Cuộc chiến của “bộ tứ siêu đẳng” Google, Apple, Facebook và Amazon (Phần 1)
Chúng ta đang chứng kiến 1 xã hội công nghệ thông tin thay đổi như vũ bão. Và với sự nổi lên của “bộ Tứ” Google, Apple, Facebook, Amazon. Làng công nghệ thế giới hứa hẹn sẽ sớm “nổi sóng”.
Cách đây mới chỉ không lâu, chúng ta có thể tóm tắt về Tứ Đại Gia của thế giới công nghệ một cách thuần túy và ngắn gọn như sau: Apple sản xuất phần cứng, Google là công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm, Facebook đơn thuần là 1 mạng xã hội và Amazon là trang web bán hàng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, những định nghĩa ấy dường như không còn đúng nữa khi mà Google luôn tìm cách nhúng mũi vào mảng HĐH cho thiết bị di động, xen vào việc làm ăn của Facebook với Google .
Và không chỉ duy nhất Google tìm cách xen vào chuyện làm ăn của người khác, Amazon cũng trở thành cái gai trong mắt Apple với Kindle Fire, Facebook có vẻ tỏ ra rất thích thú với ý tưởng về 1 chiếc “Facebook Phone” để tránh sự lệ thuộc vào Apple. Trong khi đó, bản thân Apple, với những đơn kiện theo kiểu “chỉ gà mắng chó” nhằm vào Android, và gián tiếp là đánh vào Google cũng đã tuyên bố ngầm rằng: “Bất kỳ kẻ nào muốn thách thức sức mạnh của Táo Khuyết đều sẽ phải trả giá”.
Có thể nói không ngoa rằng ngoài “bộ Tứ” kể trên, ở thời điểm hiện tại hầu như không có một công ty nào đủ sức bàn chuyện “phân chia thiên hạ”. Những ví dụ điển hình là HP, RIM, Nokia và thậm chí là cả “gã khổng lồ” Microsoft. Tự tin vào vị thế số 1 thị trường PC, HP muốn “dằn mặt” Apple bằng TouchPad và lập tức ăn “quả đắng” khi chiếc tablet này chỉ tồn tại được có 49 ngày, HP đành “bỏ của chạy lấy người” sau đó sa thải CEO của mình. RIM, Nokia đối đầu iPhone và Android của Apple, Google bằng những nỗ lực yếu ớt và ngày càng bị lấn lướt.
Ngay cả Microsoft, sau nhiều năm thất bại với việc thâm nhập thị trường tiêu dùng cá nhân, đến nay mặc dù vẫn là 1 công ty rất lớn nhưng đã đánh mất vị thế dẫn đầu của mình mà chỉ còn cách chống đỡ những công kích của Google và Apple 1 cách rất yếu ớt.
Nói 1 cách ngắn gọn: Bộ mặt của thế giới công nghệ đã khác rất nhiều trong năm vừa qua, và phần còn lại của 2011 cũng như những gì sẽ xảy ra trong 2012 sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc đối đầu giữa bộ Tứ này. Thế “chân bàn” thiên hạ chia… bốn dường như chưa bao giờ rõ ràng như bây giờ. Và cũng chưa bao giờ giữa các công ty trong “bộ Tứ” sự cạnh tranh lại sôi sục và khó đoán định như hiện tại.
Vì vậy, cũng chưa bao giờ chúng ta cần 1 cuốn “sổ tay” để định hướng trong trận chiến giữa các đại gia công nghệ như bây giờ. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được 1 cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn về cuộc chiến giữa bộ Tứ trong thời gian tới.
1. Chung một con đường
Có một điều chúng ta nên hiểu: Không 1 công ty nào trong bộ Tứ muốn tiết lộ về kế hoạch cụ thể của mình. Facebook có sản xuất smartphone hay không? Apple liệu có tham gia thị trường trung cấp và bình dân? Google sẽ làm gì với Google ? Bước đi tiếp theo của Amazon sau Kindle Fire là gì? Những câu hỏi đó đều là những câu hỏi không có câu trả lời. Ít nhất là cho tới thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên có những mục tiêu chung mà cả 4 công ty trên đều đang theo đuổi: Tối ưu hóa dịch vụ (sản phẩm) mà mình cung cấp, cách tân phương thức khách hàng tương tác và sử dụng dịch vụ, mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận, giảm chi phí… Tất cả đều là những nguyên lý cơ bản của công việc kinh doanh.
