Cuộc chiến dầu mỏ chống Nga đang mất dần động lực
Theo một báo cáo mới, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã tăng trở lại vào tháng 3 và tháng 4, đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2022.
Doanh thu dầu của Nga phục hồi
Tàu chở dầu nằm ở vùng biển gần Ceuta, Tây Ban Nha đang vận chuyển dầu thô từ Nga tới thị trường châu Á. Ảnh: Getty Images
Theo kênh CNBC, phân tích do Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) ở Phần Lan công bố ngày 24/5 cho thấy doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Nga đã phục hồi so với mức đạt được vào tháng 1 và tháng 2.
Phân tích cho thấy gần đây, Nga đã có thể tăng trở lại thu nhập từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch bất chấp bị phương Tây áp đặt đặt lệnh cấm nhập khẩu và mức trần giá dầu.
Thông tin trên xuất hiện chưa đầy một tuần sau khi các nhà lãnh đạo Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima (Nhật Bản) với nhận định rằng giá trần áp với các sản phẩm dầu mỏ và dầu mỏ của Nga đang phát huy tác dụng, doanh thu của Nga giảm, giá dầu mỏ và khí đốt giảm đang mang lại lợi ích cho các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, các nhà phân tích năng lượng tại CREA cho rằng việc phương Tây không thể điều chỉnh trần giá và thực thi chính sách này đã khiến các biện pháp trừng phạt mất động lực, tính toàn vẹn và độ tin cậy.
Ông Lauri Myllyvirta, nhà phân tích CREA và đồng tác giả của báo cáo trên, cho biết: “EU đã thất bại trong cam kết xem xét lại mức giá trần hai tháng một lần để đảm bảo rằng giá trần luôn thấp hơn giá thị trường trung bình. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy quá trình thực thi không hiệu quả”.
Vào đầu năm 2023, dữ liệu cho thấy doanh thu của Nga từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch đã giảm trong tháng 12/2022. Điều này dường như nhấn mạnh hiệu quả của các biện pháp nhằm vào doanh thu dầu mỏ của Nga và làm dấy lên những lời kêu gọi về các biện pháp thậm chí còn cứng rắn hơn để giúp Ukraine thắng thế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những kết luận mới nhất của CREA cho thấy doanh thu từ thuế dầu mỏ của Nga trong tháng 4 đã tăng 6% so với tháng trước nhờ doanh thu xuất khẩu tăng trong tháng 3.
Trước đó, doanh thu của Nga thấp hơn đáng kể so với mức được ghi nhận vào tháng 4/2022, khi giá dầu tăng vọt.
Theo báo cáo, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 3 tăng đã giúp thu thuế khai thác khoáng sản của Nga trong tháng 4 phục hồi 5% so với tháng trước và dự kiến mức tăng thậm chí còn lớn hơn vào tháng 5.
Điều đó có nghĩa là sau khi chạm đáy vào đầu năm 2023, nguồn thu từ thuế dầu mỏ của Nga đã phục hồi nhờ doanh số tăng lên.
Ông Isaac Levi, nhà phân tích năng lượng tại CREA, nhận định: “Doanh thu thuế của Điện Kremlin liên quan chặt chẽ tới giá dầu thô của Nga, cho thấy tầm quan trọng của biện pháp áp trần giá dầu. Nga cũng đang thay đổi chế độ thuế để giảm bớt tác động của giá trần. Trừ khi phương Tây hành động để hạ thấp mức trần giá và giải quyết vấn đề thực thi, nếu không những thay đổi cơ cấu thuế dầu của Nga sẽ khiến giá dầu thô Nga tiến sát hơn mức chuẩn quốc tế, dẫn đến doanh thu từ dầu của Nga phục hồi hơn và cho thấy thất bại tổng thể của hệ thống trần giá”.
Phân tích của CREA cho biết kể từ khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh cấm nhập khẩu và khi G7 áp mức giá trần với dầu Nga, Nga đã kiếm được khoảng 58 tỷ ero từ xuất khẩu dầu vận chuyển bằng đường biển.
Phần lớn trong số đó được vận chuyển trên các tàu chở dầu do châu Âu sở hữu hoặc bảo hiểm. CREA cho biết doanh thu của Nga có thể bị cắt giảm thêm 22 tỷ euro nếu giá trần dầu thô giảm xuống 30 USD/thùng và giá trần của các sản phẩm dầu được thay đổi tương ứng.
Mục tiêu của trần giá
Toàn cảnh cơ sở lọc dầu ở giếng dầu Vankorskoye thuộc vùng Krasnoyarsk, Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN
Trước đó, G7, Australia và EU đã áp dụng mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu của Nga từ ngày 5/12/2022. Động thái này diễn ra cùng với động thái của EU và Anh nhằm áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển.
Kết hợp lại, các biện pháp này nhằm cắt giảm doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Vào tháng 2, các nước phương Tây tiếp tục áp trần giá 100 USD/thùng với các sản phẩm xăng dầu của Nga như dầu diesel và mức trần 45 USD/thùng với các sản phẩm dầu mỏ của Nga như dầu mazut.
