‘Cuộc chiến’ chồng chéo giữa các bên tại Thượng đỉnh G20 năm 2019
Dư luận thế giới đặc biệt chú ý tới hành xử giữa các nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc, Nga, và Ấn Độ tại Thượng đỉnh G20 năm nay.
Lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo về sự phá hủy thương mại toàn cầu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tố các nước phát triển thực thi hành vi bảo hộ khiến cho nền thương mại toàn cầu bị “phá hủy”. Ông đưa ra phát ngôn đó trước khi gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày họp thứ 2 của Thượng đỉnh G20 tổ chức ở Osaka, Nhật Bản vào ngày hôm nay (29/6/2019). “Tất cả những điều này đang hủy hoại trật tự thương mại toàn cầu”.
Các bình luận trên của ông Tập không đề cập đến nước Mỹ nhưng có vẻ đều nhắm tới Tổng thống Mỹ Trump.
Ông Tập nói thêm: “Điều này cũng gây tác động lên lợi ích chung của các nước chúng ta, phủ bóng đen lên hòa bình và ổn định trên toàn thế giới”.
Từ trái qua: Các nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump, Nhật Shinzo Abe và Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra các nhận định này vào hôm 28/6, đúng một ngày trước khi dự cuộc gặp song phương với Tổng thống Mỹ Trump mà các nhà lãnh đạo khác hy vọng sẽ giúp hóa giải cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản lo ngại
Video đang HOT
Trước đó cũng vào ngày 28/6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng tình trạng bất mãn do toàn cầu hóa đã gây ra sự đối đầu căng thẳng giữa các quốc gia. Nhưng ông nhấn mạnh rằng điều quan trọng là bảo đảm các giải pháp nhất quán với các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới.
Ông Abe bày tỏ: “Tôi có mối quan ngại lớn về tình hình hiện nay của nền thương mại toàn cầu. thế giới đang theo dõi định hướng mà các lãnh đạo G20 đang đi. Giờ đã tới lúc chúng ta gửi đi một thông điệp mạnh để duy trì và củng cố một hệ thống thương mại tự do, công bằng và không phân biệt đối xử”.
Hầu hết sự chú ý tại G20 năm nay là về quan hệ thương mại với Mỹ với câu hỏi về việc Washington và Bắc Kinh có thể đạt được một thỏa thuận hay không.
Đả kích trước, mềm mỏng sau
Tổng thống Mỹ Trump công kích cả một số nước và khối đồng minh của mình, bao gồm EU, Nhật Bản, và Ấn Độ trước khi ông đến Osaka, Nhật Bản. Nhưng vào hôm 28/6, ông lại có giọng điệu mềm mỏng hơn khi đứng cạnh một vài vị lãnh đạo trong số này như vậy.
Mới một năm trước đó, ông Trump chỉ trích bà Merkel tại một hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, khiến một số vị lãnh đạo khác ngỡ ngàng. Còn ngày 28/6, ông Trump nói thương mại giữa Mỹ và Đức đã đạt tới một mức độ cao. Ông nói, “chúng tôi sẽ xem xem liệu có thể làm tốt hơn không, nhưng thương mại giữa 2 bên đã đạt tới một cấp độ chưa từng đạt được trước đó”.
Sau khi chỉ trích Ấn Độ vì đã nâng mức thuế quan lên các sản phẩm Mỹ trong lúc trên đường tới Osaka, ông Trump lại có vẻ thân thiện hơn khi xuất hiện trước công chúng lúc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ông lại nói “Mối quan hệ với Ấn Độ đã tốt hơn”.
Putin khen Trump, lãnh đạo EU công kích lại Putin
Tổng thống Mỹ Trump cũng đã gặp Tổng thống Nga Putin vào hôm 28/6. Trước đó trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times trước G20, ông Putin đã ca ngợiTổng thống Mỹ là một lãnh đạo dân túy hiểu về cử tri của mình và tuyên bố chủ nghĩa tự do là đã “lỗi thời”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump có buổi tọa đàm bên lề hội nghị thượng đỉnh G20. (Ảnh: Reuters)
Đáp lại ông Putin, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk phát biểu ở Nhật Bản: “Bất cứ ai tuyên bố nền dân chủ tự do là lỗi thời thì cũng tuyên bố tự do là lỗi thời, rằng chế độ pháp trị đã lỗi thời và rằng nhân quyền là lỗi thời”. Ông Tusk tiếp tục công kích: “Với châu Âu chúng tôi, đây là và vẫn sẽ là những quyền thiết yếu. Điều mà tôi thấy lỗi thời là chủ nghĩa toàn trị, tệ sùng bái cá nhân”.
