Cuộc chiến cuối cùng của ‘người cảnh báo nCoV’ Lý Văn Lượng
Bác sĩ Lượng qua đời sáng 7/2 vì dính nCoV – chủng virus mà chính anh đã phát hiện sớm, cố gắng c ảnh báo cho cộng đồng nhưng bị chính quyền ngăn cản và chỉ trích.
Ngày 30/12/2019, bác sĩ Lý gửi tin nhắn vào nhóm trò chuyện trên WeChat gồm 150 bác sĩ là bạn học cũ, cảnh báo về 7 ca nhiễm virus mà anh cho là giống SARS. “Họ đang bị cách ly ở khoa cấp cứu của bệnh viện chúng tôi”, anh viết và cho biết các bệnh nhân có liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam, nơi buôn bán động vật hoang dã. Anh khuyên bạn bè mặc quần áo bảo hộ để tránh virus.
Bác sĩ Lý giải thích rằng, theo một xét nghiệm anh thấy, căn bệnh này là một loại virus corona – họ virus lớn từng gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).
Trung Quốc có ký ức khủng khiếp về SARS, đại dịch năm 2003 đã giết chết hàng trăm người sau khi chính phủ cố gắng che đậy. “Tôi chỉ muốn nhắc nhở các bạn cùng lớp đại học của mình cẩn thận,” Lý Văn Lượng nói.
Nhưng trong vài giờ, ảnh chụp màn hình các tin nhắn của anh lan truyền khắp mạng xã hội. “Khi tôi nhìn thấy chúng được chia sẻ rất nhiều trên mạng, tôi nhận ra rằng nó nằm ngoài tầm kiểm soát của mình và tôi có thể bị phạt,” anh nói.
Lý đã đúng.
Bác sĩ Lý Văn Lượng nằm trên giường chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ thở oxy sau khi nhiễm virus corona.
Ngay sau khi tin nhắn được truyền đi, Lý Văn Lượng bị cảnh sát Vũ Hán buộc tội phát tán tin đồn sai sự thật. Anh là một trong số các mục tiêu được cảnh sát nhắm đến vì “cố thổi phồng về loại virus chết người” trong những tuần đầu dịch bùng phát. Virus corona đã cướp đi ít nhất 630 mạng sống, tính đến sáng nay 7/2, bao gồm cả Lý.
Từ một giường chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện, hôm 1/2 Lý nói với CNN rằng anh được xác nhận dương tính với nCoV. Vợ anh đang mang thai cũng bị nhiễm virus corona.
Người dân khắp Trung Quốc phản ứng dữ dội trước sự yếu kém của chính quyền và sự chậm trễ ban đầu trong việc cảnh báo công chúng về loại virus chết người này.
Bị cảnh sát triệu tập
Cùng ngày Lý nhắn tin cho bạn bè, một thông báo khẩn cấp được đưa ra bởi Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán, báo cho các tổ chức y tế địa phương rằng một loạt bệnh nhân từ chợ buôn hải sản Hoa Nam bị “viêm phổi không rõ nguyên nhân”.
Thông báo đi kèm với cảnh cáo: “Bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng không được phép tiết lộ thông tin cho công chúng nếu không được cho phép.”
Rạng sáng ngày 31/12, các cơ quan y tế của Vũ Hán tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về vụ dịch. Sau đó, Lý được các quan chức tại bệnh viện triệu tập, yêu cầu giải thích về cách anh biết sự việc, theo tờ Beijing Youth.
Cuối ngày hôm đó, chính quyền Vũ Hán tuyên bố dịch bệnh bùng phát và thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới. Nhưng rắc rối của bác sĩ Lý không dừng lại ở đó.
Vào ngày 3/1, Lý Văn Lượng được gọi đến một sở cảnh sát địa phương và bị khiển trách vì “phát tán thông tin sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội”.
Trong tin nhắn đó, bác sĩ Lý cho biết các bệnh nhân được chẩn đoán mắc căn bệnh giống SARS, trích dẫn kết quả xét nghiệm cho thấy nguồn bệnh được kiểm tra dương tính với virus SARS có “hệ số tin cậy cao”. Anh làm rõ trong một tin nhắn khác rằng, đây thực sự là một loại virus corona khác.
Lý đã phải ký một tuyên bố thừa nhận “hành vi sai trái” của mình và hứa không “vi phạm pháp luật”.
Video đang HOT
Bác sĩ Lý sợ mình sẽ bị giam giữ. “Gia đình tôi sẽ lo lắng nếu tôi mất tự do trong vài ngày,” anh nói với tờ CNN qua tin nhắn trên WeChat, bởi vì ho quá nhiều và khó thở nên không thể nói chuyện qua điện thoại.
