“Cuộc chiến” cân sức giữa Fiat 500e mới và Honda E
Fiat 500 có kiểu dáng Ý thời trang còn Honda E lại được thiết kế thực tế hơn với những đường nét góc cạnh, khỏe khoắn…
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất xe hơi đang dần chuyển dịch sang điện khí hóa, trong đó bao gồm cả hệ truyền động plug-in hybrid. Và mục tiêu cuối cùng là mỗi nhà sản xuất ô tô sẽ sở hữu một mạng lưới trạm sạc pin dày đặc, đáp ứng đủ nhu cầu cho các khách hàng của họ.
Điều này có nghĩa là lượng khí thải trong tương lai sẽ bằng không đối với mọi mẫu xe trong các phân khúc khác nhau. Hơn nữa, tại thị trường châu Âu, các nhà sản xuất sẽ tập trung vào các mẫu xe cỡ nhỏ cùng quy mô lớn hơn so với những khu vực khác trên thế giới.Và đương nhiên hai mẫu xe điện Fiat 500e mới và Honda E sẽ là những nhân vật chính.
Phiên bản sản xuất của Honda E đã ra mắt tại Triển lãm ô tô Frankfurt 2019, tại đây chiếc xe thu hút khoảng 40.000 khách hàng tiềm năng sẵn sàng đặt chỗ trước. Việc giao hàng được lên kế hoạch cho mùa hè này.
Cả hai chiếc xe đều có kích thước tương đối nhỏ và đủ chỗ ngồi cho 4 người, Fiat có kích thước nhỏ hơn với chiều dài cơ sở ngắn hơn đáng kể 210mm và chỉ có hai cửa. Cụ thể hơn, Fiat 500 mới có chiều dài 3.610mm, rộng 1.690mm và chiều dài cơ sở 2.320mm; trong khi kích cỡ tương ứng của Honda E là 1.752mm dài, 1.512mm cao và chiều dài cơ sở 2.530mm.
Thiết kế của chúng đều mang hơi hướng tương lai nhưng lại theo các cách khác nhau; đối với Fiat 500, nó có kiểu dáng Ý thời trang hơn còn Honda E lại nhận được thiết kế thực tế hơn với những đường nét góc cạnh, khỏe khoắn. Mô hình Fiat mới này là phiên bản Convertible (mui trần) và một mô hình mui kín sẽ được ra mắt trong thời gian tới.
Tuy nhiên, vẫn có những điểm tương đồng giữa hai chiếc xe này. Không giống như chiếc Renault Zoe EV, cả hai đều thực sự “kỳ quặc”.
Video đang HOT
Honda có nhiều công nghệ hơn ở bên trong Ca-bin ?
Honda E có tổng cộng 5 màn hình trải dài trên bảng điều khiển phía trên, với các màn hình ở cạnh đóng vai trò là tai gương. Màn hình cảm ứng kép của e có kích thước 12,3 inch, trong khi cụm đồng hồ đo có đường kính 8,8 inch. Fiat 500e cũng có bố cục khá hiện đại, đặc biệt là với màn hình thông tin giải trí màn hình cảm ứng rộng 10,25 inch, nhưng nhìn chung thiết kế bảng điều khiển của nó không giống với Honda.
Các công nghệ nổi bật mà Honda e cung cấp phải kể đến như là Hệ thống gương chiếu hậu bên tiêu chuẩn, Trợ lý ảo mới (hệ thống ra lệnh bằng giọng nói hỗ trợ AI) cùng với các tính năng hỗ trợ người lái như Điều khiển bướm ga giúp giảm thiểu va chạm, Chức năng phanh ở tốc độ thấp, Hệ thống cảnh báo lệch làn đường và Hệ thống hỗ trợ đỗ xe của Honda với rất một loạt các tính năng khác.
Còn Fiat 500e mới lại rất tự hào khi là chiếc xe đầu tiên trong phân khúc của nó sở hữu Hệ thống tự vận hành Level 2. Hệ thống này được kết hợp với hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng, hỗ trợ giữ làn đường và Camera phía trước giúp người lái quan sát được hình ảnh xung quanh chiếc xe.
Về cơ khí, chiếc 500e hoàn toàn mới của Fiat được cung cấp năng lượng bởi khối động cơ điện và bộ pin 42 kWh lithium-ion có công suất 136 mã lực giúp xe có phạm vi hoạt động tối đa lên tới 320 km theo tiêu chuẩn WLTP. Ngoài ra, vì chiếc xe được trang bị bộ sạc nhanh 85 kW, do đó bạn có thể sạc pin tới 85% chỉ trong 35 phút.
