Cuộc chiến chống IS: Đã tới lúc tấn công trên bộ?
Báo Pháp Le Figaro cho rằng Liên quân Ả Rập-Phương Tây đã thất bại trong cuộc chiến chống IS và khả năng tấn công trên bộ đang được bàn thảo.
Phiến quân IS hoành hành ở Syria.
Liên hệ tới khủng hoảng nhập cư hiện nay tại châu Âu, Le Figaro cho rằng đó cũng là hậu quả của tình trạng xung đột tại khu vực Trung Đông giữa Liên minh Ả Rập-Phương tây với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Để có thể chấm dứt được thảm họa nhân đạo này, xã luận ngày 5/9 đăng trên Le Figaro cho rằng cách duy nhất là “tấn công vào nguồn gốc của đau khổ”, vào tận”hang ổ” gây đau khổ nằm ở khu vực thế giới Ả Rập, trải dài từ Syria tới Iraq và tại Libya.
Sau hơn một năm oanh kích các khu vực chiến lược của các tổ chức thánh chiến, liên quân của Phương Tây rõ ràng không thu được kết quả như mong đợi, dù đã tiêu tốn khá nhiều tiền bạc. Cho dù IS đã phải hứng chịu tới khoảng 6.500 cuộc không kích, tổn thất khoảng 10.000 tay súng cùng khá nhiều thủ lĩnh, nhưng tổ chức tàn bạo này không những tồn tại mà còn chứng tỏ tiếp tục phát triển và luôn đủ sức chống cự liên quân.
Thực tế cũng cho thấy IS không những không suy giảm về quân số mà vẫn tiếp tục gia tăng nhờ mạng lưới chiêu mộ tân binh hoạt động âm thầm mà không kém phần hiệu quả, vẫn luồn lách trót lọt qua mọi “rào chắn” để có thể bổ sung liên tục quân số cho IS từ hầu như khắp nơi trên thế giới.
Video đang HOT
Mới đây nhất, IS tiếp tục phô trương sức mạnh qua các cuộc phản công ngay sát sườn thủ đô Damascus của Syria và Baghdad của Iraq. Các tay súng IS cũng chứng tỏ sự tàn bạo và ngông cuồng ở cấp độ cao hơn qua các vụ hành quyết nhiều dân thường và phá hủy tiếp các di sản văn hóa tại Palmyra.
Bởi vậy, cũng theo Le Figaro, Liên minh Ả Rập-Phương Tây buộc phải xem xét lại chính sách của mình và biện pháp tấn công trên bộ đang được đưa ra thảo luận, thay vì tiếp tục không kích tiền kém nhiều mà hiệu quả chẳng bao nhiêu.
Quý Cao
Theo Dantri
Những cuộc đụng độ nảy lửa trên bán đảo Triều Tiên
Trong 60 năm kể từ khi một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, trên bán đảo này đã xảy ra vô số các vụ đụng độ nảy lửa
Theo Straits Times, hai miền Triều Tiên về mặt lý thuyết vẫn trong tình trạng chiến tranh vì chưa có một hiệp đình hòa bình chính thức được thông qua và Bình Nhưỡng đã nhiều lần đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu trong những giai đoạn gia tăng căng thẳng.
Dưới đây là một số mốc quan trọng, trong đó có một vài sự cố gần như đẩy bán đảo Triều Tiên trở lại một cuộc xung đột toàn diện:
Khói bốc lên trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc sau khi bị Triều Tiên nã pháo vào tháng 11/2010. (Ảnh: Getty)
-Ngày 19/1/1967, các đơn vị pháo binh Triều Tiên khai hỏa về phía tàu Dangpo của Hàn Quốc khi con tàu này đang chở 70 thủy thủ đi tuần tra trên biển Hoàng Hải. Con tàu bị chìm và khiến 39 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.
- Ngày 21/1/1968, một nhóm gồm 31 lính đặc công Triều Tiên đã đột nhập gần tới Nhà Xanh, nơi ở và văn phòng làm việc của Tổng thống Park Chung Hee trước khi bị an ninh Hàn Quốc chặn lại. Cả nhóm, trừ hai người, đã thiệt mạng trong một loạt các vụ đấu súng tiếp theo. Một người sống sót sau đó tiết lộ rằng nhiệm vụ của họ là ám sát Tổng thống Park.
- Ngày 18/8/1976, các binh lính Triều Tiên đã tấn công một nhóm người đang cố gắng chặt một cái cây ở bên trong khu phi quân sự (DMZ). Hai sĩ quan quân đội Mỹ đã thiệt mạng trong sự kiện được nhắc tới như "một vụ giết người bằng rìu".
- Ngày 9/10/1983, Triều Tiên đã ném bom vào một lăng mộ ở Yangon, Myanmar trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo Hwan tới quốc gia này. Ông đã sống sót nhưng 21 người, bao gồm một số bộ trường đã thiệt mạng.
-Ngày 29/11/1987, một quả bom do hai điệp viên Triều Tiên gài trên một chuyến bay của hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air đã phát nổ trên biển Andaman, khiến toàn bộ 115 người thiệt mạng. Cả hai điệp viên đã cố gắng để tránh bị bắt bằng cách nuốt xyanua nhưng một người đã bị bắt sống.
- Tháng 9/1996, một tàu ngầm Triều Tiên đã bị mắc cạn ngoài khởi cảng Gangneung ở phía đông Hàn Quốc khi đang làm nhiệm vụ do thám. Toàn bộ 25 thành viên thủy thủ đoàn và những người xâm nhập đã bị giết chết sau một cuộc truy lùng kéo dài 45 ngày.
- Ngày 15/6/1999, các tàu hải quân Hàn Quốc và Triều Tiên đã đụng độ với nhau ở ngoài khơi Yeonpyeong. Một tàu ngư lôi của Triều Tiên đã bị đắm và ba tàu tuần tra bị hư hại nghiêm trọng. Số người Triều Tiên bị thương vong ước tính khoảng 50 người.
- Ngày 29/6/2002, một vụ đụng độ hải quân đã xảy ra tại Yeonpyeong và kết quả là một tàu tuần tra của Hàn Quốc bị đánh chìm và khiến 6 người trên đó thiệt mạng.
- Ngày 26/3/2010 , tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc đã bị chìm gần đảo Baengnyong trên biển Hoàng Hải, 46 thủy thủ đã thiệt mạng. Một cuộc điều tra quốc tế đưa ra kết luận rằng con tàu này đã bị một tàu ngầm Triều Tiên tấn công bằng ngư lôi. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã bác bỏ cáo buộc trên.
- Ngày 23/11/2010, Triều Tiên đã nã pháo về đảo biên giới Yeonpyeong của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải, khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có 2 lính thủy đánh bộ và 2 dân thường.
- Ngày 21/8/2015, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh cho các đơn vị quân đội ở tiền tuyến sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh, theo sau một cuộc đấu pháo hiếm có giữa Seoul và Bình Nhưỡng xảy ra cách đó một ngày.
Theo Sầm Hoa
Vietnamnet
Hơn 1 triệu thanh niên Triều Tiên xin nhập ngũ Kênh truyền hình nhà nước Triều Tiên KRT ngày 23/8 đưa tin, hơn 1 triệu thanh niên nước này đã xin gia nhập quân đội để bảo vệ đất nước, trong bối cảnh căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đang leo thang nghiêm trọng, tiềm ẩn những nguy cơ xung đột quân sự. Theo tin đưa trên kênh truyền hình KRT,...