Cuộc chiến giữ rừng: Máu đổ giữa rừng xanh
Tiếng cưa máy, tiếng cây rừng đổ, xe cơ giới gầm rú nơi bìa rừng và cả tiếng kêu hoảng loạn của muôn thú… – âm thanh đó không chỉ “làm đau” những người dân bản địa mà như cứa vào tâm can của những người gác rừng ở Quảng Trị…
Có một cuộc chiến đã bắt đầu từ lâu để làm dứt điểm cơn đau đó. Nhưng theo thời gian, cuộc chiến đó vẫn âm ỉ, khôn nguôi. Đáng sợ hơn, khi đó chỉ còn là cuộc chiến của người với người, khi máu đã đổ…
Hung thần trên những tuyến đường vùng cao huyện Đakrông, Hướng Hóa – Ảnh: Nguyễn Phúc
“Mèo” và “mâm cỗ”
Không phải ngẫu nhiên mà ông Lê Văn Quý, Chi cục phó Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Trị lại có sự ví von đắt đỏ đến vậy khi nói về cuộc chiến giữ rừng. Theo ông, “mâm cỗ” ở đây là hơn 230.000 ha rừng (trong đó có 130.000 ha rừng tự nhiên) của tỉnh Quảng Trị, mời gọi những “con mèo” hám lợi, tìm mọi cách lao đầu vào xâu xé. “Con mèo” này tới ăn cỗ được thì nó sẽ rủ đồng bọn đến cùng ăn, chẳng mấy chốc mà đông, mà hết.”- ông Quý lo lắng.
Sống – chết: 50-50
“Cung đường “ưa thích” của xe kính đen là đường vùng Lìa, đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây và nhánh phía Đông… tất cả cùng đổ ra QL 9 để về xuôi. Việc dừng xe kính đen là không hề đơn giản, tài xế xe này sẽ lao thẳng vào lực lượng chức năng. Nếu mình lách sang thì chúng thoát mà đối đầu thì “cả hai cùng chết”… Vì vậy mà có người ví khi kiểm lâm rượt đuổi xe kính đen cũng giống như chấp nhận tham gia vào “đường đua tử thần”, ở đó cái sống và cái chết là 50-50″, một kiểm lâm viên tâm sự.
Rừng ở Quảng Trị vẫn còn nhiều loại gỗ quý, như: gõ, sú, dỗi, chua khét… “Xấu” thì 10 triệu/m3, “đẹp” thì phải trên dưới 20 triệu/m3. Với mức giá đó thì thật khó để ngăn cản những “con mèo” vào rừng. Ví như tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông, vùng đệm của khu giáp 10 xã thuộc H.Đakrông, là nơi đồng bào thiểu số sinh sống, dân trí thấp, kinh tế kém phát triển nên họ chủ yếu sống nhờ rừng. “Họ vào vùng đệm được thì vào vùng lõi được, hạ hết cây gỗ tạp thì hạ tiếp cây cổ thụ là tất nhiên…”- ông Hoàng Ngọc Tiến, Giám đốc Khu BTTN Đakrông cho biết. Ghi nhận tại Hạt kiểm lâm H.Hướng Hóa, vụ vận chuyển gỗ lậu lớn nhất mà cán bộ hạt phát hiện lên đến gần 13m3 (xảy ra vào ngày 3.8.2012) và vụ có giá trị lớn nhất cũng tròm trèm 300 triệu đồng. Những cán bộ có trách nhiệm tại đây thừa nhận rằng tại khu vực Cuôi (xã Hướng Lập) và khu vực Hoong, Cóc (xã Hướng Linh)…là những điểm “ nóng bỏng tay” về khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái phép.
Đáng lo nhất là những “con mèo” rừng nay lại được giật giây bởi những con “mèo chúa” từ miền xuôi lên, ranh ma hơn, táo lợn hơn.
