Cuộc chiến giành lại vỉa hè: Vỉa hè bị “thất thủ” từ lúc nào?
Từ chỗ người dân chiếm vỉa hè làm nơi kiếm lợi riêng dẫn đến các nhóm lợi ích nhóm liên kết nhau để biến công viên thành khách sạn nhà hàng, chiếm chợ dân sinh, xây trung tâm thương mại tư nhân hóa chỉ còn là quãng ngắn.
Từ chuyện vỉa hè TP.HCM, nhìn lại vỉa hè Hà Nội xưa
Sau hơn một tháng ra quân, cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ tại quận 1 (TP.HCM) đã gây chú ý đối với dư luận cả nước. Nhiều người dân đồng tình với những hoạt động kiên quyết, mạnh mẽ của các cán bộ quản lý. Cũng có một số ý kiến khác cho rằng cần lãnh đạo quận 1 nên thực hiện theo một quy trình thận trọng và chia sẻ nhiều hơn trách nhiệm với bộ máy quản lý cấp phường.
Nhưng trước vấn nạn quản lý lỏng lẻo, tùy tiện kéo dài trong nhiều năm, nếu không có biện pháp kiên quyết, đủ mạnh thì e rằng không thể mạng lại kết quả mong đợi.
Vỉa hè khu phố lớn TP Dublin (Ai len) cũng chỉ láng xi măng và cũng chắp vá, nhưng rất bằng phẳng và gọn gàng, nắp gang đúc các tủ điện ngầm dưới đất,
Trong khi đó, đường đi bộ Nguyễn Huệ -TP.HCM: Thiết kế và thi công kém. (Ảnh: Zing News)
Đó là chuyện vỉa hè quận 1 TP.HCM hôm nay. Còn chuyện vỉa hè Hà Nội thì sao xưa ít người biết: Vỉa hè Hà Nội có từ cuối thế kỷ 19 tại các khu phố Tây (phía Đông và Nam hồ Hoàn Kiếm). Khi xây phố Tây cư dân trong phố cũng phải theo luật Tây nghiêm ngặt, chả thế mà các vị trưởng lão mấy làng ven, khi có lệnh nhập vào Thành phố phải làm đơn “xin cho chúng tôi không phải vào thành phố, được là người nhà quê, vì chưa quyen với những luật lệ hà khắc của Thành phố…”.
Cái luật lệ ấy gồm việc phải xây nhà gạch, cấm sửa nhà mái lá vách đất (dễ cháy), không được vứt rác, thoát nước thải ra vỉa hè, làm mất vệ sinh sẽ bị phạt nặng…
Vỉa hè mới đầu củng chỉ xây gạch bó vỉa, nền đất nhưng cây cối do Thành phố trồng theo thiết kế. Các loại cây cỏ trong vườn cấm chỉ chìa cành, xòe lá ra vỉa hè. Mấy chục năm sống trong những quy định nghiêm ngặt, dân phố Ta cũng theo lệ ấy.
Trong nhận thức của bà con phố Tây, phố Ta từ lâu thấu hiểu rành mạch 2 chữ Chung và Riêng. Ông bà tôi ở nhà trên phố, trong bằng khoán điền thổ (Titre Foncier) có một nét mực đỏ gọi là “chỉ giới đường đỏ” phân vạch rạch ròi, bên trong là sở hữu đất tư, bên ngoài là là đất công: “quốc gia công thổ” – một ranh giới rất thiêng liêng mà không có bất cứ công dân nào dám vượt qua.
Vỉa hè Hà Nội đã được bảo toàn hơn 50 năm lịch sử và nó đảm bảo cho TP phát triển thương mại dân sinh mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Không một viên gạch tư nào xây lấn, không một kệ hàng nào kê ra vỉa hè.
Hàng rong gánh quanh phố thoải mái nhưng ngồi xuống vỉa hè là cảnh sát tuýt còi ngay, bán hàng cũng đứng bán xong rồi đi, không có gánh hàng rong nào bày trên vỉa hè. Hà Nội – Kẻ Chợ phồn vinh bao năm trước đã chứng minh trật tự vỉa hè và kinh tế hàng phố/phố hàng phát triển ngoạn mục .
