Cuộc chiến chống dịch Covid-19 trên mặt trận báo chí – truyền thông ở Việt Nam
Tròn 50 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm Covid-19 ra cộng đồng. Các ca mắc từ bên ngoài đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có trường hợp mắc Covid-19 nào tử vong.
Kết quả này cho thấy Việt Nam đã, đang từng bước khống chế, đẩy lùi dịch Covid-19 với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng các biện pháp tổng thể, cả trên phương diện phòng, chống trực tiếp và gián tiếp, trong đó có vai trò rất lớn của báo chí – truyền thông.
Việt Nam đã, đang từng bước khống chế, đẩy lùi dịch Covid-19 với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng các biện pháp tổng thể, cả trên phương diện phòng, chống trực tiếp và gián tiếp, trong đó có vai trò rất lớn của báo chí – truyền thông
Vai trò quan trọng của báo chí
Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, không thể không nhắc đến vai trò chủ lực của báo chí trên mặt trận văn hóa tư tưởng, như thông tin – tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19. Báo chí luôn có mặt kịp thời tại các “điểm nóng” về dịch bệnh, kịp thời phản ánh thực tế tình hình dịch bệnh ở trong nước và quốc tế; góp phần khích lệ, động viên, lan tỏa các tấm gương người tốt – việc tốt trong xã hội cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh…
Trong những ngày dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cả nước chung sức đối phó với dịch bệnh, đó cũng là những ngày thực sự áp lực với những người làm báo. Hoạt động của ngành nghề khác có thể tạm dừng, nhưng dòng tin tức của báo chí luôn luôn phải chảy mãi với thời cuộc. Theo nhận định của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, báo chí đã tuyên truyền tích cực, rõ rệt về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Công tác chỉ đạo được thực hiện theo mô hình tác chiến hiệu quả, tương tác cao, trở thành nguồn tin ban đầu để các báo cập nhật thông tin.
Các cơ quan báo chí không chạy theo việc đưa tin tức đơn thuần về các ca bệnh, mà tăng cường thông tin tuyên truyền việc ứng xử đối với người bệnh, người bị cách ly, khuyến cáo không kỳ thị những nhóm người mắc bệnh. Báo chí cũng đã chuyển hướng mạnh với những tin, bài nhân văn, chống lại sự kỳ thị, tổ chức các tuyến bài dài hơi, chất lượng, đưa thông điệp để người dân sống tốt, an toàn, ý nghĩa hơn, quan tâm đến người già, gia đình, hướng nội hơn. Nhiều cơ quan báo chí đã kịp thời đưa tin, bài về những mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch thành công vừa phát triển kinh tế-xã hội, phản ánh những mô hình vượt khó của doanh nghiệp, tổ chức, những cách làm hay, sáng tạo trong bối cảnh kinh tế khó khăn…
Video đang HOT
Trung tuần tháng 5-2020, Công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường YouGov (Anh) đã công bố cuộc thăm dò ý kiến độc giả để đo lường mức độ tín nhiệm đối với truyền thông tại một số quốc gia trên thế giới liên quan đến việc đưa tin về dịch Covid-19. Trong số đó, 89% số người Việt Nam được hỏi cho biết họ tin tưởng vào truyền thông trong nước. Phân tích cũng chỉ ra rằng có đến 97% người Việt Nam tin tưởng Chính phủ xử lý rất tốt dịch Covid-19. Những con số này phần nào thể hiện tính đúng đắn và hiệu quả của công tác thông tin – tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Phát huy hiệu quả các phương tiện truyền thông
Thành quả bước đầu của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đã được quốc tế đánh giá cao. Ngày 8-4-2020, tờ Workers World của Đảng Công nhân thế giới (WWP) tại Mỹ đăng bài viết cho rằng đại dịch Covid-19 đã bắt đầu cho thấy những sự khác biệt rõ rệt trong cách phản ứng khẩn cấp của các quốc gia trên toàn cầu. Workers World đánh giá Việt Nam là một điển hình trong việc kiểm soát Covid-19.
