Cuộc chiến chống tham nhũng: Một năm, chỉ 3 người bị xử lý hình sự
Sáng 20.10, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã có báo cáo chuyên đề về kết quả phòng, chống tham nhũng tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII. Năm 2014, có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng đã bị xử lý, trong đó có 3 người bị xử lý hình sự.
Nhìn vào những con số này, người dân cảm nhận có cái gì đó không bình thường, dường như vừa bất lực, vừa thiếu nghiêm minh.
Tham nhũng -cái nhìn từ nhân dân
Tham nhũng thì “phổ biến”. Diễn biến thì “phức tạp”. Xảy ra thì ở “nhiều lĩnh vực, nhiều cấp”. Kê khai tài sản thì “hình thức”. Thu hồi tài sản thì thấp… Đây là những nhận xét của cử tri, nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng – mà Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày – trước Quốc hội.
Cử tri và nhân dân có cái nhìn từ thực tế khi mà tình trạng tham nhũng “vặt”trong khu vực công vẫn diễn ra phổ biến. Nào là nạn hối lộ trong lĩnh vực hành chính, dịch vụ công. Nào là lót tay, chạy chọt, như “điều kiện đầu tiên” mỗi độ đến cửa công. Tham nhũng trong cả lĩnh vực người ta thường nhấn mạnh đến y đức, như trong trong lĩnh vực y tế. Tham nhũng ngay cả trong việc thực hiện các chính sách mang tính chất nhân đạo, đền ơn, đáp nghĩa – như việc thực hiện chế độ, chính sách người có công, các chính sách xóa đói giảm nghèo. Tham nhũng tràn cả vào giáo dục. Lan cả sang lĩnh vực hoạt động công ích.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng tại Quốc hội sáng 20.10. Ảnh: TTXVN
Báo cáo kiến nghị cử tri không có những con số, nhưng có trong đó cái nhìn và sự cảm nhận của người dân về công tác phòng, chống tham nhũng. Ấy là, việc kê khai tài sản được cho là mang tính hình thức. Ấy là, một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng chỉ có hiệu quả thấp. Ấy là, việc phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn hạn chế. Và cả nỗi xót xa khi việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả rất thấp.
Video đang HOT
Phòng, chống tham nhũng: Để “diệt chuột”, vỡ “bình quý” cũng không tiếc!
Tham nhũng – cái nhìn của Nhà nước
Báo cáo chống tham nhũng do Tổng Thanh tra thừa ủy quyền Chính phủ trình bày trước Quốc hội sáng qua, thật ra, như là minh họa bằng con số cho cái nhìn người dân về tham nhũng. Vẫn là những câu chữ quen thuộc: Tham nhũng thì “ngày càng tinh vi, khó phát hiện”. Các đối tượng tham nhũng thì “thường có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích”. Tình hình tham nhũng thì “diễn ra phức tạp”. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra, gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp. Rồi thì, tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công.
Có vẻ, cái nhìn của Nhà nước và cái nhìn của nhân dân về phòng, chống tham nhũng không khác nhau là bao, kể cả sự hình thức, thông qua những con số, những tình trạng điển hình: Có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó có 3 người bị xử lý hình sự, 5 người bị cách chức, 40 người bị xử lý kỷ luật các hình thức cảnh cáo, khiển trách. Và “32 trường hợp nộp lại quà tặng”. Và cách nhìn nhận “việc kê khai tài sản còn hình thức”. Và đánh giá “việc thực hiện quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng vẫn còn hình thức”.
Vụ án Dương Chí Dũng, một trong những vụ án hiếm hoi về xử lý hình sự tham nhũng.Ảnh: TTXVN
Báo cáo về PCTN 2014: Sao tội phạm tham nhũng bị… tâm thần nhiều thế?
Chính phủ, hôm qua, cũng công bố công khai trước quần chúng nhân dân các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Từ việc cải cách hành chính; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Đổi mới kê khai tài sản, thu nhập; phương thức thanh toán cũng như việc nộp lại quà tặng…
Những biện pháp này không mới, nếu như không nói là còn thiếu cụ thể hơn cả những kiến nghị của cử tri, khi ít nhất, chống tham nhũng dưới con mắt nhân dân là phải xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi tham nhũng và lãng phí xảy ra, là phải đẩy mạnh giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, nhất là trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản, việc tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước quản lý.
