Cuộc chiến chống tham nhũng: “Lò” đang đượm, đừng biến mình thành “củi”!
Cuộc chiến chống tham nhũng, xử lý cán bộ ngày càng vào hồi quyết liệt, như lời cảnh báo: Hãy soi lại mình, tránh “tự diễn biến, tự suy thoái” mà kết cục cuối cùng sẽ không ai mong muốn
Chưa có khi nào, cuộc chiến chống tham nhũng lại mạnh mẽ và quyết liệt như thời gian gần đây. Từ Đại hội VIII đến nay, số Ủy viên Trung ương vi phạm kỷ luật Đảng, thậm chí vướng vòng lao lý có xu hướng ngày càng nhiều hơn.
Mới đây, tại Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) của Đảng, ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã đưa ra con số, chỉ trong trong 2 năm gần đây, cấp ủy và UBKT các cấp đã kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và hàng ngàn đảng viên vi phạm, trong đó có một số đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng và cố ý làm trái.
Tính đến nay, đã có 59 cán bộ thuộc Trung ương quản lý đã bị xử lý, kỷ luật trong đó có 13 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương và có 1 Ủy viên Bộ Chính trị.
Nếu so với năm 2017, thì năm 2018, có thể thấy số cán bộ bị kỷ luật, bị truy tố trước pháp luật nhiều hơn và ở diện rộng hơn. Trong đó có rất nhiều cán bộ ở các ngành, các cấp, từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt hàng loạt tướng lĩnh trong ngành Công an, Quân đội- ngành mà lâu nay dư luận vẫn nghi ngại về một “vùng cấm”- đã bị đưa ra xử lý kỷ luật. Việc xử lý cán bộ ngày càng quyết liệt thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước không có “vùng cấm”.
Năm 2018, nhiều cán bộ, trong đó có cán bộ do Trung ương quản lý đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí có người bị truy tố trước pháp luật
Trong năm 2018, tại hai Hội nghị quan trọng của Đảng là Trung ương VII và VIII, nhiều vấn đề “ nóng” cũng đã được bàn thảo, như: chính sách tiền lương, công tác cán bộ, tinh gọn bộ máy, công tác xây dựng Đảng…. trong đó xây dựng Đảng và công tác cán bộ được các đại biểu đặc biệt quan tâm.
Cũng chưa bao giờ, công tác cán bộ lại được Đảng và người đứng đầu Đảng ta trăn trở đến như vậy. Ngay tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương VII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu trả lời cho được câu hỏi vì sao 20 năm qua, đặc biệt những năm gần đây, mặc dù Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhưng trong thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp? Nguyên nhân từ đâu, ở khâu nào, cấp nào?
Không phải ngẫu nhiên mà người đứng đầu Đảng ta lại đặt ra nhiều câu hỏi về công tác cán bộ đến như vậy. Thực sự không thể không trăn trở khi có quá nhiều cán bộ vi phạm, ở đủ cấp, đủ ngành, kể cả cán bộ đương chức hay đã nghỉ hưu…
Trăn trở về một đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đông nhưng chưa mạnh. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Điều này được thể hiện rõ nhất khi mà trong năm 2018, có hàng loạt cán bộ, trong đó có nhiều cán bộ Trung ương quản lý, nhiều tướng lĩnh cấp cao trong ngành Công an, Quân đội bị xử lý kỷ luật, thậm chí vướng vòng lao lý vì lợi dụng chức vụ quyền hạn để “bảo kê”, “chống lưng” cho nhóm lợi ích làm ăn phi pháp, làm thất thoát tài sản Nhà nước hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, cũng nhằm để hưởng lợi trong đó.
Trăn trở khi không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu ý chí tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều đại án kinh tế đã và đang được đưa ra xét xử mới thấy mức độ tàn phá nền kinh tế ghê gớm. Những sai phạm này của cán bộ, đảng viên không chỉ làm tổn hại nặng nề về kinh tế, mất mát về đội ngũ cán bộ, mà hậu quả nặng nề hơn cả là làm xói mòn lòng tin của dân với Đảng, với chế độ.
Vì thế, khi công cuộc phòng chống tham nhũng, xử lý cán bộ vi phạm của Đảng, Nhà nước và người đứng đầu Đảng ta ngày càng vào hồi quyết liệt, là minh chứng rõ nhất của quyết tâm không có “vùng cấm”. Bất cứ ai khi đã sai phạm, khuyết điểm trong việc quản lý đất nước, quản lý kinh tế, ảnh hưởng đến Đảng, đến nhân dân thì dù ở cấp nào thì cũng đều bị xử lý nghiêm minh, theo đúng quy định của pháp luật.