Một trong những điểm đáng ghi nhận trong công tác phòng, chống dịch theo bài viết, đó là Việt Nam đã sử dụng rất hiệu quả các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ thông tin để tuyên truyền chống Covid-19 khi gần 90% dân số có điện thoại thông minh hoặc điện thoại di động.
Chính phủ sử dụng các ứng dụng và nhiều kênh khác nhau để nhanh chóng cảnh báo người dân về các trường hợp và khu vực nghi nhiễm, giúp mọi người được xét nghiệm và cập nhật thông tin chính xác về mặt khoa học để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm virus. Bộ Y tế Việt Nam còn sản xuất một video âm nhạc hấp dẫn để hướng dẫn mọi người kỹ thuật rửa tay đúng cách và các biện pháp khác để giảm lây nhiễm… Bài báo kết luận, Việt Nam là tấm gương cho cả các nước đang phát triển và các quốc gia phát triển trong cuộc chiến chống Covid-19.
Tổ chức truyền thông quốc tế Project Syndicate nêu rõ nghiên cứu về chính sách phòng, chống dịch của Việt Nam cho thấy thành công ban đầu trong việc làm chậm tốc độ lây lan của virus có được nhờ chính quyền đã tập trung vào truyền thông và tuyên truyền cho người dân ý thức phòng bệnh thông qua các nền tảng công nghệ và tích cực truy tìm mầm bệnh.
Truyền thông minh bạch và sự hợp tác giữa Chính phủ và người dân đã giúp Việt Nam kiềm chế số ca lây nhiễm ở mức thấp. Ngay cả khi đối phó với làn sóng dịch bệnh “nhập khẩu” từ nước ngoài, Việt Nam đã xử lý khủng hoảng hiệu quả và tránh được nguy cơ trở thành một “điểm nóng” về Covid-19. Project Syndicate cho rằng việc 65% trong số khoảng 96 triệu dân Việt Nam có khả năng tiếp cận Internet, các kênh thông tin chính thống và truyền thông xã hội (60% trong số đó có sử dụng mạng xã hội Facebook) đã giúp công tác chia sẻ thông tin về dịch bệnh diễn ra hiệu quả…
Giảm giãn cách, tăng ý thức phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Liên tục 34 ngày qua, cả nước không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới Covid-19 trong cộng đồng. Đối với những trường hợp trở về từ nước ngoài đều được cách ly an toàn.
Cả nước đã chuyển sang giai đoạn mới phòng, chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm người dân sẵn sàng thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt.
Gần 5 tháng qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã đồng tâm, hiệp lực tham gia cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở quy mô chưa từng có tiền lệ. Với tinh thần "Chống dịch như chống giặc", chúng ta đã kiên quyết thực hiện các biện pháp mạnh ngay từ đầu, "sẵn sàng kịch bản xấu nhất để không xảy ra tình huống tệ nhất". Kết quả phấn khởi là dịch bệnh được kiểm soát, sau thời gian giãn cách xã hội đã từng bước trở lại nhịp sống bình thường, thực hiện "mục tiêu kép" vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch bệnh.
Trải qua thời gian phòng, chống dịch bệnh, điều nhận thấy rõ nhất chính là ý thức của người dân đã được nâng lên cao độ. Mỗi người đều thực hiện các khuyến cáo của ngành y tế, có ý thức đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay nhiều hơn, hạn chế tụ tập đông người, hạn chế bắt tay... và nhất là có ý thức phòng bệnh cao hơn. Có thể nói, cùng với các giải pháp quyết liệt của Chính phủ thì ý thức người dân chính là "liều thuốc đủ mạnh" để đẩy lùi dịch bệnh.
Bài học nhãn tiền ở một số quốc gia cho thấy, sự lơ là, chủ quan, sớm nới lỏng giãn cách, khiến dịch bệnh bùng phát trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn. Lo ngại "làn sóng thứ 2" khi có nhiều cas bệnh nhập cảnh, chúng ta chuẩn bị mọi phương án thận trọng để có thể đưa công dân về nước an toàn, vừa tránh được các nguy cơ lây lan bệnh cho cộng đồng.
