Cuộc chiến giành thủ khoa của các đại học hàng đầu Trung Quốc
Để lôi kéo, mời gọi một ứng viên có thành tích xuất sắc tại kỳ thi Cao khảo, hai trường đại học danh giá bậc nhất Trung Quốc không ngại ngần gọi tới số máy của người này ba ngày liên tiếp, bất kể ngày đêm.
Các thí sinh làm bài thi tiếng Anh trong kỳ thi Cao khảo diễn ra vào năm ngoái ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Mạng xã hội Trung Quốc gần đây đang bùng phát một cuộc đấu khẩu nảy lửa, không liên quan đến giới chính trị gia hay người nổi tiếng, mà thay vào đó, ở hai đầu “chiến tuyến” lại là hai ngôi trường đại học danh giá: Bắc Kinh và Thanh Hoa. Họ ganh đua trên tất cả các khía cạnh để đem về cho mình các “quán quân”, là những người đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi vào đại học, còn gọi là cao khảo, đầy căng thẳng.
Tháng 6 hàng năm, sau khi kỳ thi kết thúc và điểm số chuẩn bị được công bố, các trường đại học Trung Quốc nhanh chóng khởi động chương trình tuyển sinh. Họ gọi tới các ứng viên đạt điểm cao, cha mẹ, giáo viên hay cả ban quản lý tại ngôi trường cấp ba mà những người này từng học để thông báo và gửi lời mời. Họ tổ chức các chương trình tham quan ký túc xá nhằm gây ấn tượng để thuyết phục “quán quân” đưa ra quyết định về điểm dừng chân trong những năm đại học.
Theo New York Times, cuộc cạnh tranh nhằm lôi kéo học sinh xuất chúng trong kỳ thi Cao khảo giữa Đại học Thanh Hòa và Đại học Bắc Kinh luôn vô cùng khốc liệt. Năm nay, khi chỉ tiêu tuyển sinh của hai trường xấp xỉ nhau, cuộc chạy đua càng cam go hơn bao giờ hết. Họ thậm chí còn đăng tải trênWeibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, những dòng bình luận ác ý nhằm đả kích đối phương.
Đại học Bắc Kinh là bên châm ngòi khẩu chiến. “Đội ngũ tuyển sinh của ngôi trường nọ đã gọi tới các ứng viên trong danh sách 10 người có điểm số cao nhất tại kỳ thi Cao khảo để rêu rao rằng Đại học Bắc Kinh dối trá và không cho phép sinh viên lựa chọn chuyên ngành yêu thích”, tài khoản mạng xã hội của Đại học Bắc Kinh viết. “Đây là câu trả lời: Đầu tiên, chúng tôi luôn giữ lời. Dựa vào lượng đơn xét tuyển và số sinh viên tại từng khoa, không bao giờ có chuyện nguyện vọng của tân sinh viên không được đáp ứng. Thứ hai, dựa vào những gì chúng tôi chứng kiến suốt 5 năm qua, ngôi trường kia mới là bên thường xuyên phá vỡ lời hứa. Hãy ngừng ngay việc làm phiền sinh viên tương lai của Đại học Bắc Kinh lại”.
“Người anh em à, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu bạn quảng cáo, thậm chí nói quá đôi chút về trường của mình để giúp sinh viên chọn lựa tốt hơn. Nhưng khi bạn quyết định phá luật và dùng tiền để lôi kéo sinh viên, bạn không sợ hành động đó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới những đứa trẻ ư?”, Đại học Thanh Hoa đáp trả bằng một bài viết khác.
Đại học Bắc Kinh lập tức phản pháo, ám chỉ tới việc trường Thanh Hoa từng mời gọi hai ứng viên điểm cao bằng những học bổng hào phóng quá mức. “Hỡi người anh em, trong 5 năm qua, bạn đã dùng khá nhiều tiền của để lôi kéo Tang và Gou rồi nhỉ. Tôi có cần phải kể lại chuyện cũ không? Xin nhắc lại, chúng tôi không dành cơ hội cho những người muốn lợi dụng điểm số để moi tiền”.
