Cuộc chiến chống ‘ác quỷ’ Covid-19 qua lời kể bác sĩ nổi tiếng
Không đầy nửa tháng sau khi thoát khỏi bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới (Covid-19), Vương Quảng Phát, một chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc đã quay trở lại làm việc, tiếp tục tham gia cuộc chiến chống dịch.
Cái tên Vương Quảng Phát bắt đầu được tìm kiếm rộng rãi kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, vì ông là chuyên gia y tế đầu tiên nhiễm virus corona và được chữa khỏi. Bác sĩ Vương cũng là bệnh nhân thứ 5 ở đại lục thoát khỏi mầm bệnh nguy hiểm sau thời gian điều trị tích cực.
Tiến sĩ, bác sĩ Vương Quảng Phát, Trưởng Khoa phổi tại Bệnh viện Đệ nhất thuộc Đại học Bắc Kinh. Ảnh: Global Times
Bác sĩ Vương, biên chế làm việc tại Bệnh viện Đệ nhất thuộc Đại học Bắc Kinh nằm trong nhóm chuyên gia y tế tuyến trung ương đầu tiên được phái tới Vũ Hán giúp hỗ trợ chống dịch hồi đầu tháng Một năm nay. Sau khi xuất viện vào ngày 30/1, ông đã sớm trở lại với công việc, đi lại như con thoi giữa bệnh viện với các cuộc họp của Ủy ban Y tế quốc gia. Ông bận rộn trả lời các cuộc gọi từ những người lo lắng về virus trong chiến dịch phòng chống cấp quốc gia này.
Bác sĩ Vương liên tục cập nhật các tin tức, số liệu thống kê cũng như các chỉ dẫn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe liên quan đến virus corona mới trên tài khoản Weibo của ông, gần như hàng ngày, vào các giờ nghỉ ngắn ngủi. Tài khoản Weibo của ông hiện thu hút hơn 4,1 triệu người theo dõi.
“Nếu cần, tôi lại có thể là người đầu tiên đi Vũ Hán để hợp tác với các nhân viên y tế khác ở tuyến đầu chống dịch. Tôi đã gửi đơn kiến nghị lên các bộ ngành liên quan. Là bệnh nhân đã hồi phục, tôi hiểu rất rõ những đấu tranh và biến động tâm lý mà người nhiễm virus đã trải qua trong suốt quá trình điều trị.
Tuy nhiên, tôi hy vọng tất cả các bệnh nhân có thể mạnh mẽ và duy trì sự tin tưởng để sát cánh bên các nhân viên y tế, vì tâm lý vững mạnh là bước đầu tiên để vượt qua loại virus nguy hiểm này. Xu hướng giảm (số ca nhiễm mới và tử vong vì Covid-19) cho thấy các biện pháp nghiêm ngặt được áp dụng ở những khu vực khác nhau đã phát huy hiệu quả, giúp ngăn chặn virus lây lan”, bác sĩ Vương chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu.
Biện pháp điều trị đặc biệt
Bác sĩ Vương bày tỏ, ông sẵn sàng hiến tặng huyết tương với tư cách là người đã được chữa khỏi bệnh. Huyết tương của những bệnh nhân hồi phục đã giúp ích trong một vài trường hợp thử nghiệm lâm sàng và có thể hiệu quả trong điều trị bệnh do chủng virus corona mới gây ra.
“Liệu pháp huyết tương, một lựa chọn điều trị truyền thống đối với một số bệnh truyền nhiễm, có thể có tác dụng ở những bệnh nhân nặng nhiễm virus corona mới. Song, điều bắt buộc là phải đảm bảo vệ sinh và an toàn trong việc thu thập máu, vì điều trị huyết tương không đúng cách có thể gây nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm thứ phát”.
Video đang HOT
Các đồng nghiệp chúc mừng bác sĩ Vương xuất viện ngày 30/1. Ảnh: Xinhua
Ngày bác sĩ Vương được cho xuất viện, nhiều cư dân mạng đã viết thông điệp lên trang Weibo cầu chúc ông mạnh khỏe và bình an. Họ cũng nói, việc bác sĩ hồi phục đã thổi bùng hy vọng của nhiều người nhiễm virus khác.
