‘Cuộc chiến chống COVID-19 ở Việt Nam sang thời kỳ cao điểm’
Đó là kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu khoanh vùng, cách ly xã hội nghiêm ngặt tất cả những nơi được coi là ổ dịch.
Nguy cơ lây nhiễm cộng đồng rất cao
Phát biểu kết luận cuộc họp, sáng 7/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cuộc chiến chống COVID-19 ở Việt Nam đã bắt đầu sang thời kỳ cao điểm khi nguy cơ lây nhiễm cộng đồng rất cao. Trên tinh thần đó, ông yêu cầu thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết hơn, nhất là trong ít nhất hai tuần tới, đặc biệt là những địa bàn trọng điểm.
“Kiên trì giãn cách xã hội ở ổ dịch một cách nghiêm túc. Khoanh vùng, cách ly xã hội nghiêm ngặt tất cả những nơi được coi là ổ dịch. Xét nghiệm nhanh, chính xác là chìa khóa ngăn chặn dịch lây lan”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng theo Thủ tướng, nếu test nhanh mà không chính xác thì phải xét nghiệm PCR, đi liền đó là chống lãng phí, làm theo nhóm…Bộ Y tế điều phối, hỗ trợ kịp thời cả phương tiện, năng lực xét nghiệm, vật tư, nhân lực, chuyên môn cho các địa phương. Phải bảo đảm đủ thiết bị, vật tư y tế cho các địa phương có dịch, không để thiếu sinh phẩm, vật tư y tế, làm nhanh nhưng không để xảy ra tham nhũng.
“Không lấy lý do vì cơ chế mà để chậm, không được nói là vì tôi thiếu tiền. Thiếu tiền thì phải xuất ngân sách dự phòng hoặc báo cáo gấp Trung ương để xử lý vấn đề này”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng hoan nghênh TPHCM và Hà Nội xử phạt hành chính nghiêm khắc đối với cá nhân không sử dụng khẩu trang ở nơi đông người. Tăng cường sản xuất máy thở và khẩu trang y tế cho các tỉnh, thành phố trọng điểm cũng là yêu cầu hiện nay. Sẵn sàng thành lập các bệnh viện dã chiến tại những địa phương cần thiết như Đà Nẵng, Quảng Nam, các thành phố có thể đông người lây nhiễm.
Phòng dịch chặt chẽ nhưng không được “ngăn sông cấm chợ”
Video đang HOT
Lãnh đạo Chính phủ cung đề nghị đề nghị mọi người dân có điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng Bluezone. Cần liên tục truyền thông, nâng cao ý thức người dân, không chủ quan, luôn cảnh giác trước dịch bệnh, truyền thông để cộng đồng hiểu hơn về nguy hiểm của chủng virus và nâng cao ý thức dự phòng. Thủ tướng hoan nghênh tỉnh Quảng Nam và nhiều địa phương đã thành lập tổ cộng đồng để vận động nhân dân, tiếp tục đi từng ngõ, gõ từng nhà, những khu có nhiều nguy cơ để phòng, chống có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý chống dịch hiệu quả và bền vững phải dựa cơ sở duy trì sự liên tục của các hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế nhưng phải chú ý phòng dịch chặt chẽ. Không thể dừng các hoạt động kinh tế nhưng không phải vì kinh tế mà ảnh hưởng tới phòng chống dịch bệnh. Chú ý phòng dịch chặt chẽ và không để xảy ra tình trạng “ngăn sông cấm chợ”.
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ diễn biến dịch, quyết định mức độ nguy cơ và áp dụng các biện pháp chống dịch phù hợp, kiên quyết, đồng thời hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế-xã hội, sản xuất kinh doanh, đời sống người dân.
Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục của tất cả các địa phương rà soát, hoàn chỉnh các biện pháp cụ thể, phù hợp, bảo đảm an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT, lưu ý chủ động các biện pháp phòng dịch, “tinh thần là an toàn mới thi, bảo vệ cả thí sinh, thầy cô và phụ huynh”. Xử lý nghiêm nhóm đối tượng hàng gian, hàng giả, nhất là thiết bị, vật tư, khẩu trang y tế…
Thủ tướng: Dồn mọi nguồn lực xử lý các ổ dịch, nhất là ở Đà Nẵng
Trong bối cảnh dịch bệnh quay trở lại, Thủ tướng lưu ý không chủ quan. Ông yêu cầu dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng.