May mắn thay, Lý được phép rời khỏi đồn cảnh sát sau một tiếng. Cảnh sát Vũ Hán và Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán từ chối bình luận về việc này.
Lý Văn Lượng trở lại làm việc tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán nhưng cảm thấy bất lực. Anh chia sẻ: “Tôi không thể làm gì. Mọi thứ phải tuân theo chính quyền”.
Ngày 10/1, sau khi vô tình điều trị cho một bệnh nhân bị nhiễm virus corona ở Vũ Hán, bác sĩ Lý bắt đầu ho và bị sốt vào hôm sau. Anh nhập viện vào ngày 12/1. Trong những ngày tiếp theo, tình trạng của Lý càng xấu đi, đến mức anh được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ thở oxy.
Ngày 1/2, Lý Văn Lượng xét nghiệm dương tính với virus corona.
Bác sĩ Lý Văn Lượng, bị nhiễm virus corona từ một bệnh nhân mà anh điều trị, ở trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Ổ dịch bùng phát
Ngay từ đầu, chính quyền Trung Quốc muốn kiểm soát thông tin về dịch bệnh.
Ngày 1/1, cảnh sát Vũ Hán tuyên bố “thực hiện các hành động pháp lý” đối với tám người gần đây “công bố và phát tán tin đồn trên mạng” về căn bệnh giống như viêm phổi và “gây ra tác động xấu đến xã hội”.
“Internet không phải là vùng đất nằm ngoài luật pháp… Bất kỳ hành vi bịa đặt bất hợp pháp, lan truyền tin đồn và gây rối trật tự xã hội sẽ bị cảnh sát trừng phạt theo luật và không khoan nhượng,” một tuyên bố của cảnh sát trên Weibo, nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc tương tự như Twitter.
Thông báo của cảnh sát được phát đi khắp cả nước trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, cho thấy rõ chính phủ Trung Quốc sẽ xử lý “những kẻ buôn chuyện” như thế nào.
Các sĩ quan cảnh sát Trung Quốc đeo khẩu trang đứng trước cổng Thiên An Môn hôm 26/1, tại Bắc Kinh.
Trong hai tuần sau đó, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán vẫn là nguồn duy nhất cập nhật về diễn biến dịch bệnh. Hôm 7/1, các nhà khoa học Trung Quốc xác định mầm bệnh là một loại virus corona mới. Trong khoảng một tuần, không một trường hợp mới nào được xác nhận và công bố. Các quan chức y tế cho biết “không có bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người sang người”, không có sự lây nhiễm nào sang nhân viên y tế, và dịch bệnh “có thể phòng ngừa và kiểm soát được”.
Ngày 31/1, bác sĩ Lỹ Văn Lượng viết một bài trên Weibo về những gì anh ấy cảm nhận trong suốt khoảng thời gian đó: “Tôi tự hỏi tại sao các thông báo chính thức của chính phủ vẫn nói rằng không có sự lây lan từ người sang người, và không có nhân viên y tế nào bị nhiễm bệnh.”
Sau đó là một sự thay đổi đột ngột. 17/1, chính quyền Vũ Hán báo cáo chỉ có 41 trường hợp nhiễm virus. Nhưng ngày 20/1, con số đó tăng vọt lên 198.
Ngày 20/1, Chủ tịch Tập Cận Bình ra lệnh “kiên quyết ngăn chặn sự lây lan” của virus corona và nhấn mạnh sự cần thiết của việc công bố thông tin kịp thời.
Tối hôm đó, Zhong Nanshan, một chuyên gia về hô hấp do chính phủ chỉ định, người từng chiến đấu với dịch SARS 17 năm trước, tuyên bố trên đài CCTV rằng virus corona mới có thể truyền từ người sang người.
Ba ngày sau, các nhà chức trách “khóa chặt” Vũ Hán – trung tâm kinh tế và vận tải của miền Trung Trung Quốc, nhưng 5 triệu người đã rời khỏi thành phố để nghỉ Tết Nguyên đán.
Bây giờ, virus lan đến mọi vùng trong cả nước, bao gồm cả biên giới phía Tây xa xôi của Tân Cương và khu tự trị Tây Tạng.
Các nhân viên nhà tang lễ tự khử trùng sau khi xử lý một thi thể nhiễm virus ở Vũ Hán, trung tâm tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 30/1. Ảnh: AP.
Trong một cuộc phỏng vấn với CCTV hôm 27/1, thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng thừa nhận chính quyền của ông không thông báo tin tức về virus corona “một cách kịp thời”.
Thị trưởng giải thích rằng theo luật pháp Trung Quốc về các bệnh truyền nhiễm, trước tiên chính quyền địa phương cần báo cáo sự bùng phát cho cơ quan y tế quốc gia, và chỉ được tiết lộ sau khi có sự chấp thuận của cấp cao hơn.
