Cuộc chiến dài nhất lịch sử của Mỹ sắp đến hồi kết thúc?
Đàm phán hòa bình ở Afghanistan từng được coi là điều không tưởng, sau 18 năm Mỹ can thiệp quân sự vào quốc gia này, nhưng giờ đây mọi chuyện đã khác.
Ông Trump đã công khai mong muốn rút quân khỏi Afghanistan.
Theo CNN, những hi vọng được thắp lên hôm 8.7 tại Doha, khi một nhóm quan chức Afghanistan đã trực tiếp ngồi vào bàn đàm phán với Taliban. Cuộc gặp đã đề ra con đường dẫn đến hòa bình lâu dài ở Afghanistan.
Báo Mỹ đánh giá đây là diễn biến mang tính đột phá, vì là lần đầu tiên chính phủ Afghanistan và Taliband đã đạt được một số thỏa thuận. Trước đó, Taliban cũng đã trực tiếp đàm phán với Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu nói rằng cuộc chiến ở Afghanistan là một sự hỗn loạn mà ông đang tìm kiếm lối thoát. “Đến cuối cùng, chúng ta vẫn sẽ chiến thắng”, ông Trump nói.
Cuộc chiến ở Afghanistan cho đến nay là cuộc chiến dài nhất lịch sử của Mỹ, kéo dài từ năm 2001 và là một trong những nơi bạo lực lan tràn nhất Trái đất. Sự bất ổn đã tạo nên mầm mống của khủng bố IS ở Afghanistan. Quốc gia này cũng nằm gần hai nước sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng thường xuyên xảy ra xung đột là Ấn Độ và Pakistan.
Mỹ từng coi Taliban là kẻ thù, vì chứa chấp khủng bố al-Qaeda sau sự kiện ngày 11.9. Taliban thì luôn muốn quân đội Mỹ rời khỏi nước này trước khi đàm phán diễn ra.
Taliban có thể có chân trong chính quyền mới ở Afghanistan.
Video đang HOT
Nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi. Người Afghanistan cuối cùng đã cùng ngồi vào bàn đàm phán. Mỹ cũng tính đến thời điểm rút quân.
Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục đàm phán với Taliban. Đại diện Afghanistan có thể tiếp tục gặp Taliban ở Na Uy trong tháng này. Một thỏa thuận hòa bình mà tất cả các bên đều có lợi đang được coi là khả năng dễ xảy ra nhất.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhắc đến một thỏa thuận trước ngày 1.9.
Vẫn còn nhiều vấn đề nếu hòa bình thực sự quay lại Afghanistan. Đó là việc phân chia quyền lực, với một chính quyền Afghanistan thân Mỹ và lực lượng Taliban theo Hồi giáo dòng Sunni.
Thỏa thuận hòa bình có thể bao gồm việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp, với sự tham gia của cả các phe phái liên quan. CNN đánh giá, bước tiếp theo có thể sẽ cần nhiều thời gian. Nhưng điều quan trọng là các bên đều đã thể hiện mong muốn khôi phục hòa bình thông qua đối thoại.
Đây được coi là nền móng để Mỹ cuối cùng có thể kết thúc cuộc chiến Afghanistan kéo dài dai dẳng suốt 18 năm qua.
Theo Danviet
Cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử khiến dân số New Zealand vơi hẳn đi
Trong giai đoạn năm 1818 đến đầu những năm 1830, hàng chục ngàn người Maori bị sát hại trong cuộc xung đột đẫm máu nhất lịch sử New Zealand mà người ta gọi là cuộc chiến súng hỏa mai.
Súng hỏa mai đã làm thay đổi hoàn toàn người bộ tộc Maori ở New Zealand.
Theo Nz History, người ta thường nhắc đến cuộc chiến giữa các bộ lạc ở New Zealand là cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử vùng đất này, hơn cả 18.000 người chết trong Thế chiến 1.
Ở thời điểm mà dân số New Zealand chỉ có khoảng 100.000 người, cuộc chiến súng hỏa mai rõ ràng đã tạo nên ảnh hưởng lớn với vùng đất này.
