Cuộc chiến giành sự sống tại phòng chăm sóc tích cực trị COVID-19
Trên thế giới, rất nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 rơi vào tình trạng nặng đã được chuyển vào phòng chăm sóc tích cực (ICU). Dưới đây là một số hình ảnh điều trị bệnh nhân tại ICU ở Italia.
Nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 trong ICU tại bệnh viện San Raffaele ở Milan, Italia hôm 27.3. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
Một nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 trong phòng chăm sóc tích cực (ICU) tại bệnh viện Circolo ở Varese, Italia hôm 9.4. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ giơ tay với dòng chữ được viết trên găng tay “Ce la faremo” (“Chúng tôi sẽ làm được”) tại bệnh viện Circolo ở Varese, Italia hôm 9.4. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
Các nhân viên y tế mặc bộ đồ bảo hộ trong khi chuyển một bệnh nhân 18 tuổi mắc COVID-19 tại bệnh viện San Raffaele ở Milan, Italia hôm 27.3. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
Một bệnh nhân COVID-19 nằm tại ICU ở bệnh viện Circolo, Varese, Italia hôm 9.4. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
Video đang HOT
Một bệnh nhân COVID-19 nắm tay nhân viên y tế trong ICU tại bệnh viện Circolo ở Varese, Italia hôm 9.4. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
Một nhân viên y tế đang thăm hỏi tình hình bệnh nhân mắc COVID-19 nằm tại ICU ở bệnh viện Circolo, Varese, Italia hôm 9.4. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ trong khi điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện Casalpalocco, Rome, Italia hôm 24.3. Ảnh: REUTERS/Guglielmo Mangiapane.
Một nhân viên y tế đang điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại ICU ở bệnh viện Oglio Po, Cremona, Italia hôm 19.3. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
Nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân mắc COVID-19 trong ICU ở bệnh viện Casalpalocco, Rome, Italia hôm 24.3. Ảnh: REUTERS/Guglielmo Mangiapane.
Nhân viên y tế khử trùng tay trong ICU tại bệnh viện Circolo, Varese, Italia hôm 9.4. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại ICU ở bệnh viện Circolo, Varese, Italia hôm 9.4. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
Một nhân viên y tế động viên bệnh nhân mắc COVID-19 trong ICU tại bệnh viện San Raffaele ở Milan, Italia hôm 27.3. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
Các nhân viên y tế chụp ảnh kỷ niệm tại ICU chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 ở bệnh viện San Raffaele, Milan, Italia hôm 27.3. Ảnh: REUTERS/Flavio Lo Scalzo.
LÊ THANH HÀ
Ý: 101 bác sĩ tử vong vì Covid-19, bệnh nhân 2 tháng tuổi hồi phục
Giữa lúc nước Ý đón tin vui là một đứa bé 2 tháng tuổi, bệnh nhận Covid-19 nhỏ tuổi nhất, vừa hồi phục và xuất viện thì cũng tại Ý 101 bác sĩ tử vong kể từ khi dịch bùng phát ở nước này vào tháng 2.
Các nhân viên y tế bên cạnh một bệnh nhân Covid-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Circolo ở thành phố Varese, Ý ngày 9.4 . Ảnh Reuters
Trong thông báo ngày 9.4, Hiệp hội y tế Ý FNOMCeO cho biết: "101 bác sĩ đã qua đời vì Covid-19 và con số có thể tiếp tục tăng, bao gồm những bác sĩ nghỉ hưu được chính phủ kêu gọi tham gia cuộc chiến chống lại đại dịch", theo AFP.
Truyền thông Ý ước tính hơn 30 y tá và nhân viên y tế khác cũng đã tử vong vì Covid-19.
Đến nay, Ý ghi nhận hơn 17.000 trường hợp tử vong, cao nhất thế giới, và gần 140.000 ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19.
Viện y tế cộng đồng ISS tại thủ đô Rome ước tính 10% trong tổng số ca nhiễm ở Ý là người làm việc trong lĩnh vực y tế.
"Chúng ta không thể tiếp tục để cho các bác sĩ, nhân viên y tế chiến đấu chống lại Covid-19 nhưng thiếu thiết bị, đồ bảo hộ", chủ tịch FNOMCeO Filippo Anelli nói.
Thông tin về những bác sĩ qua đời vì Covid-19 được đưa ra sau khi một em bé 2 tháng tuổi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất ở Ý, đã vượt qua căn bệnh này và được cho xuất viện cùng với mẹ. Cả hai mẹ con nhập viện ở thành phố Bari vào ngày 18.3.
Châu Âu tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm, tử vong vì Covid-19 gia tăng.
Ở Anh, số ca nhiễm tăng lên hơn 60.000, với hơn 7.000 người tử vong. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã trải qua 3 ngày điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt vì mắc Covid-19 và chính phủ thông báo tình trạng sức khỏe của ông cải thiện.
Bên cạnh đó, Tây Ban Nha và Ý tiếp tục chứng kiến hàng trăm người chết mỗi ngày dù các cơ quan y tế nhận thấy một số dấu hiệu, nhưng chưa thể khẳng định dịch đã đạt đỉnh.
Chính phủ Pháp dự kiến sẽ gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc được áp dụng hôm 17.3 và sắp hết hạn vào ngày 15.4 sau khi tổng số người chết vì Covid-19 tăng vọt lên hơn 10.000, với hơn 83.000 ca nhiễm.
Trong khi đó, một số quốc gia châu Âu như Áo, Đan Mạch, Na Uy, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Slovenia đang cân nhắc khả năng nới lỏng lệnh phong tỏa ngay cả khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đây không phải là thời điểm thích hợp.
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Hoàng gia London (Anh) ước tính các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội có thể giúp giúp ngăn chặn nguy cơ ít nhất 21.000 người chết vì Covid-19 tại 11 quốc gia châu Âu.
Phúc Duy
Bác sĩ Mỹ: 'Là chiến sĩ trong trận chiến chống dịch, tôi cũng sợ' Là những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế không thể để lộ sự sợ hãi, hoang mang của mình để tránh khiến mọi người thêm hoảng loạn. Zing.vn trích dịch bài chia sẻ đăng trên CNN của Prateek Harne - bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Đại học Y khoa SUNY ở Syracuse, New...