Video đang HOT
Có thể vỉa hè TP. HCM xưa chắc cũng được quản lý chặt chẽ, sử dụng có trật tự giống Hà Nội. Gần đây không gian vỉa hè các thành phố bị chiếm dụng bừa bãi làm ta xem lại nguyên cơ do đâu?
Kinh tế vỉa hè có là đặc sản?
Những năm chiến tranh phá hoại, vỉa hè bị đào bới làm hầm trú ẩn. Khi bom đạn qua đi thì cái hầm biến thành bể trữ nước, cấp từ đường ống cũ kỹ ốm yếu. Hà Nội muôn vàn khó khăn, nhà cửa chật chội, vỉa hè là nơi bà con dùng để đun bếp lò than, bán nước chè, chữa xe đạp hay đơn giản là kê cái chõng ra nằm ngủ những đêm mất điện, dần dà cả ngày cũng không cất vào. Nhưng những thứ ấy chẳng làm nên nền kinh tế vỉa hè.
Vỉa hè bị lấn chiếm kinh nhất là thời xe máy Trung Quốc tràn lan, thói quyen di chuyển bằng xe máy dưới lòng đường, gếch chân lên mua hàng. Hàng bày trong cửa hàng nay bày ra sát đường, hàng và xe mua hàng bầy đến mức không còn vỉa hè để đi bộ nữa – đó là cuộc lấn chiếm vỉa hè làm kinh tế, gọi tắt là kinh tế vỉa hè.
Vỉa hè Tokyo (Nhật Bản): Các tủ điện xinh xắn để khuất trong bồn cây xanh, vỉa hè lát gạch phẳng phiu.
Trong khi đó, vỉa hè Hà Nội: Đế của trụ điện mới xây để giữa đường, trát áo qua quýt, gạch lát vỉa hè chất lượng thấp thi công rất ẩu: Vừa nguy hiểm cho người đi bộ, vừa mất mỹ quan đường phố.
Mua bán trên hè quen dần tới mức ngại vào chợ vì phải gửi xe, chợ vắng dần thế là có cớ xã hội hóa đầu tư chợ lên đời thành trung tâm thương mại… thế là mất vỉa hè dần dà mất luôn cả chợ, không còn chợ tập trung thì chợ cóc tràn ra vỉa hè lòng đường nhiều hơn tới mức mất cả đường cho xe chạy.
Nhà cửa chật chội, mỗi tối các nhà cất vài cái xe máy vào nhà, rút lên gác xép ngủ. Ban ngày phải đẩy xe ra vỉa hè để lấy chỗ sinh hoạt. Cả số nhà có mấy chục cái xe máy thì vỉa hè không đủ nên bày luôn xuống lòng đường. Hàng hóa bán vỉa hè chưa đủ nay kê thêm bàn ghế, bếp núc thành luôn cái “restaurant street” – cái đặc sản đường phố có cả dự định coi là di sản.
“Nhất cận thị nhị cận giang” – chợ búa và giao thông là 2 yếu tố tương tác để hàng hóa lưu thông thuận tiện. Nhưng thuận tiện có giới hạn chung và riêng. Chiếm cái của chung để thuận cho cái thói quen riêng làm trật tự xã hội đảo lộn.
Từ chỗ người dân chiếm vỉa hè làm nơi kiếm lợi riêng dẫn đến các nhóm lợi ích nhóm liên kết nhau để biến công viên thành khách sạn nhà hàng, chiếm chợ dân sinh, xây trung tâm thương mại tư nhân hóa chỉ còn là quãng ngắn.
Mấy ngày nay chuyện dẹp vỉa hè đang thành chuyện nóng của hai thành phố lớn. Dẫu có đôi chút điều tiếng thì cũng đã thấy cả xã hội đồng tình, đây có phải là lúc cư dân hai thành phố đã chán ghét sự tùy tiện cẩu thả và dần dần quý cái trật tự ngăn nắp.
