‘Cuộc chiến các sao xứ Nghệ’ trên sân bóng ‘phủi’
Ở nơi mà tài năng bóng đá nở rộ như Nghệ An, bóng đá “phủi” (hay còn gọi là bóng đá phong trào) có một vị trí rất đặc biệt. Bởi sự cuốn hút của sân chơi mang tính quần chúng này mà ở bất cứ thời điểm nào, người dân thành Vinh cũng được chứng kiến những ngôi sao đã và đang chơi bóng cho SLNA so tài kịch liệt. Những trận đấu căng thẳng, hấp dẫn, cuốn hút hàng ngàn người tham gia đã không còn hiếm ở xứ Nghệ.
Những cuộc chiến khốc liệt
Bóng đá ở xứ Nghệ mang nhiều tính đặc thù, trong đó tình yêu, sự đam mê lớn là khác biệt để môn thể thao vua tại địa phương này thực sự là thú vui không thể thiếu. Ngoài Sông Lam Nghệ An (SLNA) lừng danh, thế giới bóng đá “phủi” ở thành Vinh cũng rất đa dạng và phong phú. Trước đây, khi nền kinh tế còn hạn chế, đi đâu, người ta cũng bắt gặp thanh niên, thậm chí là cả trẻ con tận dụng bất cứ khoảng không gian nào có thể để chơi bóng. Nay thì với hệ thống hàng trăm sân cỏ nhân tạo được mọc lên, bóng đá “phủi” thành Vinh đã trở nên quy củ và chuyên nghiệp hơn khá nhiều.
Anh Nguyễn Hồng Phong, nguyên chủ tịch Hội CĐV SLNA, nay là chủ một hệ thống sân cỏ nhân tạo ở thành Vinh cho biết: Ở Vinh hiện nay, có khoảng 500 đội bóng đá “phủi”, hoạt động chủ yếu ở khoảng trên 100 sân cỏ nhân tạo ở thành Vinh. Giữa thế giới của những đội bóng “phủi” cũng tồn tại những quy luật và sự cạnh tranh rất riêng. Theo tìm hiểu, một đội bóng thường gắn với một mạnh thường quân và kinh phí hoạt động của các đội bóng không bao giờ là vấn đề lớn.
Các đội bóng có máu mặt thường xuyên gặp nhau ở những trận đấu giao hữu để so tài. Ngoài tính chất giao hữu, các trận đấu còn là cơ hội để nhiều đội bóng PR cho mạnh thường quân và những vấn đề hậu trường khác. Vì lẽ đó mà từ nhiều năm nay, sân chơi “phủi” ở thành Vinh rất cuốn hút. Các đội bóng không quản khó khăn, liện hệ với những cầu thủ từng chơi bóng cho SLNA hoặc về tận các miền quê nghèo để tìm cầu thủ để bổ sung cho sức mạnh của đội bóng.
Vì sự máu me, thích đầu tư của các đội bóng mà thời gian gần đây, các sao xứ Nghệ xuất hiện đầy trên sân chơi “phủi” thành Vinh. Những trận đấu cũng trở nên căng thẳng và quyết liệt hơn khi chất lượng được nâng cao bởi sự góp mặt các cầu thủ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản từ lò Sông Lam. Giờ đây, vào các buổi chiều, người ta không khó để nhận ra những ngôi sao qua các thời kỳ của đội bóng xứ Nghệ hội ngộ trên các sân chơi phủi. Sự phân cấp giữa sân chơi này cũng bắt đầu từ đó, khi có khoảng 20 đội, được xem là chịu chơi đã đầu tư không biết bao nhiêu tiền của để chiêu mộ quân.
Video đang HOT
Tại trận chung kết giải phong trào lớn nhất tỉnh Nghệ An, do Đoàn khối doanh nghiệp tỉnh tổ chức vừa rồi ghi nhận rất nhiều kỷ lục. Thứ nhất, chỉ là một trận nghiệp dư nhưng thu hút tới gần 5.000 khán giả có mặt theo dõi. Thứ 2, trong thành phần 2 đội dự trận chung kết là Công ty Văn Minh và Công ty cổ phần xăng dầu PTS có tới 90% là các cầu thủ đã từng khoác áo các đội bóng của SLNA. Thứ 3, Giám đốc công ty Văn Minh treo thưởng 100 triệu đồng nếu đội giành chức vô địch, một việc xưa nay hiếm ở các giải phong trào. Một trận đấu căng thẳng, hấp dẫn và được người dân đánh giá là chất lượng và hấp dẫn hơn nhiều trận đấu ở sân Vinh.