Ngày 3/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, thảo luận về việc thực hiện mục tiêu kép, nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bước sang giai đoạn 2.
Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ bàn, đề ra các giải pháp xử lý nhiều vấn đề, trong đó có phòng, chống dịch, giải ngân vốn đầu tư công, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tình hình thực hiện các gói cứu trợ vừa qua...
Không để dịch bùng phát trên quy mô lớn
Theo nhận định, những tháng còn lại của năm 2020 còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ, thách thức khó lường. Vì thế, các thành viên Chính phủ sẽ tập trung thảo luận, phân tích tình hình để có đối sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả, không để bị động bất ngờ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh thời gian đầu tháng 8 là thời gian mang tính quyết định có bùng phát dịch quy mô lớn hay không. Vì vậy, ông yêu cầu dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng.
Trong bối cảnh dịch bệnh quay trở lại, người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở không được chủ quan, không được để dịch bùng phát trên quy mô lớn.
Ngay sau khi dịch xảy ra ở Đà Nẵng, Quảng Nam và một số địa phương, Thường trực Chính phủ đã có 3 phiên họp chỉ đạo công tác chống dịch trên tinh thần "thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực để xử lý triệt để các ổ dịch".
Thủ tướng lưu ý dịch lần này phức tạp, phải tiếp tục coi "chống dịch như chống giặc". Mỗi gia đình, thôn, bản, xóm, làng là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch.
Ông đánh giá cao ngành y tế, quân đội, công an đã có các biện pháp mạnh mẽ; đồng thời biểu dương các chiến sĩ áo trắng và nhiều địa phương có các biện pháp sáng tạo, quyết liệt ngăn ngừa dịch lây lan.
2,4 triệu lao động mất việc do dịch Covid-19
Với chủ trương lớn thực hiện mục tiêu kép, không để đứt gãy nền kinh tế, Thủ tướng đề nghị phiên họp thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7.
Theo báo cáo, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp do Covid-19 gây ra. Kinh tế Mỹ trong quý II đã giảm sâu, đến 33%, EU giảm đến 12,1%. Những đối tác chiến lược lớn của Việt Nam đều suy giảm rất nghiêm trọng.
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.
Tuy vậy, các tổ chức quốc tế, những định chế tài chính lớn đều đánh giá khá lạc quan về Việt Nam. Ngân hàng Thế giới nhận định kinh tế Việt Nam dù ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19 nhưng vẫn chịu đựng tốt và sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020 với mức tăng 2,8% và lên 6,8% trong năm 2021.
Một tồn tại nữa mà người đứng đầu Chính phủ đề nghị thảo luận thêm là trong quý II và 6 tháng đầu năm 2020, đã có 30,8 triệu người bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, trong đó 2,4 triệu lao động mất việc, tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước tăng 2,73%; có khoảng 17,6 triệu người giảm thu nhập do dịch Covid-19.
"Nếu chúng ta không quan tâm những vấn đề lao động xã hội thì tình hình sẽ phức tạp", Thủ tướng lưu ý.
Ông đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành báo cáo thêm về những vấn đề đặt ra trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19. Đặc biệt là về phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sắp tới làm sao đảm bảo an toàn, để người dân yên tâm.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 7, kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ ổn định; hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 7 tiếp tục xu hướng tăng trở lại nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa.
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên cả nước cơ bản được triển khai tích cực; nhiều dự án, công trình đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ NSNN tháng 7 (tăng 51,8%) và 7 tháng năm 2020 (tăng 27,2%), mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Riêng hoạt động vận tải trong nước sôi động trở lại với mức tăng 7,8% lượng hành khách vận chuyển và tăng 4% lượng hàng hóa vận chuyển so với tháng trước. Tuy nhiên, vận tải ngoài nước của các hãng hàng không tiếp tục gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng : Phải khống chế tốc độ lây nhiễm Covid-19 Thủ tướng cho biết chỉ trong thời gian ngắn, dịch Covid-19 đã lan ra 7 địa phương với số ca nhiễm là 27; vì vậy, các tỉnh, thành cần nâng cao cảnh giác. Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19 sáng 29/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hiện tại, dịch đã khác trước,...