“Cuộc chiến” của thông gia khiến đôi trẻ suýt ly hôn và bài học nằm lòng
Vấn đề đó sẽ nhỏ nếu như hai vợ chồng xử lý nội bộ nhưng nó sẽ trở nên to lớn, “đại sự” nếu đã dính dáng đến hai bên gia đình.
01
Hằng và Tiến suýt nữa đã ly hôn. Đây là điều không ai nghĩ tới. Họ mới kết hôn được hơn 1 năm. Trước khi kết hôn, họ là cặp đôi kiểu mẫu, đều là trai xinh gái đẹp, con 1 trong gia đình khá giả, tính cách tương đồng. Hơn nữa, Tiến lại là người rất chiều chuộng bạn gái và khá lãng mạn. Liệu có lí do gì mà cả hai lại đùng đùng dẫn đến chuyện suýt ly hôn như thế này.
Khi họ cưới, bố mẹ hai bên sợ con vất vả nên cùng nhau góp tiền mua nhà mua xe. Họ lại còn có sổ tiết kiệm riêng với những con số không nhỏ. Vợ chồng trẻ mà chẳng có gánh nặng nào như thế này thì mâu thuẫn có thể đến từ đâu?
Được biết, khi thấy hai con kết hôn được gần 1 năm mà vẫn chưa có thai, bố mẹ hai bên cũng thúc giục. Họ muốn có cháu bế sớm bởi dù sao cả hai gia đình cũng “neo người”.
Nói đến chuyện có con đôi vợ chồng này cũng chẳng phản đối. Họ cũng thoải mái “thả” nhưng nửa năm vẫn chẳng có tiến triển gì. Bị bố mẹ hỏi nhiều quá, áp lực đè lên, cả hai đổ lỗi cho nhau và cho rằng đối phương có vấn đề. Vì chuyện này mà vợ chồng xảy ra cãi vã, nói những lời tổn thương. Hằng trực tiếp bỏ về nhà bố mẹ đẻ trong cơn tức giận.
02
Về nhà bố mẹ, Hằng khóc rồi trách móc Tiến, đồng thời quy tất cả lỗi cho anh. Cô cho rằng chồng mình hay đi ăn nhậu, không để ý đến thân thể nên mới khó mang thai đến thế. Bây giờ hai vợ chồng xích mích, Tiến còn làm vợ tổn thương và đuổi cô ra khỏi nhà.
Bố mẹ Hằng rất lo lắng và bức xúc khi con gái cưng phải chịu như thế. Họ gọi điện chất vấn Tiến, chẳng cần hỏi rõ đâu đuôi đã mắng mỏ anh. Bố mẹ vợ nói rằng Tiến không có lương tâm, không có trách nhiệm.
Video đang HOT
Tiến ngạc nhiên không kịp nói gì thì bên kia đã tắt máy. Anh cũng có những nỗi tức giận riêng nên im luôn, chẳng cần liên lạc.
Bố mẹ Hằng vẫn tức tối, mấy ngày sau không thấy Tiến gọi lại hay có ý định hối lỗi gì cả nên lập tức gọi cho ông bà thông gia để “cáo trạng”. Đến lúc này bố mẹ Tiến mới biết hai con xảy ra mâu thuẫn. Khi hỏi lí do, bố mẹ Hằng tuôn ra 1 tràng chuyện Tiến có vấn đề thể chất nên khó có con, trong cuộc sống cũng không quy củ.
Chẳng ông bố bà mẹ nào vui khi nghe người khác lên án con mình vô lí như thế nên cũng nóng nảy cãi lại. Hai bên ông bà thông gia đã chẳng ai nhường ai, cãi vã ầm ĩ. Một câu chuyện riêng của con trẻ tương như nhỏ nhặt lại khiến hai bên gia đình lộn xộn hết cả. Thậm chí hai bên còn nhắc đến cả chuyện ly hôn.
Vài ngày sau, Hằng và Tiến lấy lại bình tĩnh. Họ liên lạc riêng với nhau rồi hẹn gặp mặt, giải thích rõ ràng. Cặp đôi đương nhiên vẫn yêu nhau, mỗi người tự nhận ra cái sai, xin lỗi rồi quyết định làm hòa.
Thế nhưng dù đã làm lành cho đôi trẻ nhưng tình cảm thông gia cũng mất. Cặp đôi rơi vào tình huống lúng túng, khó xử tột cùng.
03
Cha mẹ thì luôn có tâm lý xót xa cho con cái. Thế nhưng bên cạnh sự xót lòng đó, người ta cũng yêu cầu sự tỉnh táo và suy xét rõ ràng mọi chuyện. Các bậc phụ huynh đừng bao giờ mặc định con cái mình đúng, đối phương hoàn toàn sai.