Máy cưa xăng, xe kính đen…
Video đang HOT
Đó được coi là đặc điểm nhận dạng của lâm tặc tại địa bàn Quảng Trị. Ngày nay, khi nhắc về dĩ vãng một thời của lâm tặc người ta vẫn nhớ nhiều đến chiếc cưa lếu (lưỡi cưa to, dài, có cán cầm 2 đầu) bởi đó là công cụ ban sơ để phá rừng. Từ khi máy cưa xăng (chạy động cơ, có lưỡi cưa tự động) ra đời thực sự là một “bước ngoặt” trong “kỹ nghệ” phá rừng… “Giờ đây, dù chỉ có một mình nhưng trong vòng 2 giờ, lâm tặc có thể đốn hạ thân cây có đường kính 60-70 cm mà vẫn còn dư thời gian cắt thân ra thành 2 phách gỗ vuông vắn…”- ông Tiến đưa ra một ví dụ hết sức đáng sợ.
Theo những kiểm lâm viên của Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông thì trước đây 1 máy cưa xăng giá trên chục triệu, nay có hàng Trung Quốc rồi người ta mua đi bán lại, giá chỉ còn 2,3 triệu nên “lâm tặc xoàng” cũng sắm được. Nhiều lâm tặc còn biết chế bộ phận giảm thanh hoặc chỉ hoạt động lúc trời mưa lớn để không ai biết. “Trước đây trâu dùng để kéo gỗ thì nay lâm tặc san đường dùng xe 2 cầu để vận chuyển…”- một kiểm lâm viên ngán ngẩm.
Kinh nghiệm khi lang thang trên những cung đường Hướng Hóa và Đakrông là thấy những chiếc xe kính đen thì phải lập tức tấp vào lề đường rồi… nín thở. Loại xe này được ngụy trang từ loại xe khách 12 hoặc 16 chỗ cũ rích đã được hạ tải, toàn bộ cửa kính ở trên xe đều được dán màu đen bịt bùng. “Lâm tặc tại Quảng Trị dùng loại xe này để vận chuyển gỗ về xuôi. Chỉ cần nổ máy là chúng phóng bạt mạng hòng thoát khỏi sự truy đuổi của cơ quan chức năng”- ông Tống Phước Châu, Trưởng phòng pháp chế (Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Trị) tặc lưỡi.
“Từ năm 2009 đến 8.2012, đã có gần 2.000 vụ vi phạm lâm luật các loại bị lực lượng kiểm lâm phát hiện và hơn 4.000m3 gỗ bị tịch thu. Đáng nói rằng, nếu tính cả những vụ mà lực lượng chức năng không phát hiện được thì con số này sẽ là bao nhiêu?”
Theo TNO
Lạ kỳ chuyện chữa vô sinh bằng cây rừng
Trong khi y học hiện đại vẫn còn "vò đầu bứt tai" trước căn bệnh vô sinh, thì một "bà lang vườn" ở huyện miền núi Hướng Hoá của tỉnh Quảng Trị lại có thể chữa khỏi bệnh này chỉ bằng loại cây rừng - mà bản thân bà cũng không biết gọi tên là gì.
Cũng tại huyện miền núi này, một "ông lang" khác cũng ly kỳ không kém khi có thể chữa một số bệnh liên quan đến buồng trứng phụ nữ với 4 loại cây lấy được ở rừng...
Hồ Văn Bình (30 tuổi), có vợ là Hồ Thị Păng (25 tuổi), ở thôn PgiăngXy, xã Xy, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) cưới nhau đã 10 năm. Sau khi sinh con đầu lòng, vợ anh đã tránh thai bằng thuốc tây. Sau đó vợ chồng anh "thả cửa" để sinh con thứ hai, nhưng "hì hục" mãi từ năm này sang năm khác mà vẫn không có kết quả. Được người quen mách nước, vợ chồng Bình tìm đến nhờ "bà lang" Pỉ Dung chữa trị. Chỉ sau hai tháng và chỉ mất... một triệu đồng bồi dưỡng, vợ Bình mang thai và sinh hạ một bé trai kháu khỉnh. Và tất nhiên, vợ chồng Hồ Văn Bình chỉ là một trong rất nhiều những ví dụ.