Theo đề xuất của bác sĩ điều trị cho mình, bác sĩ Vương đã thử dùng các thuốc điều trị HIV, kết hợp giữa lopinavir với ritonavir liều thấp để chống lại virus corona mới. Cách điều trị này đã thành công. Với các triệu chứng nhẹ, ông đã giảm sốt chỉ sau 2 ngày ở bệnh viện.
“Trong các cuộc phỏng vấn ban đầu với truyền thông sau khi xuất viện, tôi đã e ngại tiết lộ tên các loại thuốc mình đang sử dụng cho mọi người vì sợ rằng việc đó sẽ gây hiểu lầm, do thuốc chưa được các nhà nghiên cứu chứng minh là có tác dụng với mọi bệnh nhân. Tôi không khuyến khích các bệnh nhân sử dụng thuốc một cách mù quáng vì sợ rằng các phản ứng bất lợi của thuốc có thể gây tổn hại hơn nữa cho sức khỏe của họ khi chưa rõ hiệu quả. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng thấy rằng, công khai tên các loại thuốc có thể mang đến cho các nhà nghiên cứu y học một ý tưởng điều trị mới và tạo cho những bệnh nhân khác thêm lựa chọn cũng như cơ hội tốt hơn chống virus nguy hiểm chết người”, bác sĩ Vương nhấn mạnh.
Sau ca điều trị thành công cho bác sĩ Vương, nhiều nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã bắt đầu dùng thuốc chống HIV trong điều trị Covid-19. Các loại thuốc HIV/AIDS sẵn có đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị lâm sàng cho các bệnh nhân dương tính với virus corona mới.
Covid-19 có thể phòng ngừa và kiểm soát được
Ngoài những lời khen ngợi dành cho bác sĩ Vương cũng có những chỉ trích dữ dội nhằm vào ông, chủ yếu là từ truyền thông ở đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc). Họ chế nhạo bác sĩ Vương vì phát biểu trước đây của ông rằng “bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát được”.
“Ngay cả một chuyên gia y tế cấp trung ương còn có thể bị nhiễm virus thì chúng ta tin dịch có thể phòng ngừa được bằng cách nào?”, nhiều người đặt câu hỏi đối với thông điệp lạc quan của bác sĩ Vương trước công chúng và tỏ ra hoài nghi uy tín của ông.
Bác sĩ Vương yêu cầu các bệnh nhân bình tĩnh, tin tưởng và hợp tác với đội ngũ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống “ác quỷ” Covid-19. Ảnh: EPA
Bác sĩ Vương vẫn nhất quyết bảo vệ các phát biểu của mình trước đây về dịch Covid-19. Ông nói, dịch này đang phòng ngừa và kiểm soát được thông qua nhiều biện pháp mạnh mẽ khác của chính phủ. Ông nói, bản thân muốn cảnh báo mọi người không nên quá hoảng sợ trong khi vẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa cá nhân một cách nghiêm ngặt.
Vị bác sĩ giàu kinh nghiệm tin rằng, kiểm soát dân đến và đi khỏi thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, là một biện pháp quan trọng để kiểm soát nguồn lây nhiễm bệnh. Nếu vấn đề ở tâm dịch Vũ Hán được giải quyết, thì các áp lực và rủi ro ở những khu vực khác sẽ giảm đáng kể.
“Chừng nào các biện pháp như vậy còn được triển khai ở mọi cấp, dịch bệnh luôn phòng ngừa và kiểm soát được”, bác sĩ Vương lưu ý. Ông đề cập đến sự bình tĩnh và hiểu biết thay vì các cuộc tranh luận nảy lửa của dư luận vào những ngày đầu khi virus vẫn còn là bí ẩn.
Theo bác sĩ Vương, sự hoảng loạn vì dịch bệnh bùng phát thường bị phóng đại trên internet, nhưng phán đoán hợp lý thậm chí còn quan trọng hơn vào thời điểm khó khăn này trong cuộc chiến chống Covid-19 của cả đất nước.