Với sự chung sức, đồng lòng của cả nước, chúng ta triển khai mạnh mẽ biện pháp "kiểm soát bên trong, siết chặt bên ngoài", không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Cùng với đó, tập trung điều trị cho các trường hợp mắc Covid-19 phục hồi, nhanh chóng ra viện và khẩn trương nghiên cứu vaccine.
Ở An Giang, người dân luôn đồng hành cùng chính quyền và các cấp, ngành thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Có đường biên giới dài tiếp giáp Campuchia, chúng ta liên tục bố trí nhiều chốt tuần tra, kiểm soát nhằm đảm bảo "ngăn ngừa dịch bệnh từ bên ngoài" kết hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Đặc biệt, trong giai đoạn cách ly xã hội, các tầng lớp nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch bệnh, tuy phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế... nhưng được thực hiện rất nghiêm túc, góp phần kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh. Hình ảnh những đường phố vốn dĩ nhộn nhịp nay vắng vẻ, những hàng quán đóng cửa, nhiều điểm sinh hoạt vui chơi, giải trí, khu du lịch treo biển tạm nghỉ... cho thấy tinh thần chống dịch bệnh của nhân dân nâng lên cao độ.
Chiều 18-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước ký Công văn số 533/UBND-KGVX yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện các nội dung công việc theo tinh thần Thông báo số 182/TB-VPCP ngày 15-5-2020 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các cấp không được chủ quan, lơ là công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là tại các địa bàn đô thị, nơi đông dân cư; phải bảo đảm sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, quyết không để dịch bệnh quay trở lại. Tiếp tục thực hiện các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng và trên phương tiện hành khách công cộng đông người, rửa tay, bảo đảm vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc ở nơi đông người.
Tiếp tục ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài; chưa mở cửa đón du khách quốc tế. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở, đường thủy trên các tuyến biên giới; thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung đối với tất cả những người nhập cảnh, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng. Các trường hợp là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, công chức thực hiện công vụ, sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam được tạo điều kiện nhập cảnh nhưng phải thực hiện cách ly phù hợp.
Các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt chú ý quản lý tốt, tạo thuận lợi nhưng bảo đảm chặt chẽ trong thực hiện cách ly y tế đối với các chuyên gia, công nhân tay nghề cao, nhà quản lý được nhập cảnh. Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện gói an sinh xã hội theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, bảo đảm đúng đối tượng, chống thất thoát, trục lợi chính sách.
Đại diện chính quyền không được ép người dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ, nếu phát hiện phải xử lý nghiêm. Đồng thời, xử lý nghiêm việc tung tin thất thiệt liên quan đến phòng, chống dịch bệnh. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất - kinh doanh, xúc tiến, thu hút đầu tư, xuất-nhập khẩu để thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả trong điều kiện bình thường mới.
UBND tỉnh đề nghị UBMTTQVN tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh về tình hình vận động quỹ Covid-19 và sử dụng, phân bổ các khoản kinh phí ủng hộ cho phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, phối hợp Sở Y tế và Sở Tài chính đề xuất vận động, sử dụng, phân bổ kinh phí công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới theo quy định. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết toán bước một việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm thực hiện theo đúng quy định, tránh sai phạm. Giao Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị thực hiện quyết toán theo quy định.
Cán bộ y tế và người làm công tác phòng, chống dịch bệnh tiếp tục được hưởng các chế độ phụ cấp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh tiếp tục hoạt động. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước giao Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời phối hợp Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đề xuất tiêu chí xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân điển hình, có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian qua
Khai mạc phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Sáng 8-5, tại Nhà Quốc hội (QH), Hà Nội, Ủy ban Thường vụ QH (TVQH) khai mạc phiên họp thứ 45, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch QH; Ủy viên Ủy ban TVQH, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch nước...