Trên một đường thẳng, 500e có thể chạy nước rút từ 0-100 km/h trong khoảng 9 giây, công bằng mà nói thì điều này không thực sự quá ấn tượng đối với một chiếc xe điện.
Với Honda, bạn có hai tùy chọn động cơ điện, một tùy chọn cung cấp công suất 136 mã lực và một có công suất 154 mã lực. Khối động cơ này sẽ giúp e có thể tăng tốc từ 0-100 km/h trong khoảng 8 giây, với sự trợ giúp của một bộ pin 35,5 kWh cũng theo tiêu chuẩn của WLTP. Về hiệu suất thì Honda có lợi thế hơn so với nhà sản xuất nước Ý nhưng chiếc xe lại có phạm vi hoạt động ít hơn 500e, ở mức 222 km. Còn về khả năng sạc pin thì nó có thể đạt được đến 80% khi sử dụng sạc nhanh trong vòng 30 phút.
Một điểm khác biệt lớn giữa hai chiếc xe là Honda e đi kèm hệ dẫn động cầu sau, trong khi sức mạnh của Fiat được tập trung ở các bánh trước. Đây là điểm mà chiếc EV cỡ nhỏ đến từ Nhật Bản nhỉnh hơn so với đối thủ.
Mặc dù còn quá sớm để đánh giá sự ưa thích của chúng trên toàn cầu và cũng chưa chắc chắn rằng 500e sẽ đặt chân đến Mỹ. Mức giá khởi điểm của Fiat khi ra mắt là khoảng 42,160 USD (khoảng 978 triệu đồng) tại Ý, trong khi Honda E có giá lên tới 33,323 USD (khoảng 773 triệu đồng) ở Đức nếu bạn lực chọn biến thể tiêu chuẩn và phiên bản cao cấp hơn sẽ có giá 36,715 USD (khoảng 850 triệu đồng). Mức giá bán tại Anh bắt đầu từ 37,850 USD (khoảng 878 triệu đồng) cho phiên bản ra mắt của Fiat 500 và 34,150 USD (khoảng 792 triệu đồng); các mức giá trên đã bao gồm cả trợ cấp của chính phủ./.
Theo VOV.vn
Hãng xe điện "gây sốc" bởi coupe 4 cửa tuyệt đẹp, không còn dùng thiết kế "hàng thải" của Volvo
Thay vì sử dụng những thiết kế cũ của Volvo, Polestar Precept đã đã thách thức toàn bộ những vấn đề ngành công nghiệp xe hơi đối mặt với kiểu dáng cực kỳ tinh tế.
Trên thực tế, những chiếc xe từng được Polestar bán ra không dùng thiết kế "hàng thải" từ Volvo, nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng chi nhánh hiệu năng cao này tái sử dụng những thiết kế rất cũ. Chiếc xe đầu tiên của hãng - Polestar 1 xuất hiện năm 2017 về cơ bản có kiểu dáng gần như y hệt mẫu Volvo Concept Coupe từ tận những năm 2013. Trong khi đó mẫu sedan lai SUV Polestar 2 năm ngoái giống 90% Volvo 40.2 thời 2016. Sự tương đồng này sẽ chính thức chấm dứt với sự xuất hiện của Polestar Precept.
Ông Thomas Ingenlath - Giám đốc điều hành Polestar cho biết "Precept là một sự thách thức, một tầm nhìn về những giá trị được Polestar đại diện và khiến hãng được chú ý. Nó là sự đáp trả cho các thách thức rõ ràng mà xã hội của chúng ta và ngành công nghiệp đang phải đối mặt. Đây không phải là một giấc mơ về một tương lai xa vời - Polestar Precept đem tới tầm nhìn về những chiếc xe sắp tới và cho thấy cách chúng tôi ứng dụng các giải pháp sáng tạo để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường.
Là một thương hiệu trực thuộc Volvo, Polestar vẫn ứng dụng DNA của thiết kế hãng xe Thuỵ Điển vào chiếc Precept. Tuy nhiên các đặc trưng này đã được biến đổi để đem tới một bộ nhận diện riêng. Điều đó được thể hiện rõ ở thiết kế đèn pha LED lấy cảm hứng từ thần sấm sét Thor trong thần thoại Bắc Âu, nhưng đã được chia tách thành 2 nửa. Lưới tản nhiệt truyền thống của Volvo cũng biến mất - thay vào đó là một dải hẹp được gọi là SmartZone.