Mặc dù cách tiếp cận những nguyên lý cơ bản ấy của 4 công ty có thể khác nhau, có 3 điểm chung sau đây giữa tất cả bọn họ:
Phần cứng
Không ai bảo ai, dường như tất cả thế giới đều đang thừa nhận lý thuyết của Steve Jobs về 1 kỷ nguyên “hậu-PC” đang tới gần. iPad, iPhone, Android Phone, Kindle Fire và có thể là cả 1 chiếc Facebook Phone… Tất cả đều là những sản phẩm ra đời từ lý thuyết ấy. Về cơ bản, Steve Jobs cho rằng trong thời gian tới, các sản phẩm PC truyền thống như laptop, desktop sẽ dần trở thành thứ yếu trong khi smartphone, tablet sẽ lên ngôi. Tương lai của các sản phẩm công nghệ sẽ phải là nhẹ hơn, mỏng hơn, dễ sử dụng hơn và có tính di động cao hơn.
iPhone, iPad giúp Apple vượt lên thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Android sẽ giúp Google vững bước trong những năm tới, Kindle Fire và các sản phẩm sau nó là tấm vé của Amazon khi bước vào kỷ nguyên mới và Facebook, với bản chất càng ngày càng tích hợp sâu vào smartphone và tablet đã được “đặc cách” khi bước vào kỷ nguyên hậu-PC. Bất kỳ ai không hiểu điều này sẽ phải chết. Và đừng ngạc nhiên khi thấy năm 2012 là năm mà các cuộc đối đầu sẽ xoay quanh vấn đề thiết bị di động như smartphone, tablet là chủ yếu.
Video đang HOT
Tầm nhìn và lý thuyết về Hậu-PC của Steve Jobs đã được chấp nhận rộng rãi.
Nội dung số
Đã từng có thời chúng ta đọc sách giấy, xem báo giấy, nghe nhạc bằng đĩa CD, cài phần mềm bằng đĩa DVD. Những ngày ấy đã qua từ rất lâu. eBook đã trở thành 1 trong những nguồn thu quan trọng của Amazon, Apple lập tức tung ra iBook để cạnh tranh. AppStore của Apple và Android Market cạnh tranh từng bước 1. Thậm chí Kindle Fire của Amazon cũng là 1 chiếc tablet ra đời với mục đích chính là để khuyến khích người sử dụng tiêu dùng các nội dung của Amazon như eBook, nhạc số… Nếu bạn chưa nhận ra thì bây giờ bên cạnh cuộc chạy đua phần cứng, cuộc chạy đua phân phối nội dung số cũng quyết liệt không kém, dù có phần thầm lặng hơn. Mục tiêu rất đơn giản: Người thắng là kẻ đem lại cho khách hàng cách mua, sử dụng nội dung số thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất. Năm 2012 bạn sẽ được chứng kiến điều đó rõ ràng hơn.
Về mảng phân phối nội dung số, dường như chỉ có Amazon xứng tầm đối đầu với Apple.
Dữ liệu và thông tin
Google là 1 công ty quảng cáo và Facebook cũng vậy. Cách “làm tiền” của Google và Facebook có thể gói gọn trong 1 câu: Quảng cáo đúng người, đúng lúc. Và để biết được ai đang cần gì vào lúc nào, Facebook và Google cần dữ liệu về sở thích, mối quan tâm của cộng đồng sử dụng. Google và Facebook đều ra đời với mục đích này. Mỗi lần bạn “like” hay ” 1″ 1 đường link, 1 sản phẩm, 1 trang web, 1 ban nhạc… Facebook và Google sẽ hiểu cần phải quảng cáo gì cho bạn để đạt được hiệu quả cao nhất.
800 triệu người dùng của Facebook và hàng tỉ người sử dụng Google Search đã cung cấp cho 2 công ty này 1 “bản đồ” tương đối hoàn chỉnh về cả xã hội loài người. Bên cạnh việc nâng cao trình độ “mồi chài” của các quảng cáo những hiểu biết ấy của Facebook và Google có thể được “dịch” ra để trả lời câu hỏi “khách hàng sẽ mua gì, muốn gì, cần gì?” Và những câu hỏi ấy là những thứ mà Apple và Amazon vô cùng quan tâm. Vì thế hãy tin tưởng rằng trong thời gian tới, cuộc chạy đua giành giật dữ liệu và “hồ sơ” của người sử dụng trên toàn thế giới cũng sẽ là 1 cuộc chạy đua giúp định hình lại cả thế giới công nghệ. Hãy tưởng tượng việc Apple tung ra 1 công cụ tìm kiếm của riêng mình, hay Amazon tự tạo dịch vụ mạng xã hội bạn sẽ hiểu những gì tôi muốn nói.