Giữ trật tự đường phố cũng là giữ trật tự xã hội
Quản lý trật tự đô thị, giành lại không gian vỉa hè mỗi nơi mỗi cách: Trong Nam cần mạnh và nóng thì ngoài Bắc vẫn điềm tĩnh và bền bỉ. Vừa duy trì trật tự kỷ cương vừa lo nơi chốn cất giữ xe máy, ô tô ổn định. Vừa quét vỉa hè sạch sẽ thì cũng lo nơi chợ búa đủ chỗ bán mua.
Đã làm cho vỉa hè quang đãng thì cũng cần chăm chút cho nó sạch đẹp: Thiết kế cẩn thận, thi công kỹ càng, đừng để gạch lát khấp khểnh mục nát, đừng để các tủ điện, trụ nước, tủ viễn thông bừa bãi – những thứ bày đặt tùy tiện cũng là thứ xấu xí, cẩu thả cần dẹp bỏ như bỏ quán xá vỉa hè bừa bãi.
Vỉa hè thành phố Makati-Manila (Philippines): Tòa nhà văn phòng với các tầng để xe, đế tòa nhà là bồn hoa gắn kết với vỉa hè đường phố, biển quảng cáo và tên phố ngăn nắp.
Trong khi đó, vỉa hè Hà nội bằng đá xẻ nguyên khối đắt tiền như thi công khấp khểnh, lối đi cho người khiếm thị đâm vào đầu ô tô.
Giữ cho trật tự đường phố cũng là giữ cho trật tự xã hội, những việc đúng đạo lý, hợp lòng dân thì cách nào bà con cũng ủng hộ. Nhiều ý kiến cho rằng: Muốn giữ được trật tự vỉa hè được bền vững thì cần đối thoại thấu đáo với các nhóm liên quan đến cuộc sống vỉa hè? Đó là với hộ dân mặt phố rằng họ có cam kết giữ vỉa hè phong quang hay không. Với những tổ chức cá nhân kinh doanh khai thác lòng đường vỉa hè xem họ có trả đủ tiền đầu tư GPMB xây dựng không hay chỉ thu lợi lớn mà chỉ trả cho ngân sách một khoản tượng trưng.
Đối với các đơn vị thiết kế thi công quản lý vỉa hè xem họ có chịu bồi thường khi để vỉa hè nham nhở, sử dụng không an toàn và chất lượng thường xuyên xuống cấp.
Tại Tokyo, chính quyền TP này sẽ trả cho công dân 1.000 USD nếu phát hiện ra gạch lát vỉa hè ở đâu có chất lượng kém, bị cập kênh. Vì thế vỉa hè TP rất trơn nhẵn. Chỉ trông vào cái vỉa hè thôi, ta đã cũng đã thấy được đẳng cấp quản trị của một Thành phố.
H5&H6 : Vỉa hè Tokyo (Nhật Bản): Các tủ điện xinh xắn để khuất trong bồn cây xanh, vỉa hè lát gạch phẳng phiu.
Trong khi đó, vỉa hè Hà Nội: Đế của trụ điện mới xây để giữa đường, trát áo qua quýt, gạch lát vỉa hè chất lượng thấp thi công rất ẩu: Vừa nguy hiểm cho người đi bộ, vừa mất mỹ quan đường phố.
Theo Danviet
Ông Đoàn Ngọc Hải từng 20 năm phụ mẹ bán hàng rong ở quận 1
Ông Đoàn Ngọc Hải vẫn nhớ như in những kỷ niệm trong khoảng thời gian 20 năm phụ mẹ bán hàng rong ở vỉa hè quận 1.
Ông Đoàn Ngọc Hải trong cuộc họp toàn thành phố về công tác lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè hôm 1.3.
Sau gần 1 tháng dẫn đầu đoàn công tác lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND quận 1 (Q.1) đã tạo nên "cơn lốc" được nhắc tới liên tục, lan truyền sang nhiều địa phương khác. Với sự quyết đoán và mạnh mẽ khi trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường, ông Hải được số đông người dân ủng hộ nhưng bên cạnh đó cũng có một tỉ lệ nhất định chưa đồng tình với cách làm này.
