‘Cuộc chiến’ giành đàn bò bằng giám định ADN
Kháng cáo đòi quyền sở hữu 4 con bò từ ông Hữu song ông Tình tiếp tục thất bại khi tòa phúc thẩm căn cứ kết quả giám định ADN, giữ y án sơ thẩm.
Ngày 11/12, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên phúc thẩm vụ án Tranh chấp quyền sở hữu tài sản giữa ông Tình, trú xã Thạch Xuân và ông Hữu, trú xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà).
Theo bản án, ông Hữu nuôi 9 con bò, thả tại khu vực đồi Đá Dóc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn. Hàng ngày, ông lên đồi mở trại thả bò đi ăn, đến tối lùa về, hoặc bò tự vào chuồng. Chiều 7/5, ông Hữu phát hiện mất 3 con, gồm hai con bò cái, trong đó một con mang thai sắp đẻ, cùng một con bê đực. Ông tìm kiếm nhiều nơi song không có kết quả.
Khoảng 15h ngày 12/5, con trai ông Hữu đi tìm vật nuôi ở xã Thạch Xuân, nhận ra ba con bò của gia đình đang ăn cỏ cùng đàn bò của gia đình ông Tình.
Khi bố con ông Hữu đến hỏi, ông Tình cho hay gia đình có 23 con bò thả nuôi trong trang trại thuộc khu vực Hồ Kẻ Gỗ, xã Thạch Xuân. Ngày 11/2, ông lên thăm bò phát hiện mất hai con bò cái, trong đó một con đang mang thai. Cuối tháng 3, con trai ông đi tìm được 3 con bò thất lạc tại một nhà hộ dân trong huyện, lúc này bò mẹ đã sinh thêm bê nên lùa về.
Video đang HOT
Sự việc khiến hai lão nông to tiếng, căng thẳng. Ông Hữu trình báo công an xã Lưu Vĩnh Sơn và xã Thạch Xuân; đồng thời làm đơn khởi kiện ông Tình lên TAND huyện Thạch Hà, yêu cầu trả lại đàn bò.
Trong quá trình thụ lý hồ sơ, một bò cái thuộc diện tranh chấp sinh thêm con vào tháng 6. Nhà chức trách định giá 4 con bò khoảng 40 triệu đồng. Nhiều lần tổ chức hòa giải song bất thành, tòa đề nghị trước khi xét xử phải đưa đi xét nghiệm ADN, trưng cầu giám định huyết thống của một con bò cái đang tranh chấp với con bò liên quan (gồm bò của gia đình ông Hữu và bò mà ông Tình đang nuôi trong đàn). Kết quả, con bò mẹ thứ nhất đang tranh chấp có mối quan hệ huyết thống mẹ con với một con bò mà ông Hữu đang nuôi.
Tại phiên xử sơ thẩm mở ngày 18/8, TAND huyện Thạch Hà căn cứ kết quả xét nghiệm huyết thống, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hữu, buộc ông Tình trả 4 con bò cùng 7,3 triệu đồng chi phí giám định cho nguyên đơn. Ông Tình được hưởng một nửa giá trị con bê thứ 4 do được xác định chăm sóc tốt. Ông Hữu phải thanh toán cho ông Tình gần 3,5 triệu đồng, bao gồm tiền công chăm sóc trong 97 ngày và tiền nửa con bê.
Không chấp nhận giao lại đàn bò, ông Tình chống án. Lão nông cho rằng kết quả giám định ADN giữa các con bò liên quan là không chính xác, muốn đòi lại công bằng.
Tại phiên xử phúc thẩm, ông Tình tiếp tục bày tỏ quan điểm không tin tưởng vào kết quả giám định huyết thống của tòa sơ thẩm, khẳng định 4 con bò đang tranh chấp là gia đình mình nuôi từ lâu. Ông Hữu kiệm lời, bình tĩnh đứng khoanh tay nói “không giải thích nhiều”, tin tưởng vào phán quyết của tòa.
Sau khi đánh giá lời khai của đương sự và nhân chứng, chủ tọa khẳng định việc ông Hữu mất bò là có thật, khi bị mất và tìm thấy vật nuôi đều thông báo cụ thể với chính quyền địa phương. Những chi tiết đặc trưng của từng con vật được phản ánh phù hợp với lời khai của người làm chứng và biên bản thẩm định.
Đối với ông Tình, tòa cho rằng khi mất bò ông không thông báo cho nhà chức trách mà chỉ các thành viên trong gia đình và một vài hàng xóm biết. Các đặc điểm nhận dạng đàn bò được nêu ra không có tính thống nhất và cụ thể.
Tòa khẳng định kết quả giám định ADN từ phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào động vật (Viện Chăn nuôi Việt Nam) từ tòa sơ thẩm là chính xác, không cần xét nghiệm lại. Việc ông Tình nói kết quả sai là không có căn cứ.
HĐXX không chấp nhận nội dung kháng cáo của ông Tình, giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm, buộc trả lại đàn bò cho ông Hữu.
* Tên các nhân vật đã thay đổi
Khởi tố người mẹ vứt con sơ sinh ở ruộng
Sau khi sinh con gái, Hảo vứt cháu bé ở ruộng gần nhà. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Chiều 20/10, Công an huyện Đông Hưng, Thái Bình, cho biết cơ quan điều tra đã khởi tố Phạm Thị Hảo (26 tuổi) về tội Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Bị can được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
Hảo khai sáng 26/7, bị can giấu người thân, tự sinh bé gái (là con thứ 4) trong nhà vệ sinh rồi mang đứa trẻ vứt ở ruộng khoai.
Gần trưa hôm đó, bố mẹ chồng của Hảo phát hiện cháu bé sơ sinh còn nguyên dây rốn giữa cánh đồng nên đưa nạn nhân đi cấp cứu. Sau 20 ngày nằm viện, bé gái qua đời do nhiễm trùng nặng.
Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu hình sự, cảnh sát khởi tố vụ án và triệu tập Hảo đến làm việc. Tuy nhiên, người này không thừa nhận các cáo buộc.
Trung tuần tháng 10, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an có kết quả giám định ADN cho thấy Hảo là mẹ đẻ của nạn nhân. Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, tiếp tục làm rõ nguyên nhân Hảo vứt bỏ con đẻ.
Theo Điều 124 Bộ luật Hình sự, người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 7 ngày tuổi, dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Những bi kịch mang tên ADN: Khi cơn cuồng ghen lấn át lòng tin Vô tình phát hiện tin nhắn chuyển tiền trong điện thoại của vợ, Quách Văn Nam (sinh năm 1989, thường trú tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) nghi ngờ vợ có người tình riêng, và nghi luôn bé trai là con của người đàn ông khác. Trong một phút thiếu kiềm chế, Nam đã dùng dao sát hại cả vợ lẫn...