Khi danh thủ ra sân bóng phủi
Nơi hội tụ của các sao xứ Nghệ
Vì sự căng thẳng, quyết liệt và độ máu me của thế giới “phủi” thành Vinh nên các sao xứ Nghệ cũng bị lôi kéo vào. Không chỉ những cầu thủ một thời ăn cơm Sông Lam mà ngay cả những người đang chơi bóng chuyên nghiệp cũng được mời gọi. Cứ sau mỗi mùa giải chuyên nghiệp, khi các sao được về quê nghỉ ngơi là các sân chơi “phủi” lại nhộn nhịp. Thời gian vừa qua, người ta không khó để nhận ra những Văn Vinh, Quốc Hiền, Như Thuật, Công Mạnh, Thanh Vân, Đình Hưng chiều chiều so tài trên các sân chơi ấy.
Đến như cầu thủ SLNA, dù bận rộn với công việc tập luyện tại CLB nhưng có thời gian là lại đến với sân “phủi”. Khi thì họ được thuê, khi thì muốn thay đổi không khí và rủ nhau chia làm 2 đội để cảm nhận sự khốc liệt của bóng đá phong trào, nơi họ đã nhận ra tài năng của chính bản thân mình. Những cuộc chơi ở sân chơi “phủi” cũng rất đặc biệt, khi thì cuộc gặp giữa những người đang đá cho SLNA và phía bên kia là các cầu thủ đang đầu quân cho những CLB khác. Lúc thì là cuộc hội ngộ giữa những người sinh trước 1985 và phần còn lại. Đó là trận đấu giữa những người anh em SLNA với nhau nhưng mức độ cạnh tranh cũng hết sức khốc liệt. Cái tôi đã khiến cho họ “cháy” hết mình.
Bóng đá “phủi” khốc liệt và tính rủi ro cao nhưng không phủ nhận, nó cũng có những tác động tích cực. Đơn cử như câu chuyện của Quốc Vượng. Ngày chia tay Thanh Hóa sau giai đoạn 1 mùa giải 2012, anh trở về xứ Nghệ và tham gia đội “phủi” Tuấn Chín. Là đội có thâm niên và khá mạnh nên, Quốc Vượng thường xuyên cọ xát và thi đấu giao hữu. Chính môi trường khắc nghiệt như vậy đã giúp Vượng duy trì được phong độ để khi xin tập ké cùng SLNA trước mùa giải 2013. Vượng vẫn thể hiện được mình và nhiều khả năng, có tên trong danh sách mùa giải mới của đội bóng xứ Nghệ.
Cũng vì thấy được vai trò của sân chơi “phủi” mà sau ngày chia tay SLNA, Văn Quyến đã xin gia nhập một đội “phủi” ở thành Vinh để tập luyện và duy trì phong độ. Ngay cả như Công Vinh, trong những lần về quê nghỉ ngơi sau những mùa giải trước đây cũng vác giày ra sân “phủi” để duy trì cảm giác và tận hưởng cảm xúc. Rồi như Huy Hoàng chẳng hạn, thời gian sau vụ scandal phê thuốc ở Thanh Hóa, anh vùi mình ở những sân “phủi” vắng người, rồi gọi những chiến hữu của mình ra để đá bóng, xả stress.
Bóng đá “phủi” thành Vinh không chỉ có công phát hiện ra nhiều cầu thủ giỏi, phục vụ cho nhu cầu của SLNA mà còn là nơi để chính những cầu thủ của đội bóng xứ Nghệ duy trì cảm giác và tìm kiếm niềm vui sau những mùa giải căng thẳng. Bởi tính đặc thù mà thế giới “phủi” ở Vinh đang trở nên rất đặc biệt. Và tất nhiên, khi khủng hoảng kinh tế đang trầm trọng, nhiều cầu thủ thất nghiệp, sân chơi phong trào ở Vinh chắc chắn còn hấp dẫn hơn rất nhiều với sự xuất hiện của hàng loạt ngôi sao.
Sẽ chẳng có gì là bất ngờ, nếu như sắp tới, những ngôi sao có giá một thời của SLNA sẽ đầu quân cho các đội bóng “phủi” thành Vinh. Khi ấy, sân chơi này còn lắm cái để nói, để quan tâm hơn nữa.
Theo TTVH
Từ Huy Hoàng đến Văn Quyến: Xứ Nghệ mất biểu tượng
Huy Hoàng dính vào những rắc rối xung quanh vụ gây tai nạn giao thông tại Thanh Hóa khiến cho người hâm mộ xứ Nghệ sốc.
Bóng đá Nghệ An mất đi một biểu tượng Huy Hoàng. Ảnh: Thế Ngọc.
Hình ảnh của người đội trưởng, biểu tượng của SLNA đã ít nhiều nhạt nhòa và kéo theo bao hệ lụy có thể ảnh hưởng đến đội bóng chủ sân Vinh.