Có nhiều cuộc gặp song phương diễn ra giữa các nhà lãnh đạo G20 trong 2 ngày của hội nghị thượng đỉnh này nhưng trọng tâm chú ý vẫn là cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 29/6.
Tổng thư ký tổ chức OECD, Ángel Gurría, nói với Financial Times rằng điều quan trọng nhất tại G20 năm nay là tạo điều kiện cho Mỹ và Trung Quốc đặt nền tảng cho các cuộc đàm phán trong tương lai để chấm dứt cuộc thương chiến giữa họ.
Ông Ángel Gurría nói: “Vấn đề ở đây không phải là thông cáo của G20. Chúng tôi đều đánh cược và ủng hộ ông Tập và ông Trump tìm được điểm tương đồng”.
Biến đổi khí hậu cũng nổi lên như một chủ đề nóng khác tại hội nghị G20 này với việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ chối ký vào bất cứ tuyên bố chung nào loại bỏ vấn đề này theo yêu cầu của Mỹ. Phát biểu ở Tokyo trước khi diễn ra G20, ông Macron cho biết biến đổi khí hậu sẽ là một “lằn ranh đỏ”.
Theo TRUNG HIẾU/VOV.VN
Quan chức châu Âu nói nhiều khả năng Brexit bị hủy bỏ
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết có nhiều lí do để tin rằng quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu của Anh sẽ bị đảo ngược trong cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai.
Khả năng Anh sẽ ở lại EU lên tới khoảng 30%, vì nước này rất có thể sẽ từ chối Brexit trong lần trưng cầu dân ý thứ hai, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cho biết.
Quan chức này cho rằng phải sau khi cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 kết thúc, người dân nước Anh mới bắt đầu thực sự tranh luận và cân nhắc về Brexit, và có nhiều lí do quan trọng để tin rằng quyết định này có thể sẽ bị đảo ngược.
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk
Ông Tusk cho rằng quyết định tổ chức cuộc trưng cầu dân ý của cựu Thủ tướng David Cameron là một "tính toán chính trị sai lầm". Ông cũng cho rằng nếu cuộc bỏ phiếu được tổ chức lại ở thời điểm hiện tại, kết quả của nó sẽ khác, sau khi người dân nước Anh đã biết hậu quả của việc rời đi là ra sao.
"Cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức ở thời điểm tệ nhất có thể, và là kết quả của một tính toán chính trị sai lầm", ông Tusk nói trong một bài phỏng vấn với một tờ báo Ba Lan.
"Cuộc tranh luận thực sự về hậu quả của Brexit đã không diễn ra trong chiến dịch trưng cầu, mà phải sau cuộc bỏ phiếu, nó mới diễn ra. Ở thời điểm hiện tại, kết quả có lẽ sẽ khác. Nghịch lý nằm ở chỗ, Brexit đã làm trỗi dậy một phong trào ủng hộ Châu Âu", ông Tusk phát biểu.
Ông Tusk, người sẽ kết thúc nhiệm kì làm Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu vào tháng 11 tới, cho biết ông đã bị rung động bởi những cuộc biểu tình chống Brexit ở London đầu năm nay. Trong đó, ông Tusk đã được ca ngợi với tư cách là một tiếng nói kêu gọi Anh suy nghĩ lại.
Mặc dù ông cho rằng nước Anh đang gặp phải một cuộc khủng hoảng về lãnh đạo và rằng đảng Lao Động dưới ông Jeremy Corbyn thực chất là ủng hộ Brexit, song ông vẫn tin quyết định cuối cùng sẽ được đặt vào tay người dân nước Anh.
Anh Thư
Theo Vietnamnet
Nhất trí với EU hoãn Brexit 6 tháng, bà May lại tuyên bố vẫn có thể rời liên minh trước 22/5 Ngày 11/4, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố nước này vẫn có thể rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, một cách có trật tự trước ngày 22/5 tới, mặc dù hai bên đã nhất trí hoãn Brexit 6 tháng. Trước đó, tại cuối cuộc họp thượng đỉnh EU diễn ra tại Brussels, Chủ tịch Hội đồng châu...