Cuộc chiến giành khẩu trang khi Berlin ngày càng nghi ngờ TT Trump
Theo quan chức thành phố Berlin, không có nghi ngờ gì chuyện ai đứng đằng sau – chính là Amis (tiếng lóng người Đức gọi người Mỹ) là thủ phạm.
Cuối tuần trước tại Bangkok, một container với hàng nghìn khẩu trang đang chuẩn bị vận chuyển đến Berlin, Đức, bị chuyển hướng sang nơi khác vào phút chót.
Theo quan chức thành phố Berlin, không có nghi ngờ gì chuyện ai đứng đằng sau: chính là Amis (tiếng lóng người Đức gọi người Mỹ) là thủ phạm. Và không phải người Mỹ nào khác, Tổng thống Trump chính là thủ phạm, theo Politico.
“Hành động của tổng thống Mỹ không chỉ phản bội sự đoàn kết, mà còn vô nhân đạo và vô trách nhiệm”, Thị trưởng Berlin Michael Mller chỉ trích trên Twitter.
Tổng thống Mỹ Donald Trump là đối tượng mà Berlin cho là “thủ phạm”. Ảnh: AP.
Ông Andreas Geisel, Bộ trưởng Nội vụ Berlin, thậm chí cáo buộc Mỹ đã “tịch thu” những chiếc khẩu trang ở Thái Lan.
Nếu trước đại dịch, người Đức không tin tưởng ông Trump thì cuộc khủng hoảng này cho họ thấy ông không chỉ không đáng tin, mà còn nguy hiểm.
Khăng khăng với lý tưởng “nước Mỹ trên hết”, ông Trump khiến cho các quốc gia khác và công dân của họ gặp nguy hiểm.
“Cướp biển thời hiện đại”
“Đây không phải là lúc người mạnh nhất sẽ thắng mà là lúc cần đoàn kết và hợp tác”, ông Norbert Rttgen, Chủ tịch ủy ban đối ngoại quốc hội và là ứng cử viên kế nhiệm thủ tướng Angela Merkel, nói.
Ngay cả khi Washington cố gắng làm sáng tỏ câu chuyện này (và một câu chuyện tương tự liên quan đến khẩu trang được Pháp đặt hàng vào tuần trước), điều này rất khó khăn vì những gì Berlin cáo buộc nghe có vẻ như thứ ông Trump sẽ làm.
Người Đức vẫn tức giận trước việc ông Trump vào tháng trước âm thầm giành quyền tiếp cận vắc-xin Covid-19 đang được phát triển ở Đức.
“Chúng tôi coi hành động này là cướp biển thời hiện đại”, ông Keith Geisel nói với tờ Tagesspiegel vào hôm 3/4. “Đây không phải là cách để đối xử với các đối tác xuyên Đại Tây Dương. Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu, chúng ta không nên sử dụng chiến thuật của miền Tây hoang dã”.
Tuy nhiên, lần này, chính Berlin đã hành động trước khi xem xét kỹ.
Không chỉ không có bằng chứng cho thấy Mỹ đã tịch thu khẩu trang ở Thái Lan, cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy lô hàng được đề cập trên được chuyển đến Mỹ.
Các quan chức Mỹ nói với Politico rằng họ không có thông tin về bất kỳ lô hàng khẩu trang nào của Đức ở Bangkok được chuyển đến Mỹ. Họ chỉ ra rằng hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ. Khẩu trang và các thiết bị khác bị tranh giành quyết liệt.
Các bang và thành phố của Mỹ cũng cạnh tranh nguồn cung với nhau như máy thở. Quy trình này được Thống đốc New York Andrew Cuomo gọi là “như mua hàng trên eBay”.
Với nhu cầu của Mỹ, 200.000 khẩu trang của Berlin dường như không đủ để nước này gây sự.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters.
“Mỹ đang tăng đáng kể việc sản xuất nguyên liệu trong nước trong khi làm việc thông qua các kênh thích hợp để mua nguồn cung dư thừa từ các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu”, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Đức cho biết.
Sự thật mơ hồ
Berlin không tin điều này. “Sự thật là chúng tôi đã đặt hàng 200.000 khẩu trang. Chúng tôi đã trả tiền và nó đang trên đường đến Berlin”, ông Geisel, người giám sát lực lượng cảnh sát Berlin, cho biết hôm 6/4.
Ông Geisel nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng ông không có lời nào muốn sửa lại. Ngay cả bà Merkel cũng không tin Washington.
“Đối với tôi, tìm ra sự thật rất quan trọng”, bà nói trong một cuộc họp báo hôm 6/4. “Chúng tôi có những tuyên bố mâu thuẫn ngoài kia, nhưng tôi nghĩ có thể làm rõ chúng”.