Không chỉ có tác dụng trang trí, SmartZone còn là nơi chứa các camera và cảm biến dành cho các hệ thống hỗ trợ người lái. Đây là một đặc điểm của Precept được Polestar tự hào phô diễn, bên cạnh hệ thống cảm biến laser LIDAR nằm trên nóc. Nằm phía trên SmartZone, nắp ca-pô của Precept được tạo hình thành một cánh gió nhỏ - tương tự cách Ferrari đang làm với phần đầu của 488 Pista.
Precept là một chiếc xe rất dài - chỉ riêng chiều dài cơ sở của nó đã đạt tới 3,1 mét. Điều này không chỉ cung cấp không gian cho một cục pin lớn giấu dưới sàn chassis, nó còn mang lại cho chiếc xe "phom" bên ngoài thấp và thuôn mượt hơn. Kiểu dáng coupe 4 cửa được nhấn mạnh bởi vòm mui thấp về phía sau cùng các cửa xe cao. Các hốc bánh rộng nhấn mạnh vẻ khoẻ khoắn của Precept, trong khi đèn hậu hình chữ U ngược bao quanh phần đuôi đem tới vẻ hiện đại cho chiếc xe ý tưởng này.
Thể hiện tầm nhìn về tương lai, Precept sử dụng camera thay cho gương chiếu hậu và không có cột B. Các cửa kính bên thậm chí cũng không có khung, và chiếc xe cũng không có cửa kính nhìn ra phía sau. Để người dùng có thể dễ dàng truy cập vào khoang hành lý lớn nằm ẩn sau cửa lật ở phần đuôi. Bên trong cabin, Polestar Precept tiếp tục trung thành với lối thiết kế mang đậm phong cách Bắc Âu.
Chiếc xe có một bảng táp-lô chạy ngang mảnh khảnh, bị cắt ngang bởi bảng điều khiển trung tâm là một màn hình cảm ứng nằm dọc với kích thước 15 inch và chạy hệ điều hành Android. Cùng với bảng đồng hồ 12,5 inch nằm trước vô-lăng, hệ thống này sử dụng công nghệ định vị mắt để thay đổi giao diện và các thông tin khi người lái liếc mắt nhìn. Các cảm biến tiệm cận cũng mở ra khả năng điều khiển bằng cử chỉ cho bảng điều khiển nằm giữa.
Precept có bốn ghế ngồi riêng biệt rộng rãi, và cả người ngồi trước và sau đều có một tay vịn nổi với núm xoay điều khiển nhạc. Những điểm nhấn màu vàng đặc trưng của thương hiệu vẫn có thể được tìm thấy trên dây an toàn (và bộ heo phanh), trong khi logo Polestar được đặt trong một khối pha lê Thụy Điển nằm phía sau ghế sau. Trước đây Volvo cũng từng dùng pha lê cho cần chuyển số trên một vài mẫu xe của mình.
Điểm đáng chú ý của Polestar Precept và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường đó là chiếc xe sử dụng rất nhiều vật liệu thân thiện với thiên nhiên hoặc tái chế dễ. Các tấm ốp nội thất và khung ghế đều được làm bằng composite có nguồn gốc từ cây đay, giảm tới 50% trọng lượng và 80% lượng rác thải nhựa so với các vật liệu truyền thống. Các bề mặt ghế được dệt 3D từ sợi chỉ tái chế từ chai nhựa PET, trong khi những tựa đầu tái chế từ nút bấc và thảm sàn từ lưới bắt cá cũ.
Theo Polestar, hãng sẽ tiến tới việc loại bỏ các vật liệu truyền thống như da, gỗ và chrome để định nghĩa một chuẩn mực mới cho sự sang trọng trong xe hơi. Là một mẫu xe ý tưởng, mọi thông số kỹ thuật về Precept đều được giấu kín - ngoại trừ việc nó là xe điện. Giống như nhiều mẫu xe mới khác được ra mắt trong thời gian gần đây, nó sẽ xuất hiện dưới ánh đèn của triển lãm Geneva sắp tới.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Thiếu linh kiện từ Trung Quốc, ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản tìm cách khắc phục Nhóm này cũng sẽ giám sát tình hình và phối hợp liên lạc, đồng thời hợp tác với chính phủ Nhật Bản trong nỗ lực giải quyết tất cả các vấn đề về chuỗi cung ứng. Nhật bản đang tìm mọi cách để khắc phục những hậu quả do bùng phát dịch virus corona tại nước này, trong đó thành lập một đội...