“Đối với việc thông báo muộn, tôi hy vọng mọi người có thể hiểu rằng đây là một bệnh truyền nhiễm và tin tức liên quan sẽ có các kênh đặc biệt tiết lộ theo quy định pháp luật,” thị trưởng Chu Tiên Vượng nói.
Cộng đồng náo loạn
Cuối tháng 1, nhiều người dùng mạng nghĩ về nhóm “tin đồn” tám người, cho rằng những cảnh báo ban đầu của họ có thể đã cứu sống hàng trăm người.
Số lượng người kêu gọi minh oan cho tám người tăng lên, ngay cả trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Yêu cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc cung cấp thông tin kịp thời được coi là tín hiệu bật đèn xanh cho những báo cáo liên quan đến virus corona. Các nhà báo Trung Quốc bắt đầu tìm hiểu chúng và điều tra chuyên sâu.
Tờ Beijing Youth phỏng vấn bác sĩ Lý Văn Lượng, sau đó bài viết được lan truyền trên mạng xã hội.
Những bệnh nhân đầu tiên tại bệnh viện tạm thời chuyển đổi từ các trung tâm ở Vũ Hán. Ảnh: Reuters.
Khi sự giận dữ của công chúng gia tăng, Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm 28/1 đã chỉ trích cảnh sát Vũ Hán vì xử phạt “nhưng kẻ buôn chuyện”.
Trước áp lực dư luận, cảnh sát Vũ Hán đưa ra một tuyên bố vào ngày hôm sau, rằng tám người chỉ mắc lỗi “đặc biệt nhỏ” vì phát tán “thông tin chưa được xác minh”. Cảnh sát nói rằng chỉ triệu tập họ để nói chuyện mà không giam giữ hay phạt.
Ngày 1/2, một người khác kể câu chuyện của cô trên báo chí Trung Quốc.
Xie Linka, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Bệnh viện loàn kết Vũ Hán, nói với truyền thông Trung Quốc rằng cô nhận được cảnh cáo từ cảnh sát sau khi báo động cho các đồng nghiệp của mình trong một nhóm WeChat vào tối 30/12.
Trong tin nhắn, Xie gửi lời cảnh báo cho các bác sĩ về một bệnh truyền nhiễm: “Đừng đến chợ buôn bán hải sản Hoa Nam trong thời gian tới. Một số người ở đó được phát hiện mắc bệnh viêm phổi lạ tương tự như SARS. Hôm nay bệnh viện của chúng tôi tiếp nhận nhiều bệnh nhân từ chợ. Mọi người nhớ đeo khẩu trang”.
Bác sĩ Lý Văn Lượng.
Bác sĩ Lý cảm thấy nhẹ nhõm sau khi đọc bình luận của Tòa án Tối cao, coi đó là một dấu hiệu cho thấy chính quyền trung ương ngăn cản việc đưa ra một hình phạt nghiêm khắc.
Trên Weibo của Lý, hàng chục nghìn người để lại những bình luận cảm ơn anh vì đã lên tiếng và chúc anh nhanh chóng khỏi bệnh. “Bác sĩ Lý, anh là một bác sĩ giỏi và có lương tâm. Tôi hy vọng anh an toàn và mạnh khỏe” một trong những bình luận được ủng hộ nhất nói.
Những người khác đặt câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu cảnh báo của Lý được chú ý. “Nếu Vũ Hán chú ý đến cảnh báo của anh ấy hồi đó và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực, nơi chúng tôi đứng bây giờ vào một tháng sau có thể là một bức tranh hoàn toàn khác,” một người dùng Weibo khác viết.
H.V (Theo CNN)
Theo ione.net
Tiếp tục lùi Brexit: Mớ bòng bong bao trùm nước Anh!
Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí kéo dài hạn chót Brexit thêm ba tháng, đến ngày 31/1/2020.
Thêm một lần nữa, nước Anh phải chờ đợi để quyết định về tương lai
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk thông báo EU đã thông qua đề xuất của Anh trong việc lùi thời hạn Brexit tại cuộc họp ở Brussels (Bỉ). Tuy nhiên, gia hạn không đồng nghĩa với việc EU sẽ đàm phán lại bất kỳ một thỏa thuận nào trong tương lai.
Hội đồng châu Âu (EC) khẳng định chắc chắn rằng bất kỳ cam kết, tuyên bố hoặc hành động đơn phương nào khác của Vương quốc Anh phải phù hợp với tinh thần của thỏa thuận mới đạt được giữa Thủ tướng Boris Johnson và EU cũng như quốc gia này không được cản trở việc thực hiện thỏa thuận khi rời khỏi khối.