Video đang HOT
Cuộc chiến khốc liệt
Thí sinh tại thị trấn Bạc Châu, tỉnh An Huy, vui mừng khi vừa kết thúc kỳ thi đầy căng thẳng. Ảnh: AFP
Hai ngôi trường này sau đó xóa các bài viết trên nhưng trang Ifeng đã nhanh chóng chụp lại và đăng tải tất cả, đẩy vụ việc đi xa hơn, lôi kéo sự quan tâm của dư luận. Nhiều người tỏ ra rất bất bình.
“Với nền giáo dục như thế này, liệu đất nước còn chút hy vọng nào không? Tất cả chỉ vì cái danh hão”, một người dùng mạng xã hội ở Phúc Kiến nhận xét. Bình luận này nhận được nhiều sự đồng tình.
Theo Haiwai Net, một ấn phẩm của People’s Daily, mục tiêu quan trọng hơn cả của Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh là chiêu mộ thật nhiều quán quân để thiết lập điểm chuẩn cao nhất có thể bởi số lượng quán quân mà một trường sở hữu sẽ góp phần quyết định điểm chuẩn của trường đó và gây dựng danh tiếng cho họ.
“Nếu năm nay tất cả các ‘quán quân’ đều gia nhập Đại học Bắc Kinh thì mọi người sẽ tin tưởng rằng đây là ngôi trường tốt nhất nước. Điều tương tự cũng đúng với Đại học Thanh Hoa”, bà Shangguan Caiwei viết trên mục bình luận của tờ Haiwai Net, nêu ví dụ để làm rõ nguyên nhân của cuộc chạy đua giữa các trường đại học.
“Nếu những ứng viên ưu tú bị đối phương lấy mất thì bạn buộc phải hạ điểm chuẩn”, để đạt đủ số sinh viên yêu cầu, bà Shangguan nói. “Một khi điểm chuẩn của bạn thấp hơn đối thủ, bạn đã thua một nửa trong cuộc chiến tuyển sinh. Đây là cái mà chúng tôi gọi là ‘thiên đường và mặt đất chỉ cách nhau gang tấc’”.
Bà Shangguan cũng xác nhận tính chính xác của một số câu chuyện được chia sẻ trên mạng về những mánh khỏe chiêu mộ sinh viên của hai ngôi trường đại học hàng đầu Trung Quốc. Theo đó, trường Thanh Hoa từng mời các ứng viên tới thăm ký túc xá sau đó ngăn họ liên lạc với bên ngoài để đảm bảo rằng những người này sẽ gia nhập trường mình. Hay trong ba tiếng cuối trước khi hết hạn nộp đơn nhập học, nhân viên từ trường Thanh Hoa sẽ liên tục gọi đến trung tâm tuyển sinh của Đại học Bắc Kinh, giả danh sinh viên để đường dây luôn bận.
Trong một cuộc cạnh tranh khác, Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa từng liên tiếp gọi điện tới số của một sinh viên đạt điểm cao đến từ Quảng Đông trong ba ngày liên tiếp để mời gọi. Câu chuyện được đăng lên tờMetropolis Daily. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV cũng đưa tin. Theo báo trên, sau khi Liu Junyan chọn đăng ký vào trường Bắc Kinh, nhân viên tuyển sinh của Đại học Thanh Hoa đã nói với cậu rằng: “Chương trình quản trị kinh doanh ở Đại học Bắc Kinh không có gì tốt. Chương trình của trường Thanh Hoa mới là số một”.