Những bài thuốc không tên
Pỉ Dung ở thôn Xi La, xã Xy, huyện Hướng Hoá, năm nay 62 tuổi, người dân tộc Vân Kiều, có tên "Việt" là Hồ Thị Tèn. Bà "luận" về bệnh vô sinh ở phụ nữ: "Phụ nữ không có con thường có triệu chứng quặn đau bụng từng cơn. Thi thoảng xuất hiện tình trạng ra khí hư ở vùng kín. Nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ hiếm có cơ hội sinh nở, trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong". Và bà kê thuốc. Đó là một loại cây mọc trong rừng sâu, có củ gần giống với củ gừng rừng. Tạm thời bà chưa biết tên nó là chi, nên gọi là cây me. Mỗi lần có bệnh nhân, bà Pỉ Dung một mình vào rừng hái lá và đào củ, về trộn đều đun lấy nước, cho uống hằng ngày như uống nước bình thường. Khi nào nước nhạt thì thay xác cây mới. Có thể sử dụng cây me ở hai dạng tươi hoặc khô, tác dụng không thay đổi.
Chân dung bà Pỉ Dung - người phụ nữ tự cho rằng mình có thể chữa khỏi bệnh vô sinh ở nữ giới bằng cây thuốc dân gian.
Liều lượng mỗi lần dùng - theo lời bà Pỉ Dung hướng dẫn - là ba chụm tay thuốc (dùng tay ước lượng thuốc) cho một ấm nước lớn. Kiên trì uống nước thuốc trong vòng hai tháng sẽ khỏi bệnh và có khả năng thụ thai như người bình thường. Tuy không thể giải thích nguyên lý tác động của thuốc, nhưng bà Pỉ Dung khẳng định chắc chắn chữa khỏi đối với những người bệnh mới xuất hiện triệu chứng. Trường hợp phụ nữ đã bị bệnh trong thời gian dài thì khả năng thụ thai thấp hơn.
Hồ Phơi (còn gọi là Vỗ Hùng) ở thôn Kỳ Nơi, xã A Túc, huyện Hướng Hoá, năm nay 80 tuổi, cũng là người Vân Kiều nổi danh với bài thuốc có thể chữa được bệnh liên quan đến buồng trứng ở phụ nữ. Tuy chưa từng trải qua trường lớp đào tạo y học chính quy nào, nhưng Hồ Phơi tỏ ra khá rành rọt về kiến thức ngành y: "Phụ nữ hư buồng trứng biểu hiện ở hơi thở có mùi thối, ra khí hư ở vùng kín. Bụng thường xuyên xuất hiện các cơn sôi và đau râm ran. Dễ nhận biết nhất là nước da người mắc bệnh bị vàng. Cơn đau chỉ kéo dài giây lát rồi tạm lắng, nên nếu không chú ý sẽ khó phát hiện ra bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, về lâu về dài có thể dẫn đến tử vong do buồng trứng bị thối nát hoàn toàn. Đó là chưa kể đến một loạt hệ luỵ tiền thân trầm trọng như mất khả năng làm mẹ, biến chứng thành ung thư...".
Thầy lang Hồ Phơi nổi danh với bài thuốc có thể chữa được bệnh liên quan đến buồng trứng ở phụ nữ
Bật mí về cách chữa bệnh hư buồng trứng mà mình đang sở hữu, ông Hồ Phơi cho hay, bài thuốc gồm 4 loại rễ cây rừng. Vì lý do "bí quyết" nghề nghiệp nên ông khước từ đề nghị nêu tên các vị thuốc này. Thế nhưng, già Hồ Phơi cũng hé lộ cây thuốc thuộc giống thân leo, thường sinh sống cạnh các cây đại thụ. Đặc điểm nổi bật là cây thuốc có nhiều rễ, rễ cây lâu năm có kích thước lớn bằng cổ tay người lớn. Để tìm được những vị thuốc trên, ông Hồ Phơi cho hay phải tự cuốc bộ vào tận rừng sâu giáp đất Lào mới có. Cả đi lẫn về có khi mất tới ba bốn ngày đường.