Khoảng thời gian gia hạn kéo dài 3 tháng này được cho là đủ để Thủ tướng Anh xử lý các vấn đề nội bộ nhằm thông qua tiến trình phê chuẩn thỏa thuận Brexit tại Quốc hội Anh thông qua một cuộc tổng tuyển cử.
Được biết, việc hai đảng Dân chủ -Tự do (Lib-Dem) và đảng Dân tộc Scotland đã thống nhất đưa ra đề nghị tổ chức tuyển cử đã thuyết phục được các nước EU rằng khả năng nước Anh tiến tới bầu cử là gần như chắc chắn. Chính vì vậy Hạ viện Anh sẽ bỏ phiếu vào đầu tuần tới để quyết định có tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 12/2019 hay không..
Cho đến nay, Đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Anh Boris Johnson đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò cử tri và Thủ tướng Anh nói rằng, nếu giành được đa số phiếu trong cuộc tổng tuyển cử, ông sẽ phê chuẩn thỏa thuận Brexit đã đạt được với Brussels để đưa nước Anh rời khỏi EU đúng hạn.
Mặc dù không chắc chắn liệu ông Johnson có nhận được đủ số phiếu mà ông cần hay không, nhưng giới quan sát và các đảng đối lập vẫn tỏ ra hoài nghi về ý định của chính phủ xoay quanh câu chuyện Brexit khi nhiều chính trị gia nước Anh đang coi cuộc bầu cử là một con đường khác để tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về Brexit.
Mujtaba Rahman, giám đốc điều hành của Châu Âu tại Eurasia Group cho biết, khả năng đạt được một cuộc tổng tuyển cử tại Anh vẫn đang để ngỏ. Ông Johnson sẽ cần hai phần ba số Nghị sĩ trở lên bỏ phiếu ủng hộ để kích hoạt một cuộc bầu cử. Trong khi đó, Công đảng đối lập là đảng duy nhất chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Mặc dù lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn vẫn đưa điều kiện tiên quyết là chính phủ Anh phải loại bỏ hoàn toàn kịch bản Brexit không thoả thuận thì mới chấp nhận tổng tuyển cử. Tuy nhiên, việc EU gia hạn Brexit đến ngày 31/01/2020 đã xóa bỏ nguy cơ Brexit không thoả thuận có thể sẽ khiến ông Corbyn chấp nhận tổng tuyển cử.
Mặt khác, giới chuyên gia cho rằng, sự bất ổn về Brexit cùng cuộc tổng tuyển cử sẽ tiếp tục đẩy nước Anh rơi vào tình trạng bất định với niềm tin của giới kinh doanh và người dân liên tục bị đổ vỡ. Việc trì hoãn Brexit cũng có nghĩa là Anh và EU sẽ có ít thời gian hơn để đàm phán một thỏa thuận thương mại.
Một khi Vương quốc Anh rời khỏi EU, theo thỏa thuận đã được phê chuẩn, sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp cho đến cuối năm 2020 hoặc có thể kéo dài đến cuối năm 2022. Trong giai đoạn chuyển tiếp, cả hai bên sẽ tìm cách đàm phán một hiệp định thương mại.
Nhưng nếu cuộc tổng tuyển cử tại Anh diễn ra vào tháng 12, điều này đồng nghĩa với việc nước Anh sẽ đẩy nhanh tiến trình rời khởi EU mà khó có một thỏa thuận có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân!
Có thể thấy, nước Anh đang trải qua thời điểm biến động lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Nghị viện Anh trong hơn ba năm qua đã bỏ phiếu chống lại tất cả: Chống lại thoả thuận Brexit của bà Theresa May (cựu Thủ tướng); đồng thời chống lại Brexit không thoả thuận, chống lại mọi kịch bản thay thế, và có khả năng chống lại cả việc bầu cử sớm của ông Boris Johnson.
Xét tổng thể các yếu tố nội - ngoại, nước Anh đang vướng vào một mớ bòng bong và chưa có dấu hiệu đạt được một sự đồng thuận hay chí ít là sự nhượng bộ giữa các bên để đi đến quyết định có hoàn hành Brexit. Vậy tương lai nào cho nước Anh?
Cẩm Anh
Theo enternews
Ký ức kinh hoàng di dân sống 'chui' ở Anh qua lời kể nạn nhân duy nhất sống sót Ký ức về đêm đông buốt giá cướp đi sinh mạng của 23 người nhập cư trái phép vào Anh cách đây 15 năm cho đến nay vẫn ám ảnh nạn nhân duy nhất còn sống sót. Khi trả 14.000 bảng Anh (gần 420 triệu đồng) cho băng đảng buôn người "đầu rắn" khét tiếng của Trung Quốc, Li Hua tin rằng anh...