áp trên sông.
“Chúng tôi có biết một vài trường hợp bắt giữ có giá trị lớn, nhưng chưa có đánh giá thực tế những cuộc tuần tra này đã có hiệu quả như thế nào”. Chouvy nói thêm rằng mạng lưới buôn lậu ma túy có xu hướng quy mô nhỏ và “linh hoạt”, nên rất khó theo dõi.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ về ma túy thì nạn tham những ngay trong lực lượng nhằm bắt buôn lậu ma túy cũng là một thách thức đối với Thái Lan. Paradorn Pattanatabut, Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia, cơ quan giám sát cuộc đấu tranh chống buôn lậu ở Thái Lan, nói rằng có một vài sự thật trong nhận xét đó, nhưng ông thề sẽ “trừng phạt nghiêm” những người bị phát hiện có dính líu.
Sản lượng thuốc phiện hiện chỉ bằng một phần so với đỉnh điểm trong những năm 1970 và 1980, nhưng lượng sản xuất ở Myanmar trong những năm gần đây đã gia tăng, lên đến khoảng 690 tấn năm 2012, tức trên 10% tổng sản lượng của cả thế giới.
Tun Nay Soe, cán bộ tại Văn phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tại Bangkok, nói rằng mức độ sản xuất cả methamphetamine và thuốc phiện là “đáng báo động” tại khu vực Tam giác vàng.
“Tôi muốn nói rằng đây vẫn là trung tâm của nạn buôn bán và sản xuất ma túy của khu vực”, ông nhận xét.
Hậu quả nhãn tiền
Chỉ riêng ở Thái Lan, UNODC dự đoán có đến khoảng 48.000 con nghiện heroin và khoảng 600.000 người sử dụng “thuốc điên”.
Nisanart Trirat, nữ nhân viên hoạt động xã hội tại Klongtoey, khu ổ chuột lớn nhất ở Bangkok, nói rằng: “Bất chấp việc trấn áp ma túy, tình hình vẫn tiếp tục lan tràn”. Bà nhận xét rằng tệ nạn ma túy “chưa bao giờ giảm” trong tất cả các năm bà làm việc với nhóm người nghiện ở khu vực này.
Joon, một người từng nghiện, đã thử hầu như tất cả mọi thứ – keo, valium, cần sa, yaba, đá, heroin – kể từ khi anh ta bắt đầu lạm dụng chất lúc 10 hoặc 11 tuổi, như nhiều bạn hàng xóm của anh ở Bangkok.
“Khi tôi đi vào các khu ổ chuột, sẽ luôn có một số trẻ em chạy ra hỏi “anh trai, muốn gì?”
Joon từng bị tống vào tù vì tội giết người trong một cuộc ẩu đả, và sau đó điều trị tạ một viện cai nghiện methadon ở địa phương. Ở tuổi 35, anh thôi nghiện nhưng đã mắc AIDS.
“Tôi chỉ muốn mẹ tôi cảm thấy hạnh phúc. Đây là cơ hội cuối cùng của đời tôi. Giờ đây tôi đang chờ chết”, Joon tâm sự trước khi bỏ đi theo một người bạn, một người hình như đang trong cơn hít keo.
Theo VNE
Trung Quốc đồn trú trái phép vũ khí ở Trường Sa
Sau khi chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo và bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, Trung Quốc xây dựng kiên cố và đưa quân ra đồn trú.
Trên mỗi đảo chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam đều được trang bị một hoặc hai pháo phòng không tầm thấp nòng kép cỡ nòng 23-25mm.
Các đơn vị quân đội Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp được trang bị khá nhiều vũ khí hiện đại, trong đó, có loại súng cá nhân tiêu chuẩn của các đơn vị quân đội Trung Quốc là súng trường tiến công QBZ-95, ngoài ra còn một số loại cũ hơn như Type-56.
Hải quân đánh bộ Trung Quốc với súng trường QBZ-95, phía dưới thấp là ụ pháo phòng không 23-25mm trên một đảo chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Hầu như đảo nào cũng có sàn đáp cho máy bay trực thăng. Đặc biệt, gần đây xuất hiện một số bức ảnh cho thấy Trung Quốc đã trang bị loại súng phóng lựu chống người nhái DP-65 sao chép của Nga.
Súng phóng lựu chống người nhái sao chép từ DP-65 của Nga (trong ngoặc đỏ) được triển khai tại một đảo chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam.
Đây là loại súng được điều khiển từ xa có tầm bắn khoảng 500 mét, độ sâu hiệu quả 40 mét, mỗi dàn phóng được bố trí 10 ống phóng với 5 ống phóng cỡ nòng 55mm mỗi bên.
Ngoài những vũ khí được đồn trú trên đảo, Hải quân đánh bộ Trung Quốc còn được hỗ trợ từ các phương tiện chiến đấu hạng nặng khác.
Thủy quân lục chiến Trung Quốc với súng trường Type-56, phía xa trên nóc nhà là ụ pháo phòng không.
Xe tăng lội nước Type-62A, đây là loại xe tăng hạng nhẹ dựa trên Type-59 sao chép từ T-55 của Liên Xô. Type-62A được trang bị pháo chính 85mm, súng máy đồng trục 7,62mm, đại liên phòng không 12,7mm.
Xe tăng tăng lội nước Type-63A sử dụng pháo chính 105mm, súng máy đồng trục 7,62mm, đại liên phòng không 12,7mm.
Xe tăng hạng nhẹ Type-62A của Trung Quốc là vũ khí được sử dụng để chi viện hỏa lực cho Thủy quân lục chiến Trung Quốc đồn trú trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Loại xe thiết giáp lội nước hiện đại nhất của Trung Quốc là ZBD-2000, nó được thiết kế với 2 cấu hình khác nhau. ZBD-2000 IFV được trang bị pháo 30mm, cấu hình xe tăng hạng nhẹ được trang bị pháo chính 105mm, cả 2 biến thể đều được trang bị thêm súng máy đồng trục 7,62mm, đại liên phòng không 12,7mm. Một số biến thể còn được trang bị thêm tên lửa chống tăng HJ-73.
ZBD-2000 là loại xe thiết giáp lội nước hiện đại nhất của Trung Quốc. Đây được xem là công cụ đắc lực cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Theo xahoi
Nguy cơ chiến tranh: Hàn Quốc sắm 36 "Kẻ hủy diệt xe tăng" Ngày 17-4, Cơ quan mua sắm quốc phòng (DAPA) của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã công bố quyết định chọn mua phi đội máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache Guardian của Hãng Boeing (Mỹ) để thay thế số máy bay trực thăng cũ của Lục quân. Theo hợp đồng trị giá 1,8 nghìn tỷ won (1,6 tỷ USD), công ty...