Cả ba yếu tố trên đều có mối quan hệ qua lại, cộng sinh lẫn nhau. Nội dung số sẽ quyết định cách định hình phần cứng để phù hợp với nó, chẳng hạn thực tế đã chứng minh 1 chiếc tablet 7inch sẽ phù hợp với việc đọc ebook hơn 1 chiếc tablet 10inch. Phần cứng mà cụ thể là smartphone, tablet ngày càng gắn bó với con người hơn PC truyền thống và sẽ quyết định cách mà 1 người tương tác với các MXH, cũng như với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến dữ liệu và thông tin. Cuối cùng, thông tin thu thập được từ người sử dụng sẽ giúp “đổ xăng” cho những công ty sống nhờ vào quảng cáo như Google, Facebook, đồng thời là cơ sở để Amazon, Apple định hình lại cả phần cứng và nội dung số của mình.
Sẽ là rất sai lầm nếu như cho rằng cuộc chạy đua của bộ Tứ chỉ xoay quanh số lượng. Mà bên cạnh đó sẽ là sự cải thiện về chất lượng thậm chí là tạo ra hẳn 1 dòng sản phẩm mới như Apple đã làm. Đừng quá ngạc nhiên khi trong thời gian tới chúng ta được chứng kiến những dịch vụ, sản phẩm hoàn toàn mới không giống với bất kỳ thứ gì mà chúng ta từng thấy trước đó.
2. Chiến tranh là điều không thể né tránh
Khi mà bộ Tứ cùng đi chung trên 1 con đường, cùng chia sẻ 1 triết lý, 1 quan niệm. Hệ quả tất yếu là sẽ phải xảy ra va chạm.
Apple tuyên bố rằng mình “không ngán” Kindle Fire nhưng có vẻ như đó là 1 tuyên bố quá vội vàng. Steve Jobs từng khẳng định rằng các tablet màn hình 7inch như HTC Flyer, Galaxy Tab 7 là quá nhỏ và sẽ “chết khi vừa ló mặt”. Và ông đã đúng trong suốt thời kỳ trước khi Kindle Fire ra mắt. Kindle Fire đã chứng tỏ rằng giữa iPhone và iPad vẫn còn chỗ cho 1 chiếc tablet 7inch với giá 200$ trỗi dậy. Hiện giờ Apple có thể “chưa ngán” Amazon, nhưng nếu Kindle Fire thành công lớn, Apple sẽ không thể phớt lờ được nữa và 2 đại gia này sẽ chính thức bước vào tình trạng chiến tranh.
Kindle Fire là một trong những đối thủ đáng gờm nhất của Apple dù không cùng phân khúc với iPad.
Facebook với Apple vẫn “cơm không lành, canh không ngọt” từ sau khi iOS 5 tích hợp Twitter mà không thèm bắt tay với Facebook. Quan hệ kẻ thù truyền kiếp giữa Facebook với Google chẳng hứa hẹn sáng sủa thêm chút nào mà sẽ chỉ xấu đi trong thời gian tới. Facebook vẫn đang lệ thuộc vào Android và iOS để tiếp cận mảng thiết bị cầm tay. Rõ ràng Mark Zuckerberg sẽ không muốn để điều này kéo dài hơn nữa. Khả năng Facebook tham gia thị trường với 1 Facebook Phone là cực lớn, và nếu Facebook có dự định sản xuất Facebook Phone thì nếu như Mark bỏ lỡ dấu mốc 2012, có thể đó sẽ là sai lầm không thể cứu vãn được.
Google và Apple từng có thời là đồng minh thân cận, CEO của Google từng ngồi trong HĐQT của Apple khá lâu. Tuy nhiên quan hệ giữa 2 hãng này đang ngày 1 xấu đi, những đơn kiện bản quyền của Apple mặc dù không trực tiếp “chĩa mũi dùi” vào Google, nhưng dường như Google đang “đổ thêm dầu vào lửa” khi hết mua lại Motorola để cạnh tranh trực tiếp hơn với Apple đến việc bán “vũ khí” cho HTC trong cuộc chiến chống Apple. Trong các cặp đôi, dường như quan hệ giữa Apple và Google là đang thù hằn công khai nhất.
Những sự “bằng mặt mà không bằng lòng” giữa các công ty thuộc bộ Tứ không còn là điều gì xa lạ. Những “minh tranh ám đấu” cũng đang dần lộ rõ, và trong năm 2012 mọi chuyện sẽ càng trở nên tồi tệ. Các vụ kiện bản quyền sẽ quyết liệt hơn, cạnh tranh giá cả sẽ mạnh mẽ hơn. Chiến tranh đã ở trước mắt, những người không chuẩn bị kỹ càng sẽ là những kẻ đầu tiên ngã xuống.