Khi hai người về chung một nhà, sống cùng nhau thì khó tránh khỏi mâu thuẫn. Vấn đề đó sẽ nhỏ nếu như hai vợ chồng xử lý nội bộ nhưng nó sẽ trở nên to lớn, “đại sự” nếu đã dính dáng đến hai bên gia đình.
Đối với những cặp vợ chồng trẻ, đôi lúc họ có sự bồng bột nhất định trong suy nghĩ. Nhưng nên nhớ, đã kết hôn có nghĩa bạn đã trưởng thành, cần biết cách chịu trách nhiệm cho lựa chọn của chính mình, đặc biệt là hôn nhân.
Nếu có mâu thuẫn xảy đến thì hãy điều chỉnh hành vi, xem xét vấn đề rồi cùng bạn đời giải quyết thay vì tìm kiếm sự an ủi từ bố mẹ.
Khi chúng ta tổn thương, bố mẹ chắc chắn là nơi chữa lành tốt nhất nhưng bạn phải tỉnh táo bởi khi bố mẹ can thiệp vào cuộc sống vợ chồng thì mọi chuyện dễ dàng “xé ra to” bất cứ lúc nào.
Sự tỉnh táo trong hôn nhân không phải ở riêng cách cư xử với bạn đời mà còn ở cách bạn giải quyết vấn đề và xử lý vấn đề nữa. Cha mẹ nào thì cũng yêu con nhưng cái yêu ấy sẽ trở nên “không đúng cách” nếu như họ can thiệp sâu vào chuyện hôn nhân riêng tư của con cái.
Và đương nhiên, người có thể “trao quyền” đó cho bố mẹ chính là những đứa con. Bởi thế, hãy tỉnh táo trong việc chia sẻ những chuyện gia đình kéo tự tay bạn sẽ đẩy mọi chuyện vào một “mớ bòng bong” khó tháo gỡ.
Bố mẹ tôi bỏ ra 3 tỷ để mua một ngôi nhà hưu trí, không ngờ vì thế mà vợ chồng tôi nảy sinh mâu thuẫn rồi ly hôn
Tôi và chồng gặp nhau trong bữa tiệc sinh nhật một người bạn. Sau đó chúng tôi đến với nhau một cách tự nhiên và được lòng cả 2 bên gia đình.
Có điều nhà tôi ở trung tâm thành phố, còn anh ở vùng ngoại ô kém phát triển hơn. Khi chúng tôi quyết định kết hôn, bố mẹ tôi đề nghị anh sau đám cưới sẽ đến nhà tôi ở cùng. Tôi là con một, được cha mẹ cưng chiều từ nhỏ nên họ không muốn tôi phải vất vả khi sống chung với mẹ chồng và đi làm xa, hơn nữa căn nhà sau này sớm muộn cũng sẽ để lại cho tôi.
Tuy nhiên chồng tôi cũng là người khái tính, anh không muốn ở rể nên đã thuyết phục bố mẹ tôi bằng cách lên phương án mua một căn nhà riêng ở khoảng giữa 2 gia đình. Như vậy tôi không phải ở chung với bố mẹ chồng, anh cũng không phải ở rể mà khi cần đến thăm bố mẹ 2 bên cũng tiện, không phải đi lại quá xa.
Bố mẹ tôi thấy vậy cũng hợp lý nên đồng ý, ông bà còn hứa sẽ tặng tôi một chiếc ô tô làm của hồi môn để đi lại cho tiện. Về phía nhà chồng tôi, sau khi thống nhất phương án, họ đã vội vã dồn tiền mua nhà trước đám cưới và chỉ đứng tên chồng tôi vì lo sợ căn nhà sẽ trở thành tài sản chung sau khi kết hôn.
Mặc dù chúng tôi sống khá thoải mái sau kết hôn nhưng được một thời gian thì xảy ra mâu thuẫn lớn với hàng xóm. Nguyên nhân là do trong gia đình đó có một cô con gái ngày nào cũng tập đàn, cuối tuần rất ồn ào khiến vợ chồng tôi không thể ngủ nghỉ được.
Dù chúng tôi đã vài lần góp ý nhẹ nhàng nhưng họ không có thiện chí thay đổi nên 2 bên đã cãi nhau to. Cảm thấy khó chịu và mệt mỏi khi sống với hàng xóm bất hòa, hơn nữa căn nhà cũng hơi nhỏ nên chúng tôi muốn bán đi để tìm căn khác rộng hơn, dễ chịu hơn.
