Cuộc chiến chống mạo danh Ama Kông: Chờ một kết thúc có hậu
Sau 8 năm qua đời, người gửi đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực một giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vi phạm bản quyền thương hiệu Ama Kông là cụ Y Prung Êban mới được Cục Sở hữu trí tuệ hồi âm. Lá đơn này cụ gửi từ 10 năm trước.
Ông Khăm Phết Lào dâng đơn lên ảnh bố
Qua đời 8 năm mới nhận được hồi âm
Nhận được văn bản số 11002 của Cục Sở hữu Trí tuệ gửi cho bố mình là ông Y Prung Êban, người thường được gọi là “Vua Voi” Ama Kông (Ama Kông: Bố của Kông, theo tên con cả của người Ê đê), thầy thuốc Khăm Phết Lào cầm dâng lên tấm ảnh treo trên tường, thưa: Bố ơi, bố qua đời từ ngày 3/11/2012, mãi tới bây giờ họ mới trả lời cho bố đây.
Công văn 11002 xác nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà Cục Sở hữu trí tuệ từng cấp cho Cty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk đã hết hiệu lực từ tháng 12/2014, vì vậy “Cục sẽ không tiếp tục xem xét đề nghị của ông Y Prung Êban”, qua lá đơn ông phản đối việc cấp giấy chứng nhận vi phạm bản quyền thương hiệu, mà Cục đã vào sổ nhận từ năm 2010.
Trong lễ sinh nhật tròn 100 tuổi “Vua Voi”, tổ chức ngày 1/1/2010 tại nhà Khăm Phết Lào, cụ Y Prung Êban đã đề nghị báo Tiền Phong tiếp tục hỗ trợ chống hàng giả, mạo danh. Ông nói: “ Sao người khác làm thuốc mà lại lấy tên tôi để lừa dối người tiêu dùng? Tôi không cho phép đâu!”.
Gian nan chống mạo danh
Video đang HOT
Trước đó, từ năm 2005, Ama Kông phát hiện ông Hồ Việt Sang lợi dụng danh nghĩa Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk để bán thuốc Ama Kông giả, sau khi lừa “Vua Voi” điểm chỉ vào tờ giấy do ông Sang tự viết có cụm từ “Ủy quyền nghiên cứu thừa kế bài thuốc Ama Kông cho ông Hồ Việt Sang”. Cả gia tộc Ama Kông khiếu nại lên Hội Đông y tỉnh. Bác sĩ Nguyễn Đức Phồi – Chủ tịch Hội Đông y tổ chức đối chất. Trước tập thể thường trực Hội Đông y và 9 người trong gia tộc Ama Kông, ông Hồ Việt Sang khi đó là Phó Chủ tịch Hội Đông y đã phải ký cam kết hủy bỏ giấy viết tay này. Tuy nhiên, sau đó ông Sang tái phạm, bị Hội nhắc nhở lần thứ hai, lại tiếp tục viết giấy cam kết: từ nay sẽ không bao giờ còn sử dụng bài thuốc Ama Kông và các giấy tờ liên quan.
Thế nhưng ông Hồ Việt Sang chẳng những không chấm dứt hành vi sai trái, lại còn lập thêm trang web AmaKong.vn để bán thuốc mạo danh Ama Kông. Sở KHCN Đắk Lắk đã lập biên bản hành vi sai phạm của ông Sang vào ngày 24/01/2008.
Do ông Sang không thực hiện các cam kết, ngày 25/7/2008, ông Khăm Phết Lào lại nộp đơn có điểm chỉ của Ama Kông ủy quyền cho con trai kiện Hồ Việt Sang. Ngày 24/10/2008, tại Tòa án thành phố Buôn Ma Thuột, Hồ Việt Sang xin lỗi, xin bồi thường danh dự Ama Kông 2 triệu đồng, thừa nhận hành vi sai trái, cam kết không tái phạm, hứa gỡ bỏ trang web mạo danh Ama Kông.
Nhưng sau đó, ông Hồ Việt Sang vẫn tung ra các mặt hàng mạo danh Ama Kông, bày bán tràn lan khắp trong ngoài tỉnh Đắk Lắk. Đã có những hội chợ liên tỉnh giới thiệu sản phẩm các địa phương, gian hàng của tỉnh Đắk Lắk trưng bày thuốc Ama Kông do ông Sang sản xuất. Tại một hội nghị lớn do cơ quan Trung ương chủ trì tại Khách sạn Mường Thanh ngày 28/3/2019, thang thuốc Ama Kông giả mạo do ông Hồ Việt Sang sản xuất còn được đặt mua, làm quà tặng 400 đại biểu dự hội nghị.