Sau khi Hữu Thắng giải nghệ, Quang Trường tiếp quản chiếc băng đội trưởng của SLNA. Tuy nhiên, Trường "Trâu" không thể làm vơi đi nỗi nhớ Hữu Thắng bởi tầm ảnh hưởng của tiền vệ này lên đội bóng không nhiều.
Tình trạng không thủ lĩnh chỉ kết thúc khi Huy Hoàng được cả đội tín nhiệm bầu làm đội trưởng. Tất cả cầu thủ trong đội SLNA đều nghe răm rắp sự chỉ huy của Huy Hoàng. Thậm chí, phong cách của Huy Hoàng còn gây ảnh hưởng, chi phối nhiều đến tính cách của nhiều cầu thủ xứ Nghệ. Thế mới có chuyện, những trung vệ trẻ của SLNA vẫn luôn lấy Huy Hoàng làm hình mẫu, cái đích để phấn đấu.
Lối chơi đầy nhiệt huyết cùng những pha bóng đặc quánh sự dũng mãnh cùng lối sống "vì người khác" của Huy Hoàng lung linh trong tâm tưởng của nhiều cầu thủ SLNA. Rất nhiều trận đấu, khi đội nhà bị đối phương dẫn bàn, nhưng lúc thấy "anh Hoàng" vắn tay áo lên quá bắp tay, là các cầu thủ SLNA tự đốt cháy ngọn lửa quyết tâm để vượt qua thời khắc khó khăn. Nói chung, Huy Hoàng như chất xúc tác, chi phối mạnh mẽ đến tinh thần, ý chí của cầu thủ SLNA.
Hình ảnh của Huy Hoàng quá đẹp, nhưng nó đã hoen ố rất nhiều sau sự cố anh gây tai nạn và có những biểu hiện khác thường vào chiều 7/9 tại Thanh Hóa. Tất nhiên việc Huy Hoàng gây tai nạn thì cá nhân trung vệ này phải chịu. Nhưng với người hâm mộ xứ Nghệ thì đó là cú sốc lớn và nhiều người đã có những suy nghĩ rất khác về thần tượng một thời của mình.
Đã có rất nhiều người hy vọng rằng sau khi Huy Hoàng treo giầy, thì Văn Quyến sẽ tiếp quản vai trò đầu lĩnh của SLNA. Nhưng thật trớ trêu thay, tương lai của Văn Quyến vào lúc này vẫn là dấu hỏi vô cùng lớn. Mới đây, SLNA đã triệu hồi tiền đạo Đình Bảo từ Trẻ Hà Nội về thi đấu trong mùa giải tới. Đình Bảo không phải là cái tên xa lạ với những người thường xuyên theo dõi các giải bóng đá trẻ. Bởi tiền đạo sinh năm 1991 này đã quá nổi ở các giải trẻ toàn quốc khi anh vẫn đều đều ghi những bàn thắng đẹp mắt.
Đầu mùa năm nay, với mục đích để tài năng trẻ của mình có nhiều cơ hội rèn giũa tài năng, SLNA cho Trẻ Hà Nội mượn Đình Bảo thi đấu tại giải hạng Nhất. Ghi được 6 bàn thắng trong màu áo Trẻ Hà Nội và được gọi vào U22 Việt Nam thi đấu vòng loại U22 châu Á, Đình Bảo đã gây ấn tượng mạnh với ban huấn luyện. Điều đó càng bồi đắp cho ý định của những người làm bóng đá xứ Nghệ về việc rút tiền đạo này trở về SLNA. Đình Bảo trở về và ngay lập tức khiến tương lai của đàn anh Văn Quyến bấp bênh.
Sau mùa 2012, Sài Gòn Xuân Thành quyết định không mượn Văn Quyến nữa và tiền đạo sinh năm 1984 này buộc phải trở về đội bóng chủ quản SLNA. "Văn Quyến còn một năm hợp đồng với SLNA. Hiện tại, nếu đội bóng nào có nhu cầu mượn Văn Quyến, chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện", ông Nguyễn Hồng Thanh - Tổng giám đốc công ty cổ phần bóng đá SLNA cho biết. Hoàng và Quyến từng được xem là biểu tượng của SLNA, nhưng bây giờ có lẽ, đấy chỉ là câu chuyện của quá khứ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ăn mừng quá đà, CĐV SLNA bị ném đá Việc ăn mừng thái quá cùng những hành động có phần quá khích của các CĐV xứ Nghệ đã khiến người hâm mộ chủ nhà cảm thấy... nóng mắt. CĐV SLNA cuồng nhiệt tại V-League. Ảnh: BĐP. Chiều qua, hàng chục CĐV xứ Nghệ đã nhuộm vàng một góc khán đài sân Rạch Giá trong cuộc đối đầu Kiên Giang - SLNA. Sự...