Có thể thấy, việc xử lý cán bộ vi phạm trong thời gian qua đã được làm một cách thận trọng, bài bản, trỏ rõ đến từng cá nhân vi phạm, không còn là “lỗi của tập thể”, đặc biệt là công khai trước dư luận, sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó, đúng người, đúng tội, không hàm oan cũng như không bỏ lọt ai.
Video đang HOT
Quyết tâm và hành động mạnh mẽ của Đảng đã và đang lấy lại được niềm tin trong nhân dân, được dư luận đồng tình ủng hộ. Niềm tin của người dân vào Đảng, vào chế độ ngày càng được củng cố và tăng cường, tạo khí thế phấn khởi, lan tỏa, là động lực để nhân dân tích cực, hăng say trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chưa bao giờ nền kinh tế lại tăng trưởng ấn tượng như bây giờ. Năm 2018, tăng trưởng GDP cao nhất trong vòng 10 năm và cao hơn nhiều nước trong khu vực, các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Kinh tế Việt Nam vượt mục tiêu đề ra (6,7%) và ước đạt 7%.
Cùng với việc phòng chống tham nhũng, xử lý cán bộ đang vào hồi quyết liệt, trong năm 2018, Đảng ta cũng đã ban hành nhiều quy định, quy chế về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, như: Quy định số 07 của Ban Chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm; Quy định 08 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương; Quy định 102 về xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm… Cùng với đó, Đảng ta cũng ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định khác nhằm tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Những quy định này của Đảng thực sự cần thiết với tất cả các cán bộ, Đảng viên trong tình hình hiện nay, ngày càng hoàn thiện các quy trình kết nạp Đảng, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Đây cũng là cảnh báo đối với tất cả cán bộ, đảng viên: Hãy soi lại những việc mình làm, để tự tu dưỡng, tránh tình trạng tự diễn biến, tự suy thoái mà kết cục cuối cùng sẽ không ai mong muốn./.
Minh Hòa/VOV.VN
Theo VOV
Trưởng ban Tổ chức trung ương lội bùn vào với bà con vùng lũ Mường Lát
Ngày 8/9, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã đi khảo sát thực tế, thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người dân vùng lũ tỉnh Thanh Hóa.
Đợt mưa lũ cuối tháng 8 vừa qua đã khiến nhiều địa phương tại Thanh Hóa bị thiệt hại nặng nề về người, cơ sở hạ tầng và tài sản của nhân dân.
Tại huyện Mường Lát đã có 7 người chết và mất tích, 3 người bị thương do mưa lũ. Có 139 hộ bị sập nhà hoàn toàn, 313 hộ phải di dời, 226 hộ bị ảnh hưởng di dời.
Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con bản Poọng, xã Tam Chung bị mất nhà cửa đang phải sơ tán
Trong đó, nặng nhất là bản Poọng, xã Tam Chung do sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề về tài sản, nhiều hộ dân đang phải sơ tán đến nơi khác ở tạm.
Quốc lộ 15C (tuyến đường huyết mạch lên huyện Mường Lát) từ km49 đến km110 bị sạt lở nghiêm trọng, ách tắc hoàn toàn với tổng chiều dài sạt lở khoảng 10 km.
Do tất cả các tuyến đường ra vào địa bàn huyện đều bị ảnh hưởng, giao thông bị tê liệt hoàn toàn nên hàng hóa tại địa phương này hiện rất khan hiếm, gần cạn kiệt, đặc biệt là lương thực, muối, xăng, dầu và các nhu yếu phẩm cần thiết khác.
Ông Phạm Minh Chính lội bùn đi khảo sát vùng lũ
Ước tổng thiệt hại sơ bộ trên địa bàn huyện Mường Lát khoảng trên 1.000 tỷ đồng.
Ngay sau khi vượt quãng đường hàng chục km với nhiều điểm sạt lở, ông Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ những khó khăn của bà con nhân dân bản Poọng, xã Tam Chung đang sơ tán tại trường Tiểu học cũ. Đồng thời, trao quả ủng hộ của Ban Tổ chức Trung ương cho các gia đình bị thiệt hại do cơn lũ vừa qua.