Là một chuyên gia hàng đầu về hô hấp và các bệnh truyền nhiễm ở Trung Quốc, bác sĩ Vương từng tham gia công tác ngăn ngừa và nghiên cứu về nhiều loại bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khắp đại lục. Ông còn được mệnh danh là một trong các anh hùng ở tuyến đầu cuộc chiến chống Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) của Trung Quốc vào năm 2003.
Bác sĩ Vương vẫn còn nhớ bầu không khí ảm đạm bao trùm các phòng bệnh trống rỗng trong các bệnh viện vào thời điểm xảy ra dịch SARS cách đây 17 năm cũng như những hình ảnh chụp cắt lớp vi tính các lá phổi bị hủy hoại nhanh chóng vì nhiễm bệnh. Tất cả khiến ông rùng mình.
“Mặc dù về mặt tinh thần, tôi đã sẵn sàng cho mọi trận chiến nhưng tôi vẫn hơi nản lòng khi biết rằng mình có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona. Đây là lần đầu tiên tôi bị nhiễm bệnh ở tuyến đầu chống dịch, dù các lần trước đây từng tiếp xúc với chủng cúm H1N1 lây truyền ác liệt hơn và bệnh dịch hạch nguy hiểm chết người hơn”, bác sĩ Vương thú nhận khi nhớ lại ngày mình được xác nhận đã nhiễm Covid-19.
Bác sĩ Vương phỏng đoán mình đã nhiễm mầm bệnh trong khi thăm khám cho các bệnh nhân bị sốt tại một trung tâm y tế đông đúc. Song, ông không muốn được ca ngợi quá mức về những đóng góp cho cuộc chiến chống Covid-19. Ông quả quyết mình chỉ là một thầy thuốc luôn tận tâm và sẵn sàng cống hiến mọi kiến thức chuyên môn để chữa trị, bảo vệ sức khỏe của người dân.
Bác sĩ Vương Quảng Phát gia nhập Trung tâm Y học của Đại học Bắc Kinh năm 1981 trước khi sang Nhật học tiếp vào năm 1995. Năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Khoa hô hấp tại Bệnh viện Đệ nhất thuộc Đại học Bắc Kinh. Theo trang China Business Daily, trong đợt bùng phát dịch SARS năm 2003, bác sĩ Vương được giao giám sát công tác chuẩn bị phòng ngừa và điều trị SARS với tư cách trưởng thanh tra và trưởng nhóm chuyên gia tại bệnh viện mình công tác. Ông đã giám sát việc điều trị số bệnh nhân SARS lớn nhất trong giai đoạn dài nhất tại bệnh viện này. Ông đã được trao tặng huân chương vì những nỗ lực của mình thời điểm đó. Bác sĩ Vương hiện là Trưởng Khoa Phổi tại Bệnh viện Đệ nhất thuộc Đại học Bắc Kinh.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet
Cảnh báo đáng lo về virus lạ ở Trung Quốc
Thông tin về trường hợp tử vong thứ hai làm dấy lên những cuộc thảo luận trên mạng ở Trung Quốc về mức độ nguy hiểm của chủng virus corona mới
Các nhà khoa học quốc tế cảnh báo quy mô lây lan thật sự của dịch bệnh viêm phổi lạ tại Trung Quốc dường như lớn hơn nhiều so với số liệu chính thức được báo cáo.
Theo nghiên cứu của nhóm nhà khoa học tại Trung tâm Phân tích bệnh truyền nhiễm toàn cầu MRC thuộc Trường Cao đẳng Hoàng gia London (Anh) được công bố hôm 17-1, tổng số ca mắc bệnh ở TP Vũ Hán - Trung Quốc có khả năng lên đến 1.732 trường hợp tính đến ngày 12-1.
Nhiều người lo ngại virus sẽ lan rộng trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán khi hàng trăm triệu người Trung Quốc di chuyển khắp đất nước và thăm người thân ở nước ngoài. Các nhà nghiên cứu trên cho biết ước tính của họ chủ yếu dựa trên thực tế về các trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận ở nước ngoài như 2 ca ở Thái Lan và một trường hợp tại Nhật Bản.