Mục đích của chính sách trần giá là hạn chế nguồn thu từ dầu của Nga mà vẫn để dầu Nga chảy trên thị trường. Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một bản cập nhật vào tuần trước rằng gần 6 tháng sau khi thực hiện trần giá, chính sách này đã đạt được cả hai mục tiêu.
Bộ Tài chính Mỹ ước tính doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm xuống chỉ còn 23% ngân sách Nga trong năm nay, giảm từ 30% xuống 35% tổng ngân sách Nga trước khi Nga đưa quân vào Ukraine hồi tháng 2/2022.
Trước giờ phê duyệt, EU nới lỏng kế hoạch áp trần giá dầu Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã nới lỏng kế hoạch áp giá trần dầu mỏ Nga khi họ lùi thời gian thực hiện đầy đủ lệnh trừng phạt và giảm nhẹ các điều khoản vận chuyển quan trọng.
Trạm bơm tại giếng dầu Gremikhinskoye ở phía Đông Izhevsk, LB Nga. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo Bloomberg ngày 23/11, EU đã đề xuất khoảng thời gian chuyển tiếp 45 ngày trước khi áp dụng giá trần dầu Nga. Khoảng thời gian này sẽ áp dụng cho dầu được chất lên tàu trước ngày 5/12 (ngày các biện pháp trừng phạt dầu Nga bắt đầu có hiệu lực) và được dỡ hàng trước ngày 19/1/2023, phù hợp với một điều khoản mà Mỹ và Anh đã công bố trước đó.
Các đại sứ EU có kế hoạch họp ngày 23/11 (giờ địa phương) để thông qua biện pháp áp giá trần dầu Nga. Các nhà ngoại giao dự kiến cũng thảo luận về mức giá trần tại cuộc họp. Nếu họ ủng hộ đề xuất này, EU và Nhóm G7 có thể công bố trần giá sớm nhất vào tối cùng ngày.
Biện pháp này sẽ cấm các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển và dịch vụ cần thiết như bảo hiểm, môi giới và hỗ trợ tài chính để vận chuyển dầu Nga đến bất kỳ đâu trên thế giới trừ khi dầu được bán dưới giá đã thống nhất.
Mỹ đã thúc giục các đồng minh của mình ở châu Âu điều chỉnh một gói trừng phạt dầu mỏ Nga mà EU ban đầu đã thông qua vào tháng 6. Mỹ muốn bổ sung biện pháp áp trần giá nhằm hai mục tiêu: giữ dầu Nga tiếp tục lưu thông trên thị trường để tránh giá tăng đột biến, đồng thời hạn chế nguồn thu của Nga từ dầu.
Theo một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ, mức trần này sẽ được thiết lập dựa trên dữ liệu giá dầu trước đây của Nga và tình trạng hiện tại của thị trường. Quan chức này cho biết trần giá có thể được xem xét lại thường xuyên vài tháng một lần nhưng dự kiến vẫn cao hơn giá sản xuất.
Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành hướng dẫn ngành cập nhật ngày 22/11 trước khi EU đưa ra quyết định. Quan chức này cho biết mục tiêu là để các bên dễ thực hiện hướng dẫn sao cho dầu Nga có thể tiếp tục chảy ra thị trường.
Thị trường dầu mỏ đang theo dõi chặt chẽ tác động tiềm ẩn của các biện pháp trừng phạt dầu Nga và xem biện pháp có thể giảm doanh thu của Nga tới đâu.
Các đồng minh trước đây đã thảo luận về thiết lập mức trần giá trong khoảng từ 40 đến 60 USD/thùng nhưng những người quen thuộc với các cuộc thảo luận gần đây cho biết giá trần có thể sẽ cao hơn một chút.
Dự thảo trừng phạt cũng nới lỏng một điều khoản trước đó. Điều khoản này sẽ cấm vô thời hạn tiếp cận các dịch vụ của châu Âu đối với tàu nào đã mua dầu Nga trên ngưỡng giá trần.
Theo điều khoản sửa đổi, các tàu vi phạm chỉ bị cấm tiếp cận dịch vụ trong 90 ngày sau ngày dỡ số dầu đã mua trên mức giá trần.
EU cũng đang đề xuất khoảng thời gian chuyển tiếp 90 ngày trước khi áp dụng thay đổi mức trần giá.
Hầu hết các quốc gia G7 và EU có kế hoạch ngừng nhập khẩu dầu thô Nga trong năm nay. Các quy định trừng phạt các sản phẩm dầu mỏ tinh chế sẽ có hiệu lực vào tháng 2/2023.
Giới buôn bán dầu mỏ loay hoay giải mã biện pháp áp giá trần dầu Nga Những thương nhân hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ thế giới đang gặp khó khăn khi tuân thủ biện pháp áp trần giá dầu Nga, vì chưa bao giờ họ phải mua bán dầu với mức giá trần cố định. Một cơ sở khai thác dầu ở ngoài khơi Astrakhan, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang oilprice.com, cơ chế giá trần áp lên...