Ngày 23/6/2019 ông Khăm Phết Lào lại có đơn đề nghị khởi tố Hồ Việt Sang. Cục Quản lý Thị trường Đắk Lắk mời hai bên lên đối chất. Khăm Phết Lào trình đủ hồ sơ chứng nhận thương hiệu- nhãn hiệu Ama Kông của gia đình ông, được bảo hộ bởi các cơ quan có thẩm quyền gồm Bộ Y tế, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, Liên hiệp các hội KHKT v.v… Ông Sang tiếp tục nhận sai và cam kết ngừng sản xuất thuốc ngâm rượu Ama Kông.
Tới nay, trang web có các thông tin sai sự thật, lừa người tiêu dùng của ông Hồ Việt Sang với tên amakong.vn vẫn công khai hoạt động. Gõ vào trang này, ai cũng thấy ngay dòng chữ “GIỚI THIỆU Bs Hồ Việt Sang là người duy nhất kế thừa, phát huy phát triển bài thuốc Amakong qua nghiên cứu khoa học”, sai sự thật, sai cả chính tả.
Dự cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với nông dân ngày 29/9, trao tận tay Thủ tướng thang thuốc gia truyền nổi tiếng, thầy thuốc Khăm Phết Lào nói: Đây là vinh dự lớn, cũng là niềm hy vọng cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, mạo danh, lừa dối người tiêu dùng sẽ được các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk xử lý đúng pháp luật, đúng như Thủ tướng đã chỉ đạo.
Ông Đoàn Ngọc Hải nổi giận vì bị mạo danh quyên tiền từ thiện
Bị một người mạo danh mình kêu gọi quyên góp trên mạng xã hội, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết rất tức giận.
Ông Đoàn Ngọc Hải trong một lần đưa bệnh nhân nghèo về quê.
Ngày 22/9, trao đổi với PV, ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định bản thân không sử dụng mạng xã hội để kêu gọi quyên góp tiền từ thiện như thông tin đăng tải.
"Tôi rất tức giận trước sự việc trên, hiện người mạo danh tôi đã nhắn tin, xin lỗi và cho biết đã lỡ dại có hành vi trên", ông Hải nói.
Trước đó, trên mạng xã hội instagram xuất hiện tài khoản mang tên "ĐOÀN NGỌC HẢI", người này đã đăng tải bài viết, kèm theo số tài khoản người nhận tiền có tên "NGUYEN THANH LONG" mở tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), kêu gọi gửi tiền ủng hộ người nghèo vào số tài khoản trên. Một số người dùng phát hiện sự việc đã bình luận cảnh báo để nhiều người khác không bị lừa.
Ông Đoàn Ngọc Hải bị mạo danh kêu gọi quyên góp tiền từ thiện.
Trước đó, trong cuộc trò chuyện với Báo Giao thông, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết, ông làm từ thiện bằng tiền túi và một số bạn bè rất thân gửi thêm, tuyệt đối ông không huy động từ nguồn khác.
Mới đây, ông Đoàn Ngọc Hải đã rao bán ô tô Daihatsu cổ cùng 4 áo thi đấu có chữ ký của tuyển thủ Việt Nam với giá 4 tỷ đồng để làm từ thiện. Một doanh nghiệp ở Hải Dương đã mua những sản phẩm này.
Ông Đoàn Ngọc Hải là cựu Phó Chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM được nhiều người biết đến khi ra quân xử lý vỉa hè. Sau khi bị "trói chân" và chiến dịch thất bại, ông đã "cởi áo từ quan".
Cũng trước đó, ông đã bán điện thoại Vertu và đồng hồ Patek Philippe giá 2 tỷ đồng để xây nhà cho người nghèo ở quận 12, TP.HCM.
Sau khi từ quan, ông Đoàn Ngọc Hải chạy marathon quyên góp tiền làm từ thiện, và mua một xe cứu thương để chở bệnh nhân nghèo về quê miễn phí.
Bắc Ninh: "Tỏi An Thịnh" được trao bằng sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh phối hợp với UBND huyện Lương Tài (Bắc Ninh) và Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý "An Thịnh" cho sản phẩm tỏi của huyện Lương Tài. Đây là sản phẩm...