Cho đến nay, điều này khá khó khăn.
Chúng ta chỉ biết là cảnh sát Berlin đã đặt hàng ít nhất 200.000 khẩu trang FFP-2, loại khẩu trang bảo vệ tốt hơn so với khẩu trang phẫu thuật thông thường, từ một nhà cung cấp y tế Đức. Nhà cung cấp các quan chức Berlin chưa nêu tên này đã đặt hàng khẩu trang ở châu Á.
Khi những chiếc khẩu trang đã được trả tiền trước sắp được gửi từ Bangkok đến Đức, đơn đặt hàng đã được chuyển hướng đến Mỹ, theo Martin Pallgen, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Berlin.
Tuy nhiên, ông Pallgen và các quan chức Berlin đang dựa vào thông tin được cung cấp bởi nhà cung cấp giấu tên. Nhà cung cấp này nói với sở cảnh sát thành phố Berlin rằng những chiếc khẩu trang đã được chuyển hướng do “chỉ thị của Mỹ”.
Lời giải thích này có vẻ đúng sau khi ông Trump tuần trước dùng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng chống với công ty 3M, nhà sản xuất khẩu trang hàng đầu của Mỹ. Đạo luật này buộc công ty cung cấp thêm khẩu trang cho thị trường Mỹ. Công ty 3M sản xuất nhiều khẩu trang của mình ở châu Á.
Vấn đề là 3M nói rằng họ không có bất kỳ đơn đặt hàng nào từ Berlin. Và Mỹ đã nhấn mạnh vào hôm 6/4 rằng họ không thực hiện bất kỳ hành động nào “để chuyển hướng khẩu trang 3M sản xuất cho Đức”.
Một loại khẩu trang của công ty 3M. Ảnh: Reuters.
Nói cách khác, vì đơn hàng của thành phố Berlin không đến từ 3M, nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi chỉ thị của ông Trump.
Berlin nói rằng họ chưa bao giờ tuyên bố 3M có liên quan (Berlin cho rằng “truyền thông” đã làm vậy) và không biết ai là nhà sản xuất của lô hàng khẩu trang trên.
Nói cách khác, người Berlin đang hành xử như Tổng thống Trump và không nói sự thật.
“Cho dù chúng bị tịch thu hoặc đơn hàng bị hủy bỏ hoặc ai đó mang theo một chiếc vali chứa đầy tiền mặt và chuyển lô hàng đến Mỹ, khẩu trang của chúng tôi đã đến Mỹ”, ông Geisel nói và không cung cấp thêm thông tin chi tiết hoặc bằng chứng.
Tuy nhiên, không phải tất cả tin tức đều xấu với Berlin. Hôm 6/4, thành phố cho biết sẽ giám sát một lô hàng mới cho cảnh sát của mình từ Trung Quốc.
Những tang lễ 5 phút ở Tây Ban Nha giữa thời dịch bệnh. Video cho thấy quá trình tổ chức một tang lễ chưa đầy 5 phút ở Tây Ban Nha. Người chịu tang sẽ đứng cách xa nhau, không có điếu văn, không chôn cất công khai.
Như Trần
Cắt tóc miễn phí cho cảnh sát giữa vòng phong tỏa
Du Zeyu cùng đồng nghiệp mang đồ nghề đến cắt tóc miễn phí cho cảnh sát huyện Diêm Đình, Tứ Xuyên khi các salon đóng cửa vì virus corona.
Khắp Trung Quốc, cuộc sống vẫn chưa thể trở lại bình thường khi nhiều cửa hàng, doanh nghiệp vẫn đóng cửa nhiều tuần sau kỳ nghỉ Tết, do lệnh phong tỏa nhằm ngăn dịch viêm phổi corona (Covid-19) lây lan. Để đảm bảo an toàn, chính quyền nhiều địa phương yêu cầu người dân không ra ngoài.
Salon của nhà tạo mẫu tóc Du Zeyu ở huyện Diêm Đình, tỉnh Tứ Xuyên thường đông nghịt khách tới làm đẹp trước Tết. Tuy nhiên, năm nay, tất cả salon nơi anh sinh sống đều đã đóng cửa từ ngày 21/1, sau khi ca nhiễm virus corona đầu tiên được ghi nhận tại tỉnh này.
"Chúng tôi đã tính đến chuyện mở cửa salon để quay lại làm việc, nhưng cần đặt sức khỏe và an toàn của khách hàng cũng như bản thân lên trước hết", Du nói.