Những cuộc xung đột trong giai đoạn 1807-1830 giữa các bộ tộc Maori đã khiến khoảng 20.000 người trong tổng số 100.000 thổ dân thiệt mạng, 20.000 người khác bị bắt làm nô lệ. Nổi bật trong giai đoạn này là sự xuất hiện của súng hỏa mai vào năm 1818.
Xung đột ban đầu bùng phát giữa hai bộ lạc Ngpuhi và Ngti Whtua. Cuối cùng, tất cả các bộ tộc người Maori đều sở hữu súng hỏa mai. Trong thời kỳ này, New Zealand chưa bị người phương Tây nhòm ngó.
Những khẩu súng hỏa mai đầu tiên du nhập đến New Zealand tỏ ra không hiệu quả và nạp đạn chậm. Các chiến binh Maori trang bị chùy đã chiến đấu hiệu quả hơn hẳn. Nhưng đến khi bộ lạc Ngpuhi sử dụng súng hỏa mai, mọi chuyện đã sang một trang mới.
Chỉ trong vòng 3 năm, từ năm 1818-1821, thủ lĩnh bộ lạc Ngpuhi, Hongi Hika đã có được 300 khẩu súng từ phương Tây, tạo nên một đội quân đáng gờm.
Người bộ tộc Maori trang bị súng hỏa mai.
Câu chuyện bắt nguồn từ chuyến đi đến Anh của Hongi, gặp vua Geogre IV và được tặng nhiều món quà. Hongi đổi phần lớn số quà để mang về New Zealand hơn 300 khẩu súng hỏa mai.
Trong giai đoạn 1821-1823, Hongi dẫn đầu hàng loạt cuộc tấn công bằng súng hỏa mai nhằm vào các bộ tộc người Maori khác, gây thiệt hại nặng nề cho đối phương và bắt nhiều người làm nô lệ.
Năm 1825, Hongi giành chiến thắng quan trọng trước bộ tộc Ngati Whatua và truy đuổi những người sống sót để trả thù cho những thất bại của mình thời trước khi có súng hỏa mai.
Sức sát thương đáng gờm của súng hỏa mai khiến nhiều bộ tộc Maori khác tìm cách sở hữu chúng. Ưu thế của bộ lạc Ngpuhi cũng suy giảm khi đối thủ học cách xây dựng những thành lũy kiên cố để chống đạn.
Khó khăn về hậu cần cho những cuộc chinh chiến liên miên khiến xung đột suy giảm vào nửa cuối thập niên 1820. Thủ lĩnh Hongi bị thương nặng và liệt một phần cơ thể sau trận đánh năm 1827 và qua đời vào tháng 3.1828. Sự kiện này chấm dứt những chiến dịch tấn công quy mô lớn.
Điệu nhảy truyền thống của người Maori ở New Zealand.
Việc các bộ lạc được trang bị nhiều súng hỏa mai uy lực cũng khiến họ tìm kiếm giải pháp ngoại giao, thay vì sa lầy vào xung đột khiến hàng chục ngàn người chết.
Chỉ một thập kỷ sau cuộc chiến đẫm máu của các bộ lạc người Maori, chính quyền thực dân Anh áp đặt ách đô hộ tại New Zealand. Người Maori dù biết cách sử dụng súng hỏa mai, nhưng họ không thể chặn được làn sóng tấn công như vũ bão nhờ vào chiến thuật của người Anh.
Có thể nói, sức sát thương quá lớn của súng hỏa mai đã làm suy giảm nghiêm trọng dân số của người Maori bản địa, đồng thời làm thay đổi ranh giới giữa các bộ tộc.
Cuộc chiến này là ví dụ điển hình về hậu quả nguy hiểm khi thổ dân bản địa được tiếp cận với những vũ khí hiện đại của châu Âu, các sử gia phương Tây nhận định.
Theo Danviet
Nữ hộ sinh trúng số 1 triệu đô la Nhờ trúng số, người phụ nữ làm nghề hộ sinh đã có thể trả tiền học phí cho con gái, đóng khoản thế chấp của cha mẹ và cho phép bản thân một lịch trình lỏng lẻo hơn. Năm 2014, bà Ruth Breen 39 tuổi đến từ Greater Manchester Vương quốc Anh đã may mắn hơn so với người khác. Giành được một...