Theo một khảo sát với gần 6.000 người, hơn 80% người được khảo sát cho biết họ đồng tình với cách làm của chính quyền Q.1 mà cụ thể hơn là ông Đoàn Ngọc Hải trong "cuộc chiến giành lại vỉa hè".
Liên quan tới "chiến dịch" lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè nói trên, PV đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Ngọc Hải vào sáng 4.3. Theo đó, ông Hải đã chia sẻ sự cảm thông với những người bán hàng rong, nhưng khẳng định sẽ không chùn bước để trả lại những cung đường, vỉa hè thông thoáng cho người dân.
Chia sẻ với PV, ông Hải cho biết, hồi ông còn nhỏ, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Khoảng năm 1981 (khi ông 12 tuổi), mẹ ông phải bỏ nghề giáo viên để đi bán hàng rong trên vỉa hè đường Lê Duẩn - Mặc Đĩnh Chi (Q.1), còn cha của ông lúc bấy giờ đang làm công nhân.
Đến thời điểm hiện tại, khi đã trở thành Phó Chủ tịch UBND Q.1, ông vẫn nhớ như in những kỷ niệm khó quên trong khoảng thời gian 20 năm phụ mẹ bán hàng rong, trong đó không thể thiếu hình ảnh những lúc gánh hàng rong chạy trốn lực lượng chức năng.
"Bán hàng rong ở vỉa hè đường Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi, mẹ tôi bị công an nhắc nhở liên tục nên sau một thời gian phải chuyển sang đường Đồng Khởi, đối diện rạp Eden", ông Hải kể.
"Từ quá khứ của mình, tôi rất hiểu và chia sẻ với bà con cô bác nghèo, phải đi bán hàng rong. Do đó, song song với công tác nhắc nhở, xử phạt những người lấn chiếm vỉa hè, chúng tôi đã có đề án bố trí cho bà con bán hàng rong tại một số vỉa hè, công viên với sự quản lý chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự,... Dự kiến tuần sau, UBND Thành phố sẽ chấp nhận về mặt chủ trương", ông Hải nói.
Ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định sẽ "lấy lại" vỉa hè cho người đi bộ tại Q.1, TP.HCM.
Về câu hỏi: "Có những luồng ý kiến trái chiều liên quan tới việc làm của ông trong thời gian vừa qua, ông có suy nghĩ gì?", ông Hải cho biết: Nếu vấn đề là xử phạt hành chính về đất đai thì phải theo luật xử phạt vi phạm hành chính chứ không thể đập ngay nhà xây trái phép. Điều này hoàn toàn khác với công việc mà ông đang làm, đó là đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
"Chúng tôi thực hiện theo luật giao thông đường bộ, xử lý ngay tất cả các hành vi, vật dụng, công trình xây dựng trái phép gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Luật giao thông đường bộ là luật chuyên ngành, được ưu tiên áp dụng", ông Hải nói.
"Nhân dân đang ủng hộ, đang kỳ vọng, đang trông chờ vào chính quyền mà tôi chùn bước thì có còn xứng đáng là người cán bộ, Đảng viên nữa hay không? Không một ai, không một tổ chức nào có quyền đứng trên luật pháp! Tôi vẫn tiếp tục làm mạnh, làm liên tục và làm quyết liệt hơn nữa để "lấy lại" vỉa hè cho người đi bộ, góp phần giảm tai nạn giao thông, tạo nên sự thông thoáng và đảm bảo văn minh, trật tự đô thị", ông Hải khẳng định.
Về câu hỏi: "Thời gian qua, ông có nhận phải những lời đe dọa nào hay không?", ông Hải cho biết: "Rất phức tạp, rất căng thẳng, có đụng chạm, nhưng làm việc để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân thì tôi chẳng biết sợ!".
Theo Danviet
Phạt 25 triệu đồng nhà hàng cho khách để xe trên vỉa hè Sau đợt ra quân "đòi" lại vỉa hè của quận 1, hàng loạt các quận huyện khác trên địa bàn TPHCM cũng bắt đầu huy động lực lượng dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Trong đó quận Thủ Đức và Bình Thạnh cũng làm mạnh tại "phố ăn nhậu" Phạm Văn Đồng. Tối 28/2, lực lượng quản lý trật tự đô...