Sau 9 tháng đầu năm, 8.000 cuộc thanh tra hành chính và 190.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện gần 32.000 tỉ đồng vi phạm, kiến nghị thu hồi ngân sách nhà nước 27.000 tỉ đồng, xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán 4.800 tỉ đồng. Về trách nhiệm, thanh tra các cấp cũng kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với khoảng 1.700 tập thể, gần 3.000 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 61 vụ. Tỉ lệ thu hồi tài sản đạt gần 65% (tương đương khoảng 10.000 tỉ đồng). Thanh tra cũng phát hiện 54 vụ việc với 87 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng tổng số tiền gần 69 tỉ đồng. Năm 2014, có 32 trường hợp nộp lại quà tặng. Riêng Bộ Tài chính có 12 người nộp lại quà tặng với tổng số tiền 118 triệu đồng. Cũng trong năm nay, 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý, trong đó có 3 người bị xử lý hình sự, 5 người bị cách chức, 40 người bị xử lý kỷ luật các hình thức cảnh cáo, khiển trách.
Theo Bao Lao đông
Kiểm tra khối tài sản khổng lồ của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ
Ngoài căn biệt thự 16.000 m2 tại Bến Tre, dư luận còn đặt nghi vấn ông Trần Văn Truyền và người thân đang sở hữu nhiều căn biệt thự sang trọng tại TPHCM.
Nguồn tin từ Tỉnh ủy Bến Tre cho biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của đảng viên đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cử đoàn cán bộ đến phối hợp với tỉnh Bến Tre để kiểm tra, xác minh toàn bộ tài sản và bất động sản của ông Truyền. Thời gian làm việc kéo dài 90 ngày.
Trước đó, trong tháng 2 và 3-2014, báo chí liên tục phản ánh căn biệt thự của ông Truyền xây dựng trên khu đất rộng hơn 16.000 m2 tại ấp 2, xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Ngoài căn biệt thự trên, ông Truyền còn sở hữu ngôi nhà mặt tiền khác tại trung tâm TP Bến Tre.
Căn biệt thự hoành tráng gây chú ý dư luận của ông Trần Văn Truyền tại Bến Tre.
Dư luận còn đặt nghi vấn ông Truyền và người thân đang sở hữu những căn biệt thự sang trọng tại TP HCM như ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7), phường Thảo Điền (quận 2)...
Ngoài ra, ông Truyền đã ký bổ nhiệm hàng loạt cán bộ lãnh đạo các cục, vụ trực thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ trước khi về hưu. Trong số cán bộ được bổ nhiệm, có người không thuộc diện quy hoạch, trình độ năng lực hạn chế.
Những dư luận không tốt về vị quan chức từng đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của Chính phủ được các đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm, chất vấn. Chiều 12-6, trả lời chất vấn tại Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết Ban Bí thư Trung ương đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương nắm tình hình tài sản của ông Trần Văn Truyền.
Về việc ông Trần Văn Truyền bổ nhiệm 60 cán bộ của cơ quan thanh tra, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh khẳng định đây là thông tin chính xác.
"Thực tế do yêu cầu công tác cán bộ để thực thi công vụ. Tuy nhiên, cũng có sơ suất như thời gian bổ nhiệm chưa đầy đủ, số lượng cấp phó nhiều hơn quy định, năng lực một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu" - Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhận định. Người đứng đầu Thanh tra Chính phủ thừa nhận: "Chúng tôi đã nghiêm túc kiểm điểm, khắc phục kịp thời một cách nghiêm túc".
Tại các cuộc tiếp xúc với cử tri TP Hà Nội sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Cán bộ dù về hưu cũng nhất định phải làm rõ, chứ không nhân nhượng cho qua. Cụ thể Ban Bí thư Trung ương đã chỉ đạo, giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc.
Theo Người lao động
Bộ trưởng Công an: Phải bảo vệ người tố cáo tham nhũng Đại tướng Trần Đại Quang đã nêu ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng sau thanh tra, trong đó yêu cầu phải bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội chiều 12/6, Đại biểu Bùi Thị An (Hà...