Trong hoàn cảnh đó, nhà tạo mẫu 43 tuổi quyết định cùng hai đồng nghiệp khác đeo khẩu trang, mang đồ nghề đến trụ sở công an huyện Diêm Đình hôm 11/2 và cắt tóc miễn phí cho 30 cảnh sát.
"Chúng tôi đã cắt tóc cho họ trong phòng họp ở trụ sở công an huyện, vì thế không có gương", Du nói. "Chúng tôi có thể không cắt được đẹp nhất, nhưng họ rất cảm kích và hài lòng với những kiểu đầu mới".
Nhà tạo mẫu tóc Du Zeyu cắt tóc miễn phí cho cảnh sát ở tỉnh tây nam Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Tết thường là khoảng thời gian bận rộn với cảnh sát ở Trung Quốc, kể cả khi không có dịch bệnh, vì hàng triệu người đổ về quê đoàn tụ với gia đình. Du cho hay nhiều cảnh sát đã rất lâu không cắt tóc. Anh cũng lên kế hoạch cắt tóc miễn phí cho những người khác có nhu cầu, miễn là không có ca nhiễm bệnh nào trong khu vực của họ.
Trong khi đó, tại tỉnh Giang Tây, cô giáo dạy môn khoa học Liao Xiaolan, 40 tuổi, bị mắc kẹt ở quê nhà xa xôi. Khi dịch bệnh trở nên nghiêm trọng, giới chức quê nhà Giang Tây và cả Chiết Giang, nơi Liao sinh sống, yêu cầu mọi người không di chuyển, khiến cô bị kẹt lại ở ngôi làng nhỏ trên núi, nơi cha mẹ cô là những cư dân duy nhất.
Tuy nhiên, ngôi trường cấp hai mà cô dạy ở Hàng Châu đang khuyến khích học sinh trở lại lớp và tuần trước, các giáo viên được hướng dẫn dạy học từ xa qua mạng.
Liao quyết tâm tham gia, dù cô gặp khó khăn về công nghệ. Cô và bố mẹ đã mất nguyên một ngày để tìm địa điểm có tín hiệu điện thoại ổn định nhất trong vùng. Sau đó, Liao và chồng lắp đặt cột thu phát tín hiệu tự chế bằng cột tre và ăng-ten.
Thứ hai hàng tuần, cô ngồi trên ghế tre, sử dụng laptop và bộ thu phát tín hiệu để giảng bài trực tuyến cho học sinh. "Mọi thứ bây giờ đã tốt đẹp như dự kiến", cô nói. "Học sinh có thể quay lại học tập. Tôi rất nhẹ nhõm".
Liao Xiaolan dạy học qua mạng tại một địa điểm gần nhà bố mẹ ở tỉnh Giang Tây. Ảnh: SCMP
Những người Trung Quốc khác cũng cố gắng làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ cộng đồng. Shen Weihong, 47 tuổi, người làm việc ở một trại dưỡng lão tại Chiết Giang, cảm thấy cần phải hành động khi cô nhìn thấy một thông báo từ ngân hàng máu kêu gọi mọi người hiến máu.
Lần gần nhất Shen hiến máu là từ 6 tháng trước và hôm 12/2 là ngày đầu tiên cô hiến máu trở lại.
"Tôi không thể lưỡng lự sau khi nhìn thấy thông báo", Shen nói. "Tôi đã không nói cho chồng biết chuyện này, nếu không anh ấy sẽ lo lắng cho tôi. Anh ấy nói rằng tôi không đủ khỏe trong khoảng thời gian đáng sợ này".
Dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đến nay đã làm hơn 1.770 người tử vong, hơn 71.000 người lây nhiễm. Hơn 1.100 ca nhiễm đã được ghi nhận tại Chiết Giang và dù số ca nhiễm mới đã giảm vào tuần qua, người dân vẫn ở trong tình trạng cảnh giác cao. Hơn 11.000 người đang được theo dõi trong bệnh viện, nhiều người khác tự cách ly tại nhà.
Shen đã hiến máu 12 lần, kể từ năm 2015. "Tôi nhất định sẽ làm điều đó khi có rất ít người hiến máu", cô nói.
Anh Ngọc
Theo Theo SCMP/VNE
Du học sinh đem 15.000 khẩu trang sang Trung Quốc 'tặng những người cần' Trở lại trường đại học ở Quảng Đông trong mùa dịch COVID-19, nam sinh viên Kenjebaev Murodjon đã mang theo 15.000 chiếc khẩu trang để tặng những người cần. Nam sinh viên Kenjebaev Murodjon đã mang theo từ nhà 15.000 chiếc khẩu trang để tặng những người cần tại Trung Quốc - Ảnh cắt từ clip Trong đoạn video đăng trên tài khoản...