Ông Neil Ferguson, một trong những tác giả của báo cáo, nhấn mạnh với đài BBC: "Việc 3 ca nhiễm virus lạ tại TP Vũ Hán xuất hiện ở các nước khác cho thấy số trường hợp nhiễm bệnh có thể còn cao hơn rất nhiều so với thông báo chính thức. Mọi người nên xem xét nghiêm túc hơn khả năng lây bệnh từ người sang người so với trước đây". Chuyên gia này cũng hoài nghi nguồn lây nhiễm duy nhất là thông qua tiếp xúc với động vật.
Một nhân viên sân bay đang kiểm tra thân nhiệt hành khách đến từ Trung Quốc tại sân bay ở TP Incheon - Hàn Quốc vào đầu tuần này - Ảnh: EPA-EFE
Báo cáo trên được công bố trước khi giới chức y tế Trung Quốc hôm 18-1 cho biết đã phát hiện thêm 4 trường hợp viêm phổi do chủng virus corona mới gây ra. Những người này bị chẩn đoán nhiễm bệnh hôm 15-1 và đang trong tình trạng ổn định.
Đây là xác nhận lần đầu tiên của Bắc Kinh về các trường hợp nhiễm bệnh mới sau gần một tuần và chỉ một ngày sau khi ca tử vong thứ hai được ghi nhận tại nước này. Thông tin về trường hợp tử vong mới làm dấy lên những cuộc thảo luận trên mạng ở Trung Quốc về mức độ nguy hiểm của chủng virus corona mới và liệu Bắc Kinh có thể đang che giấu thông tin liên quan đến nó hay không.
Theo thông tin chính thức từ nhà chức trách Trung Quốc cho đến nay, ít nhất 45 người bị nhiễm bệnh với ổ dịch bùng phát xung quanh một chợ hải sản ở TP Vũ Hán, nơi có khoảng 11 triệu dân. Trung Quốc hiện vẫn chưa có bất kỳ cảnh báo hạn chế đi lại nào.
Trong khi đó, đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc và nhiều nước khác như Nhật Bản, Thái Lan đã tăng cường các biện pháp phòng dịch, như lắp đặt các trạm đo thân nhiệt nghiêm ngặt đối với du khách đến từ Trung Quốc. Cho đến giờ, chủng virus corona mới đã lan rộng đến Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan.
Tại Mỹ, Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) hôm 17-1 thông báo bắt đầu cho rà soát, kiểm tra sức khỏe hành khách đi từ TP Vũ Hán đến 3 sân bay lớn tại TP San Francisco, TP New York và TP Los Angeles. Theo hãng tin Reuters, giới chức CDC dự báo sẽ còn những ca nhiễm bệnh khác được ghi nhận ngoài Trung Quốc nhưng nguy cơ lây bệnh với người Mỹ vẫn ở mức thấp. Trước mắt, CDC sẽ điều thêm khoảng 100 nhân viên để tăng cường nhân lực tại các trạm kiểm tra ở 3 sân bay nói trên.
Chủng virus mới gây dịch bệnh viêm phổi tại TP Vũ Hán cùng họ với chủng virus gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS). Virus gây bệnh SARS cũng phát sinh từ Trung Quốc vào năm 2002 và lan ra 37 nước khiến 774 người chết.
Cho đến nay, giới y khoa vẫn chưa cho rằng chủng virus corona mới có khả năng gây chết nhiều người như SARS. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và hiện chưa có trường hợp lây từ người sang người nào được xác nhận.
Tuy nhiên, Cơ quan Y tế TP Vũ Hán nhấn mạnh không thể loại trừ nguy cơ này. Trong khi đó, một số chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới nói đến khả năng xảy ra lây nhiễm hạn chế giữa người và người, như giữa những người thân trong một gia đình.
Xuân Mai
Theo nguoilaodong
Mách cha mẹ cách dạy trẻ giữ gìn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh khi ở trường Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) đang diễn biến khó đoán định ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam dịch bệnh đang được kiểm soát tốt. Việc học sinh trở lại trường học là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Để chủ động phòng chống dịch bệnh, các...