3. Lợi nhuận là then chốt
Mục đích của bất kỳ công ty nào đều chỉ gói gọn trong 2 chữ: “Lợi nhuận”. Mong ước của tất cả các công ty đều là cắt giảm được chi phí và tăng giá bán sản phẩm, đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Bộ Tứ cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên cách tiếp cận của mỗi công ty trong bộ Tứ với vấn đề lợi nhuận lại không giống nhau.
Trong khi đối với Google, Facebook, càng nhiều người sử dụng dịch vụ, sản phẩm của họ thì sẽ càng có nhiều tiền chảy vào túi của 2 doanh nghiệp này. Google cung cấp Android và Google Search hoàn toàn miễn phí cho người dùng, chỉ thu phí của các công ty muốn quảng cáo trên các sản phẩm này. Facebook cũng gần tương tự. Chính vì đặc điểm này, 1 chiếc Android Phone bán ra sẽ chỉ đem lại cho Google 10$ mỗi năm lợi nhuận từ quảng cáo, con số này với 1 người dùng Facebook còn thấp hơn nhiều. Vì vậy cách duy nhất để Google, Facebook tăng thu nhập đó là mở rộng thị trường. Vì thế, thị phần đối với Facebook, Google đặc biệt quan trọng và mấu chốt để Google, Facebook đủ “đạn dược” để đấu với Apple, Amazon đó là việc dịch vụ, sản phẩm của Google, Facebook phải nắm vị trí thống trị về thị phần.
Apple hoàn toàn ngược lại. Mặc dù iPhone chỉ chiếm khoảng 25% thị phần so với 40% của Android, Apple vẫn thu về lợi nhuận bằng 1 nửa của cả ngành công nghiệp smartphone do tất cả các hãng cộng lại. Lý do là với mỗi chiếc iPhone 4S bán ra, Apple lãi tới trên 350$. Chính vì lý do đó, Apple không hề “ngán” Android bất kể Android có chiếm bao nhiêu % thị phần đi chăng nữa, miễn là khách hàng của Apple trung thành với iPhone, thế là đủ. Cách tăng lợi nhuận của Apple nhìn chung là đơn giản: Giảm chi phí sản xuất và tăng giá bán.
Vấn đề giá bán Apple vẫn thực hiện rất tốt trong suốt những năm trở lại đây, sản phẩm của Apple luôn được xếp “hạng sang” và có giá cũng “hạng sang”. Cách mà Apple cắt giảm chi phí sản xuất càng đơn giản hơn: Giao hết công việc sản xuất cho 1 nhà thầu ở Trung Quốc với giá nhân công rẻ như bèo, “mua cạn” nguồn cung của các vật liệu cần thiết cho sản phẩm của mình. Apple từng “vét cạn” nguồn cung bộ nhớ flash trong suốt nhiều năm liền bằng những hợp đồng trị giá cả tỉ USD. Vét cạn nguồn cung linh kiện không chỉ giúp giá linh kiện mua vào được rẻ, mà còn khiến các đối thủ phải tiếp cận với nguồn hàng khan hiếm và giá cả đắt đỏ. Nhưng những chiêu bài như thế này giờ đây không còn là độc quyền của Apple khi mà Google đã nắm trong tay Motorola, 1 trong những hãng gia công phần cứng điện thoại lâu đời nhất thế giới.
Đừng ngạc nhiên nếu trong năm tới, những “đòn ngầm” như thế này sẽ được các hãng tận dụng triệt để hơn nữa. Google đã bước chân vào lĩnh vực phần cứng đầy mới mẻ và lạ lẫm với gã khổng lồ tìm kiếm. Và để cạnh tranh được với Apple, Larry Page, CEO của Google sẽ phải học cách nghĩ như Tim Cook. Và nếu Google “ăn ngon” mảng phần cứng, Facebook chắc chắn cũng sẽ đi theo bén gót.