“Tôi có thể hiểu hiểu được hoàn cảnh của những người tuyển sinh. Vì họ phải chịu rất nhiều áp lực từ trường nên đã áp dụng các cách thức không quy chuẩn để lôi kéo sinh viên”, Liu nói. “Nhưng nhà tuyển sinh thật sự nên nâng cao tính kỷ luật và đạo đức bản thân. Đồng thời chính quyền nên cấm việc các trường đại học công kích, bôi nhọ lẫn nhau. Hãy để sinh viên tự cân nhắc và chọn lựa ngôi trường mơ ước của họ”.
Một số nhà phân tích cho rằng sự cạnh tranh trong quá trình tuyển sinh giữa các trường đại học sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội. Theo một bài bình luận trên trang Qianjiang Evening News, chiến lược tuyển sinh của các trường đại học Trung Quốc khắc nghiệt đến mức chúng đã bị đi chệch khỏi mục tiêu ban đầu và không còn phục vụ lợi ích của sinh viên.
Vũ Hoàng
Theo New York Times
Người đàn ông to béo rao bán thân với giá 17,6 tỷ đồng
Người đàn ông này còn quả quyết: "Đúng 5 triệu NDT, tôi sẽ không bớt một xu. Bởi vì tôi xứng đáng với cái giá đó".
Mới đây, tại một con phố đi bộ thuộc quận Cửu Long Pha, thành phố Trùng Khánh (Tây Nam Trung Quốc), một người đàn ông đã đứng cởi trần giữa đường để... rao bán thân với mức giá 5 triệu NDT (khoảng 17,6 tỷ đồng).
Trên cơ thể béo mập của mình, người đàn ông đã dán tờ giấy với dòng chữ: "Tự bán thân để theo đuổi mơ ước". Trên tay anh cầm một tấm bảng ghi chi tiết hơn về nguyện vọng của mình: "Hãy giúp tôi! Tôi cần bán thân để đi du học. Tôi là sinh viên bậc tiến sĩ của Đại học Thanh Hoa. Tôi phải bán thân để có tiền nghiên cứu ở nước ngoài. Giá bán thân là 5 triệu NDT".
Người đàn ông cởi trần giữa phố và rao bán thân 5 triệu NDT (17,6 tỷ đồng).
Thâm chí, trên chiếc hộp các tông mà người đàn ông này đứng, anh cũng tự quảng cáo về bản thân bằng nét chữ được ví như... gà bới: "Cần gấp một người phụ nữ giàu có mua tôi với giá 5 triệu tệ."
Nhiều người đi qua đã tỏ ra ngạc nhiên hơn là thông cảm cho người đàn ông này. Một số người còn trêu đùa và mặc cả về giá tiền nhưng anh không chấp nhận và quả quyết: "Đúng 5 triệu NDT, tôi sẽ không bớt một xu nào đâu. Bởi vì tôi xứng đáng với cái giá đó".
Cận cảnh những tấm biển quảng cáo của người đàn ông kì quặc.
Sau khi những bức ảnh về người đàn ông kì quặc này được đăng lên các trang MXH Trung Quốc, nhiều cư dân mạng đã có những bình luận tiêu cực. Họ nhận xét rằng, anh chàng không đáng giá tới 5 triệu NDT bởi ngoại hình và chữ viết quá xấu.
Các thành viên MXH chia sẻ: "Tôi không quan tâm tới ngoại hình của anh ta, nhưng với chữ viết của anh ta, chưa chắc anh là sinh viên Đại học Thanh Hoa" và "Thanh Hoa ư? Sinh viên từ Mẫu giáo Thanh Hoa phải không?" (Đại học Thanh Hoa là đại học hàng đầu tại Trung Quốc).
Theo_Dân việt
Ngân hàng hạ tầng châu Á: Sức hấp dẫn khó cưỡng thời khủng hoảng Với vốn điều lệ lên tới 100 tỷ USD và cam kết cho vay dễ dàng, Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng đang tạo ra sức hấp dẫn khó cưỡng khi thu hút tới 50 nền kinh tế tham gia, gồm cả những đồng minh quan trọng của Mỹ. AIIB ngày càng có sức hút...