Cuộc chiến của những robot sát thủ trên trời
Quân đội Mỹ đang trao vai trò ngày càng lớn cho những phi cơ không người lái trên các chiến trường tại Afghanistan, Iraq và nhiều nơi khác.
Quân nhân Mỹ vẫy tay để ra hiệu khi một phi cơ MQ-9 Reaper di chuyển trên đường băng tại sân bay quân sự Kandahar tại Afghanistan hôm 9/3/. Dữ liệu của Lầu Năm Góc cho thấy phi cơ tự động bắn nhiều vũ khí hơn chiến đấu cơ truyền thống trên chiến trường Afghanistan từ năm 2014. Con số đó cho thấy mức độ phụ thuộc của quân đội Mỹ vào máy bay không người lái trong cuộc chiến chống phiến quân ở Afghanistan.
Phi cơ MQ-9 Reaper diễn tập phía trên căn cứ không quân Creech ở bang Nevada hôm 19/5.
Kỹ thuật viên điều khiển phi cơ tự động tại căn cứ không quân Kandahar ở Afghanistan.
Những quả bom có khối lượng 225 kg là một trong những vũ khí mà phi cơ tự động mang theo để tiêu diệt phiến quân Taliban.
Video đang HOT
Tên lửa Hellfire dưới cánh MQ-9 Reaper trong nhà chứa máy bay ở căn cứ không quân Kandahar.
Nhóm lính Mỹ tháo tên lửa và các vũ khí khác trên một chiếc MQ-9 Reaper sau khi nó trở về căn cứ.
Dữ liệu của Lầu Năm Góc cho thấy phi cơ tự động bắn 56% số lượng vũ khí trên chiến trường Afghanistan vào năm 2015, trong khi con số này chỉ đạt 5% vào năm 2011. Thực tế đó cho thấy chiến lược rõ ràng của quân đội Mỹ trong việc sử dụng phi cơ tự động trên chiến trường.
Camera của Shadow, một loại phi cơ tự động quân đội Mỹ sử dụng ở Afghanistan.
Người dân xem một xe hơi do phi cơ tự động của Mỹ phá hủy ở miền Nam Yemen vào năm 2012. Trong nhiều phi vụ, máy bay không người lái đã giết dân thường vô tội ở Yemen, Pakistan và Afghanistan.
Phi cơ tự động X-47B xuất kích lần đầu từ hàng không mẫu hạm USS George W.H. Bush trên Đại Tây Dương hôm 14/5/2013.
Một binh sĩ Mỹ chuẩn bị phóng phi cơ tự động trên xuồng cao tốc với sự hỗ trợ của binh sĩ Philippines trong cuộc tập trận chung giữa hai nước gần căn cứ quân sự Sangley Point của Philippines hôm 28/6/2013.
Đội kỹ thuật viên chuẩn bị cho phi cơ tự động MQ-8B Fire Scout xuất kích trên khu trục hạm USS Simpson trong vịnh Guinea hôm 6/3/2013.
Một binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ kiểm tra phi cơ do thám tự động T-Hawk tại tỉnh Helmand ở phía tây nam Afghanistan hôm 5/11/2012.
Theo_Zing News
Mỹ lại hối thúc TNK đóng cửa biên giới, chống IS
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lại hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới và hỗ trợ hơn nữa trong cuộc chiến chống IS.
Khi tới thăm căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Carter nói rằng Ankara cần kiểm soát tốt hơn đường biên giới với Syria. Cụ thể, ông hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới với Syria. Tổ chức khủng bố IS được cho là sử dụng đoạn đường này để vận chuyển dầu lậu và các chiến binh nước ngoài.
"Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò lớn trong chiến dịch quân sự chống khủng bố IS. Chúng tôi đánh giá cao những gì họ đang làm. Chúng tôi muốn họ nỗ lực hơn nữa", Reuters dẫn phát biểu của người đứng đầu Lầu Năm Góc.
Bộ trưởng Mỹ Ashton Carter.
Theo ông Carter, Thổ Nhĩ Kỳ cần tham gia vào "hoạt động chống phiến quân IS trên không và trên bộ một cách phù hợp. Đóng góp quan trọng nhất là việc kiểm soát đường biên giới của riêng họ".
Căn cứ không quân Incirlik trở thành địa điểm quan trọng trong chiến dịch không kích IS của liên quân Mỹ. Khoảng 45 trong số 59 chiến đấu cơ đang sử dụng căn cứ này là máy bay của Mỹ. Quân số Mỹ tại căn cứ Incirlik tăng từ 300 vào tháng 7/2015 đã lên đến 1.300 người.
Chuyến thăm căn cứ Incirlik của Bộ trưởng Carter diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq sau khi Ankara triển khai binh sĩ nước này tới một căn cứ gần thành phố Mosul, miền bắc Iraq. Ngày 14/12, binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu rút khỏi doanh trại của họ ở Iraq và di chuyển về phía bắc.
Carter cũng đề nghị các nước đồng minh khác đóng góp nhiều hơn trong chiến dịch chống khủng bố IS, chẳng hạn như hỗ trợ các chuyến bay tình báo, chiến đấu cơ không kích, máy bay vận tải, huấn luyện binh sĩ và kiểm soát biên giới.
Ngày 15/12, Ả-rập Xê-út thông báo việc thành lập một liên minh quân sự chống khủng bố bao gồm 34 nước Hồi giáo.
"Mỗi quốc gia có thể có những đóng góp khác nhau cho cuộc chiến chống IS. Qua chuyến đi này và trong thời gian tới, tôi sẽ đề nghị họ đóng góp hết sức có thể", ông Carter phát biểu.
Thiên An (Theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Khốc liệt cuộc chiến giành lại thành phố Sirte từ tay IS Binh sĩ chính phủ thống nhất Libya và các lực lượng khác đang giao tranh ác liệt với nhóm phiến quân IS tại thành phố Sirte. Binh sĩ chính phủ thống nhất Libya cùng các lực lượng khác đang giao tranh ác liệt với phiến quân IS tại Sirte nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố này từ tay nhóm khủng bố....