Riêng với Amazon, hãng này hoàn toàn không có ý định theo đuổi lợi nhuận từ phần cứng mà chủ yếu muốn tận dụng “nguồn sữa” là tiền bán các nội dung mà phần cứng sử dụng. Điều này lý giải giá rẻ “như cho” của Kindle eReader hoặc Kindle Fire. Không có dấu hiệu gì chứng tỏ Amazon sẽ thay đổi phương án tiếp cận này trong thời gian gần. Và dường như đây cũng là 1 chiêu bài câu khách rất hiệu quả: Nếu không thể cạnh tranh với Apple bằng cấu hình hay thiết kế thì hãy cạnh tranh bằng giá cả. Hướng đi của Amazon sẽ đưa lại kết quả ra sao? Chúng ta sẽ phải chờ thời gian trả lời cho câu hỏi đó
Theo ICTnew
Thăm "đại bản doanh" như khu nghỉ dưỡng của Microsoft
Microsoft có tầm ảnh hưởng lớn trong làng công nghệ thế giới đến nỗi con phố Redmond từ đường cao tốc, biển báo khu rừng cho đến các tòa nhà cao tầng đều in logo Microsoft. Cùng thăm quan "đại bản doanh" của gã khổng lồ này tại Redmond, Washington, Mỹ.
Hình bóng của Microsoft xuất hiện mọi nơi ở Redmond khiến người ta tự hỏi liệu có phải "Redmond" đồng nghĩa với "Microsoft".
Đại bản doanh chính của Microsoft nằm ở khu One Microsoft Way, với diện tích rộng gần 120 hecta, với gần 40 tòa nhà chứa gần 14.000 văn phòng. Đại bản doanh của gã khổng lồ này là sự đan xen giữa khu văn phòng hiện đại và công viên xanh ngát. Các tán lá và hoa cỏ nở rộ trong những tháng tiết trời ấm áp.
Khu vực làm việc là tại tòa nhà Meeting Rooms được xây dựng trải khắp One Microsoft Way. Quán ăn tự phục vụ có khu vực ăn đêm ngoài trời với một thác nước rất đẹp. One Microsoft Way cũng là điểm đến thu hút khách du lịch. Trung tâm tham quan (Visitor"s Center) tái hiện lại những bước tiến của công nghệ với các tấm màn hình rộng trình diễn các sản phẩm nổi bật, từ chiếc tính Atari 8800, đến các máy chữ, máy ảnh...
Khu vực Visitor"s Center (tòa nhà số 92) cũng đồng thời là nơi trưng bày sản phẩm, khách tham quan có thể chơi game Kinect trên màn hình rộng, và sử dụng các máy tính được bố trí tại trung tâm. Một màn hình Surface cũng cho phép khách tham quan trải nghiệm công nghệ cảm ứng đa điểm của hãng. Tại khu vực này cũng có Company Store, là gian hàng nơi mọi người có thể mua được tất tần tật mọi thứ, từ phần mềm, đến áo phông có in logo của Microsoft.
Trung tâm kỹ thuật Enterprise Engineering Center (tòa nhà số 25) trưng bày những sáng tạo và nghiên cứu mà Microsoft đã thực hiện. Khu trung tâm là bộ phận Microsoft R&D, nơi để các công ty, các chính phủ và đối tác thử nghiệm công nghệ. Trung tâm này có 2 data center lớn.
Cùng tham quan "đại bản doanh" của Microsoft:
Khu làm việc nằm ngay sát công viên đầy cây xanh.
Hòm thư theo phong cách Windows Live Hotmail.
Meeting Rooms là khu làm việc.
Gặp các nhà sáng lập Microsoft, trong đó có Bill Gates (bìa trái, hàng dưới)
Technology Center là nơi các công ty, chính phủ, đối tác của Microsoft thử nghiệm công nghệ.
Trưng bày các mẫy TV đời đầu: Atari 8800
Lối đi bộ đến khu làm việc Meeting Rooms.
Ăn tối ngoài trời bên cạnh thác nước.
Gian hàng Company Store bán các vật phẩm liên quan đến Microsoft.
Phòng thí nghiệm để các đối tác thử nghiệm hoặc nâng cấp phần mềm.
Lối vào phòng Enterprise Engineering Center.
Trung tâm dữ liệu DataCenter xây dựng từ phần cứng của HP, Dell và Extreme.
Tên của các công ty hợp tác được Microsoft gắn trên tường.
Thân thiện với môi trường.
Theo Dân Trí
Những CEO kém tài nhất trong làng công nghệ Với sự kiện Giám đốc điều hành Yahoo Carol Bartz bị sa thải, hãy điểm lại những gương mặt CEO gây thất vọng nhất trong làng công nghệ. CEO trong làng công nghệ đang được chú ý rất nhiều thời gian gần đây. Ngoại trừ tượng đài Steve Jobs, người vừa từ chức giám đốc điều hành Apple, rất nhiều gương mặt lèo...