Để chữa bệnh này, ông Hồ Phơi dùng 4 loại rễ cây nói trên chẻ nhỏ, "sao vàng hạ thổ", rồi đun lấy nước cho người bệnh uống mỗi ngày: "Thông thường chỉ cần uống thuốc trong vòng bảy đến mười ngày sẽ cho tác dụng ngay. Uống nước thuốc liên tục như uống nước chè bình thường vậy, không phải lo lắng xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, thuốc có vị đắng nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, chịu khó nuốt. Ông cha ta nói rồi, thuốc có đắng mới giết được cái bệnh". Bằng cách này, mấy chục năm qua, ông đã chữa lành bệnh cho hàng trăm người dân trong vùng. Nhưng cũng giống như những "ông, bà lang" khác, ông Hồ Phơi không thể lý giải hoạt chất gì chứa trong 4 loại rễ cây rừng giúp chữa khỏi bệnh hư buồng trứng ở phụ nữ.
Một triệu và vài chục ngàn đồng...
Mặc dù nắm giữ bài thuốc quý chữa bệnh vô sinh ở phụ nữ "quý ngàn vàng", nhưng bà Pỉ Dung không bao giờ lấy đó làm cơ hội kiếm tiền. "Mỗi ca chữa bệnh, mẹ chỉ lấy 1 triệu đồng, nhưng mẹ chỉ nhận tiền do chính bệnh nhân mang đến sau khi đã mang thai" - bà Pỉ Dung nói bằng ngôn ngữ bản địa. Nếu trường hợp khỏi bệnh, nhưng người ta không đến đưa tiền thuốc thang thì sao? Bà Pỉ Dung cười lộ hàm răng đen kịt: "Không sao cả, mẹ vẫn vui thôi".
Còn ở thôn Kỳ Nơi, hàng chục năm nay ông Hồ Phơi nổi danh không chỉ mỗi bài thuốc chữa bệnh liên quan buồng trứng, mà còn biết nhiều bài thuốc dân gian khác trị những bệnh phổ biến như: Giang mai, ho lao, sốt rét... Càng khâm phục hơn khi biết rằng, suốt bảy năm giữ chức cán bộ y tế thôn Kỳ Nơi (từ năm 1961 đến năm 1968) già Hồ Phơi đã cứu giúp không biết bao nhiêu trường hợp người bệnh thoát khỏi cái chết: "Ở trên này, do điều kiện y tế khó khăn nên dù bệnh nhẹ thôi, nếu không chữa trị kịp thời cũng dễ dẫn đến việc bệnh nhân tử vong. Hồ Phơi đã có ơn với dân bản lắm, ông là thần y của chúng tôi" - bà Hồ Tèng - người dân thôn Kỳ Nơi - nhận xét. Đặc biệt, già Hồ Phơi không bao giờ lấy tiền công chữa bệnh bất cứ dân bản nào. Đối với người khác thôn, người nơi khác đến ông Hồ Phơi cũng chỉ lấy đúng tiền công đi tìm thuốc, thường chỉ vài chục ngàn đồng.
Về nguồn gốc của những bài thuốc, bà Pỉ Dung kể, cách đây hai mươi năm, bà lấy chồng nhưng không thể có con. Nỗi thèm khát làm mẹ canh cánh từng ngày trong tâm trí người phụ nữ Vân Kiều. Không chịu đầu hàng số phận, ngày ngày bà Pỉ Dung không quản khó khăn tìm gặp tất cả các thầy thuốc trong vùng nhờ chữa bệnh. Một lần sang Lào, bà được một "ông lang" ở bên đó xem bệnh. "Bắt mạch cho mẹ xong, ông lắc đầu nói giờ tuổi tác đã cao nên chịu không chữa được, nếu gặp mặt sớm hơn thì còn có cơ hội" - bà Pỉ Dung nói. Tuy nhiên trước lúc chia tay, "ông lang" ấy đã tặng cho bà Pỉ Dung một bài thuốc quý và hướng dẫn cách dùng để giúp đỡ những phụ nữ có cảnh ngộ tương tự. Bà Pỉ Dung biết "thần dược" từ đó.
Bà Pỉ Dung kể về chuyện chữa bệnh của mình.