Tiếp đó, đoàn công tác đã đi khảo sát thiệt hại tại bản Poọng, xã Tam Chung. Sau khi đi khảo sát, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đề nghị cần sớm ổn định cuộc sống cho 452 hộ gia đình bị mất nhà cửa. Đây là mục tiêu quan trọng nhất, vì người dân không chỉ mất nhà, mất đồ đạc mà còn mất ruộng nương.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương thăm hỏi bà con bản Poọng
Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa phải giải phóng nhanh đường giao thông. Qua khảo sát thực tế, ông Phạm Minh Chính cho rằng lực lượng giải phóng đường giao thông rất mỏng và yêu cầu phải tập trung, chỉ đạo quyết liệt việc này, giải phóng càng nhanh càng tốt. Việc để giao thông ách tắc gần 10 ngày nay theo ông Phạm Minh Chính là không ổn.
Một số nhiệm vụ khác cần quan tâm là: Giải quyết vấn đề nước cho nhân dân; vấn đề đi học cho các cháu là cần thiết; vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cũng cần phải quan tâm.
Về giải pháp đối với các hộ dân bị mất nhà, Trưởng ban Tổ chức Trung ương yêu cầu lập dự án khôi phục lại nhà cửa, khắc phục để ổn định lâu dài cho bà con. Ông Phạm Minh Chính lưu ý vấn đề xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh để không bị động.
Người dân bản Poọng báo cáo thiệt hại với Trưởng ban tổ chức Trung ương
Mất mát của nhân dân là rất lớn, nên ông Phạm Minh Chính cũng đề nghị kêu gọi sự ủng hộ trong, ngoài tỉnh và các nhà hảo tâm. Đồng thời, lập quỹ, đường dây nóng và lập đội quản lý quỹ các quỹ ủng hộ, tránh bị xè xẻn.
Kết thúc buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa, ông Phạm Minh Chính yêu cầu, sau khi đã khảo sát thiệt hại, đưa ra giải pháp thì phải thực hiện được và phải có hiệu quả, có sự lan tỏa; từ đó yêu cầu tỉnh Thanh Hóa cần huy động hệ thống chính trị vào cuộc. "Chúng ta đi, đến khảo sát là phải xử lý, ra vấn đề và phải hiểu quả", ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Ngoài ra, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng đề nghị các địa phương nhanh chóng thống kê lại thiệt hại để báo cáo Trung ương sớm có kế hoạch hỗ trợ, trước mắt là hỗ trợ gạo cho bà con.
Tình trạng sạt lở núi xảy ra nghiêm trọng tại nhiều bản làng của huyện Mường Lát
Nhiều ngôi nhà của người dân bị vùi lấp
Trước đó, vào sáng cùng ngày, ông Phạm Minh Chính đã đến kiểm tra tình hình và thăm hỏi người dân bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra tại huyện Cẩm Thủy.
Tại đây, ông Phạm Minh Chính đã chia sẻ mất mát, khó khăn với các gia đình có người chết và mất tích, có nhà bị trôi, sập hoàn toàn do đợt lũ. Đồng thời động viên người dân nỗ lực vượt qua khó khăn, mất mát, đau thương, khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời, trao quà cho đại diện các hộ dân ở xã Cẩm Phong và xã Cẩm Sơn bị thiệt hại nặng về người và nhà cửa.
Những gì còn sót lại của người dân sau lũ
Tại buổi làm việc, Trưởng ban Tổ chức Trung ương yêu cầu huyện Cẩm Thủy cần nghiêm túc rút kinh nghiệm vì số người thiệt mạng do lũ nhiều. Trong điều kiện thời tiết biến đổi ngày càng cực đoan, khó lường nên phải chủ động để tìm cách thích ứng, giảm tối đa thiệt hại.
Về lâu dài phải thay đổi phương thức sản xuất, cơ cấu lại cây trồng vật nuôi, xây dựng mô hình mỗi làng một sản phẩm, chuyển đổi phương thức nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá để thay đổi đời sống của người dân.
Nhân dịp này, tỉnh Thanh Hóa, các đơn vị doanh nghiệp, nhà hảo tâm cũng đã ủng hộ nhiều tỷ đồng đến bà con nhân dân các địa phương bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Những bao lúa đã mọc mầm sau lũ.
Duy Tuyên
Theo Laodong
Trưởng Ban tổ chức Trung ương tri ân các anh hùng liệt sĩ Ngày 20/7, ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương đã đến dâng hương tri ân các Anh hùng, liệt sĩ và tặng quà cho các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ông Phạm Minh Chính cùng đoàn công...