Cuộc chiến chưa từng có ở Mỹ
Câu hỏi lớn nhất lúc này là liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có để ông Mueller thẩm vấn và chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông từ chối.
Hôm 17-5, qua đánh dấu một năm ngày ông Robert Mueller được bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt để dẫn đầu cuộc điều tra Tổng thống Mỹ Donald Trump và chiến dịch tranh cử của ông.
Hai câu hỏi chủ chốt
Cuộc điều tra diễn ra trong âm thầm và thận trọng nói trên đã phủ bóng lên nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, khiến nhà lãnh đạo này thường xuyên sao nhãng. Ông chủ Nhà Trắng không ít lần trút giận lên “cuộc săn phù thủy lớn nhất lịch sử Mỹ” giữa lúc cuộc điều tra mang lại kết quả đáng ngạc nhiên, dẫn đến không ít thắc mắc ông Mueller đã biết được bao nhiêu và sẽ điều tra chuyện gì tiếp theo.
Ngay cả khi phạm vi cuộc điều tra đang rất rộng, các công tố viên vẫn tập trung vào 2 câu hỏi chủ chốt: Liệu chiến dịch tranh cử của ông Trump có thông đồng với Điện Kremlin để hưởng lợi và liệu nhà lãnh đạo này kể từ khi nhậm chức có cản trở nỗ lực làm sáng tỏ nghi án trên hay không, như yêu cầu giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) James Comey chấm dứt điều tra cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn hoặc quyết định sa thải ông Comey sau đó?
Ông Rudy Giuliani (giữa) vừa gia nhập đội ngũ pháp lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump Ảnh: AP
Sau 12 tháng điều tra, đã có 19 cá nhân và 3 công ty Nga bị truy tố hoặc đồng ý thỏa thuận nhận tội. Nhóm điều tra cũng thẩm vấn hầu hết phụ tá thân cận nhất của ông Trump và hỏi rất nhiều nhân chứng. Theo AP, những gì được biết cho đến giờ chưa làm rõ được nghi án “thông đồng” nhưng phần nào cho thấy người Nga quan tâm đến việc giúp ông Trump thắng cử và những quan hệ mờ ám với nước ngoài của một số phụ tá nhà lãnh đạo này trước, trong và sau chiến dịch tranh cử.
Video đang HOT
Trong khi đó, một số nhân tố mới làm phức tạp thêm những thách thức Nhà Trắng đang đối mặt, như luật sư riêng Michael Cohen của ông Trump, ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels và luật sư của cô, ông Michael Avenatti. Nhiều phụ tá của nhà lãnh đạo Mỹ tin rằng ông Trump cuối cùng sẽ “bình an vô sự” nhưng không khỏi lo ngại có thêm nhiều người quen và thậm chí là người nhà ông Trump dính đến rắc rối pháp lý. Hai cái tên khiến họ lo ngại nhất là con trai cả Donald Trump Jr và con rể Jared Kushner của ông chủ Nhà Trắng.
Chiến lược mới
Cuộc điều tra chắc chắn sẽ là gánh nặng không nhỏ khi ông Trump và Đảng Cộng hòa bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu ông Mueller có kịp hoàn tất cuộc điều tra vào mùa hè này hay không. Nếu kịch bản này không xảy ra, theo tờ The Wall Street Journal, ông sẽ phải tạm ngưng và nối lại nó sau cuộc bầu cử bởi Bộ Tư pháp Mỹ không muốn bị mang tiếng là tác động đến quyết định của cử tri. Vẫn còn nhiều việc chờ ông phía trước, trong đó nhạy cảm nhất là liệu văn phòng ông có quyết định thẩm vấn ông Trump hay không. Một nguy cơ của việc kéo dài cuộc điều tra là cả công chúng và chính quyền ông Trump có thể mất kiên nhẫn và kêu gọi nhanh chóng khép lại vụ việc càng sớm càng tốt.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller Ảnh: AP
Theo một số chuyên gia, thách thức lớn nhất của Nhà Trắng lúc này là ông Mueller hầu như không phạm sai sót nào cho đến giờ, buộc các phụ tá ông Trump phải chuyển sang chiến lược mới để đối phó – có thể gói gọn trong 3 chữ: chống trả, trì hoãn và nói xấu. Theo trang Roll Call, mục đích của chiến lược mới là gieo rắc hoài nghi về sự cần thiết của cuộc điều tra, làm dấy lên nghi vấn ông Mueller và FBI chỉ muốn “lật đổ” ông Trump và những phương thức hoạt động của công tố viên đặc biệt.
Với sự xáo trộn nhân sự mới đây, nổi bật là sự xuất hiện của luật sư Emmet T. Flood từng biện hộ cho Tổng thống Bill Clinton trong tiến trình luận tội cách đây 20 năm, đội ngũ pháp lý của ông Trump không chỉ chấm dứt chiến lược hợp tác với cuộc điều tra mà sẽ tìm cách làm điều ngược lại. Chẳng hạn, theo một số nguồn tin, đừng mong ông Trump đồng ý trả lời thẩm vấn ông Mueller và chuyện thương thảo sẽ bị kéo dài càng lâu càng tốt.