Bệnh nhân đầu tiên bà Pỉ Dung áp dụng bài thuốc sau khi học là Hồ Thị Xao - con dâu của mình (chồng bà Pỉ Dung có hai vợ, con dâu này lấy con trai của "vợ bé" chồng bà Pỉ Dung). Pỉ Dung kể khi mới về làm dâu, Xao không thể có thai và xuất hiện triệu chứng đau buồng trứng. Thế là bà Pỉ Dung liền lặn lội vào rừng sâu tìm "thần dược". Chưa đầy ba tháng sau, con dâu bà Pỉ Dung đã có thai, hiện Hồ Thị Xao đã ba lần làm mẹ, sinh nở bình thường và khoẻ đến mức: "Nó sinh xong mươi ngày đã lên rẫy trỉa lúa ào ào như trâu" - bà Pỉ Dung cười ví von.
Với già Hồ Phơi, "duyên phận" đến với ông từ năm 14 tuổi. "Năm đó, bố con già có ơn với một thầy lang và được ông trả ơn bằng bài thuốc chữa buồng trứng" - ông hồi tưởng. Sau khi bố mình qua đời, ông Hồ Phơi trở thành người duy nhất ở Kỳ Nơi nắm giữ bí mật bài thuốc này. Ấy nhưng không phải vì thế mà thầy lang Hồ Phơi "bóp cổ" người bệnh. Người khác làng đến chữa bệnh tại nhà, ông chỉ lấy 100.000 đồng. Hồ Phơi nói 100.000 đồng là tiền công ông thuê xe thồ đi lấy thuốc trong rừng, bởi tuổi già không thể cuốc bộ như thời trai trẻ nữa. Mặt khác, cây thuốc chữa hư buồng trứng khó kiếm phải đi xa nên giá thành mới.. cao như vậy. Đối với các trường hợp nghèo khó, ông Hồ Phơi không những miễn phí hoàn toàn thuốc men, mà còn cho ăn ở tại gia điều trị, đến khi nào khỏi bệnh thì thôi. Ông trải lòng: "Mình đều chung con cháu Bác Hồ, ăn ở với nhau cần cái bụng tốt là quý nhất. Người vùng cao tuy thiếu ăn, thiếu mặc, nhưng trọng tình nghĩa lắm".
Việc "bà lang" Pỉ Dung hay "ông lang" Hồ Phơi chữa khỏi bệnh liên quan đến buồng trứng, vô sinh của phụ nữ, mặc dù không có cơ sở khoa học, nhưng lại được thực tế kiểm chứng suốt mấy chục năm qua. Nếu ngành y tế quan tâm vào cuộc để nghiên cứu thành phần dược lý, biết đâu lại có những gợi ý hay?
Tấm gương sáng
Ông Hồ Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND xã A Túc - nhận xét: "Già Hồ Phơi là một đảng viên tốt, cựu chiến binh ưu tú luôn đi đầu trong mọi hoạt động chính trị- xã hội. Những năm qua, ông đã tham gia chữa bệnh miễn phí giúp người dân trong vùng và thực tế đã cứu chữa thành công nhiều trường hợp bị bệnh. Già Hồ Phơi xứng đáng là tấm gương sáng để con cháu noi theo học tập".
"Tôi chưa nghe thông tin về hai trường hợp này"
Ông Lâm Chí Đức - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) - cho biết, ông chưa nghe thông tin về trường hợp của bà Pỉ Dung ở xã Xy có thể chữa được bệnh vô sinh bằng cây rừng, nên không có nhận xét. Tương tự, ông Đức có biết ông Hồ Phơi với tư cách là cựu cán bộ y tế thôn Kỳ Nơi, chứ không có thông tin về việc ông này có thể chữa khỏi bệnh liên quan đến buồng trứng. Ông Đức cũng khẳng định là cả hai trường hợp này, ngành y tế địa phương chưa cấp phép để họ khám chữa bệnh.
Theo 24h
Đổ xô lên rừng đào bới, thu mua "thần dược" Mấy tháng gần đây, trên địa bàn 2 xã Ninh Vân, Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) xuất hiện những tin đồn về một loại cây rừng có khả năng chữa bệnh nan y. Người bệnh khắp nơi đổ về đây tìm mua loại cây này uống với hy vọng khỏi bệnh. Rễ cây được người dân phơi khô bán với...