Việc bán nhà diễn ra khá nhanh chóng nhưng để tìm mua được căn mới ưng ý phù hợp với tài chính không dễ dàng, thế nên tôi thuyết phục chồng về nhà bố mẹ đẻ tôi ở tạm một thời gian. Cũng trong thời gian này, tôi mang thai và được bố mẹ đẻ chăm sóc vô cùng chu đáo, lâu dần tôi không quan tâm đến việc mua nhà nữa, mà muốn sống cùng v ới bố mẹ lâu dài. Tuy nhiên, chồng tôi càng ngày càng trở nên nóng nảy, có lẽ vì ngày nào anh cũng phải sống ý tứ với bố mẹ vợ, không mời được bạn bè cũng như để bố mẹ qua nhà thoải mái như trước khi nên sinh ra chán nản.
Một ngày nọ, bố mẹ nói chuyện với chúng tôi rằng họ đã bỏ ra 3 tỷ đồng để mua một căn nhà rộng lớn ở quê gốc của bố, nơi có khí hậu mát mẻ và rất thích hợp cho người già nghỉ ngơi khi về hưu. Tôi cũng mừng lây cho bố mẹ nhưng chồng tôi nghe vậy thì có vẻ không vui.
Đêm hôm đó, anh tâm sự phàn nàn rằng bố mẹ tôi thừa biết rằng anh đang tìm mua nhà mới mà chưa được vì thiếu tiền, ông bà có tiền mà không giúp đỡ chúng tôi một chút lại còn âm thầm mua cả căn nhà rộng lớn ở nơi xa xôi như thế, thật chẳng thiết thực tí nào trong thời điểm này. Thậm chí anh còn nói bố mẹ tôi ích kỷ chỉ biết lo cho bản thân mà không nghĩ đến con cái.
Tôi khá tức giận trước những lời quy chụp của chồng, tôi nói rằng bố mẹ tôi lo xa thì có gì sai, họ cũng không có trách nhiệm phải lo cho chúng tôi, trong khi gia đình anh cũng không hề có động thái nào giúp đỡ... Lời qua tiếng lại khiến chúng tôi cãi vã căng thẳng, đỉnh điểm còn tính đến chuyện chia tay. Cuối cùng nghĩ đến đứa con còn chưa trào đời, vợ chồng tôi làm hòa và chuyện nhà cửa trở thành điều cấm kỵ không bao giờ được nhắc lại nữa.
Sau khi tôi sinh con trai, cả gia đình 3 người vẫn sống trong nhà bố mẹ tôi, vì giá nhà ngày càng tăng cao, khả năng mua đc căn nhà ưng ý càng trở nên xa vời. Hơn nữa tôi đi làm lại cũng cần nhờ ông bà ngoại trông cháu, nên cũng không quan tâm đến việc mua nhà nữa.
Thế nhưng cũng vì đã có con nhưng lại ở nhà ngoại, bố mẹ chồng tôi muốn gặp cháu cũng ngại đến thăm mà chỉ có thể yêu cầu con trai đưa cháu về bên nội. Sự bất tiện này khiến chồng tôi lại trở nên khó chịu, anh bàn với tôi vay tiền bố mẹ đẻ hoặc vay thêm ngân hàng để thêm tiền mua nhà mới sớm.
Tôi phản đối vì tôi không muốn phải đi vay mượn, hơn nữa khu vực này rất tiện việc học hành cho bọn trẻ về sau. Tôi cũng không muốn phiền bố mẹ tôi thêm, trong khi bố mẹ chồng cũng chẳng có động thái gì giúp đỡ. Nếu đằng nội đã không có thiện chí thì tại sao bên ngoại phải gánh vác?
Kết quả, cả tôi và chồng ngày càng không hài lòng với cha mẹ của nhau, những mâu thuẫn theo đó cứ nảy sinh thêm khiến tôi cảm thấy vô cùng ngột ngạt. Cuối cùng, tôi quyết định đệ đơn ly hôn để giải thoát. Số tiền bán nhà khi xưa chồng tôi vẫn luôn là người giữ, tôi cũng không có ý định đòi hỏi gì ngoài việc con trai phải theo mẹ.
Có lẽ vì cảm thấy không thể thay đổi được tình thế, chồng tôi cũng nhanh chóng đồng ý ly hôn. Khi bước ra khỏi tòa án, quả thật có những điều tiếc nuối nhưng trên hết, tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm.
(Độc giả giấu tên)
Chồng có tính trăng hoa: 'Ngó lơ' hay ly hôn? Đàn ông trăng hoa thường coi tình ái là một cuộc chơi. Thói trăng hoa của đàn ông đừng bao giờ hy vọng dừng. 5 năm trước đây, tôi phát hiện bằng chứng về việc chồng mình có tình nhân. Khi ấy, tôi sốc nặng vì lâu này tôi vẫn tin chồng mình tuyệt đối. Anh ấy là người đàn ông tốt với...