Sự xuất hiện của ông Rudy Giuliani, được xem là gương mặt của nhóm pháp lý bảo vệ Tổng thống Trump, cũng phần nào nêu bật sự thay đổi trên. Nhiều người dự báo cựu thị trưởng TP New York này sẽ tận dụng cơ hội xuất hiện trên giới truyền thông để leo thang nỗ lực làm xói mòn tính hợp pháp của cuộc điều tra vì biết rõ “chơi đẹp không mang lại hiệu quả”. “Chúng tôi đã chuyển từ phòng thủ sang tấn công” – ông Giuliani cảnh báo. Nói là làm, luật sư này hôm 18-5 gọi ông Comey là “kẻ nói dối” nên không thể là nhân chứng đáng tin cậy và chỉ trích Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions không chấm dứt cuộc điều tra “vô lý” này.
Câu hỏi lớn nhất chưa có giải đáp lúc này là liệu ông Trump có chịu để ông Mueller thẩm vấn và chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông từ chối. Ông Giuliani cho AP biết quyết định có thể chỉ được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên được lên kế hoạch diễn ra vào tháng tới. Nếu câu trả lời là có, nhóm pháp lý của ông Trump sẽ tìm cách hạn chế phạm vi câu hỏi và thời gian thẩm vấn. Nếu câu trả lời là không, ông Mueller có thể xin trát của tòa để buộc ông Trump ra làm chứng trước một đại bồi thẩm đoàn nhưng động thái này có thể kéo dài cuộc điều tra thêm nhiều tháng và khép lại bằng cuộc chiến trước Tòa án Tối cao.
Theo Phương Võ
Người lao động
Thương vụ 1.000 tỷ USD khiến cố vấn an ninh của ông Trump mất chức?
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đã mất chức vì "đi đêm" để mở đường cho thương vụ lên tới nghìn tỷ USD có sự tham gia của các doanh nghiệp Nga, Dailymail dẫn nguồn thạo tin cho biết.
Khoảnh khắc ông Flynn được cho là chăm chú vào điện thoại để gửi tin nhắn "định mệnh" (Ảnh: Reuters)
Khi cả thế giới đang dõi theo từng khoảnh khắc trong lễ nhậm chức hồi tháng 1 năm nay của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, người đứng cách khán đài chỉ vài bước chân, lại đang chăm chú với một tin nhắn khiến ông mất cả sự nghiệp chính trị phía trước.
Dailymail dẫn nguồn thạo tin tuần trước cho biết, ông Flynn khi đó đang mê mải chỉ để gửi một tin nhắn với nội dung cực kỳ đơn giản: "Đã thuận lợi để triển khai".
Tin nhắn được gửi cho một doanh nhân người Anh có tên Alex Copson mặc dù người này phủ nhận. Tin nhắn được cho là tín hiệu thông báo về việc Mỹ sẽ chấm dứt các lệnh trừng phạt với Nga, mở đường do thương vụ nghìn tỷ USD nhằm xây dựng các lò phản ứng hạt nhân trên khắp Trung Đông.
Ông Flynn (trái) từng là cố vấn cho doanh nhân Alex Copson trong dự án hạt nhân với các doanh nghiệp Nga (Ảnh: Reuters)
Sự tồn tại của tin nhắn này hiện vẫn là vấn đề gây tranh cãi, song một điều chắc chắn là Copson từng thuê ông Flynn làm cố vấn cho dự án tham vọng xây 45 lò phản ứng hạt nhân với các công ty của Nga. Dự án này gặp khó khăn bởi các lệnh trừng phạt mà chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama áp đặt với Nga.
Tận dụng việc ông Flynn chắc chắn được bổ nhiệm chức vụ cao trong chính quyền ngay sau khi Tổng thống Trump nhậm chức, Copson đã khẳng định với các đối tác rằng các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ trong "vài ngày tới".
Tuy nhiên, kế hoạch không suôn sẻ như dự kiến. Nhậm chức chưa đầy 1 tháng, ông Flynn bị buộc từ chức do giới điều tra phanh phui mối quan hệ giữa ông với quan chức Nga.
Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh công tố viên đặc biệt Robert Muller tiếp tục có những động thái cứng rắn trong cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 cũng như nghi vấn đội ngũ tranh cử của Tổng thống Trump "thông đồng" với Nga. Tổng thống Trump đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Minh Phương
Theo Dantri
Sau "bom tấn" James Comey, ông Trump hé lộ người có thể làm Giám đốc FBI Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đang tiến gần tới quyết định chọn tân giám đốc Cục điều tra liên bang (FBI), và ứng viên tiềm năng nhất là cựu Thượng nghị sĩ Joe Lieberman. Cựu Thượng nghị sĩ Joe Lieberman. (Ảnh: Washington Post) Phát biểu với báo giới trong cuộc hội đàm với Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, Tổng...