Cuộc chiến Biển Đen: Hạm đội Nga có những phương án nào?
Xin giới thiệu tiếp với bạn đọc bài một bài của Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga…
Đại tá hải quân, tiến sỹ khoa học quân sự Konstantin Sivkov về các cuộc chiến tranh giả định giữa Hải quân Nga với “các đối phương tiềm năng”, – nhưng lần này là trên Biển Đen phía Nam nước Nga.
Cũng xin nói thêm là K.Sivkov tốt nghiệp Trường cao đẳng Hải quân Liên Xô mang tên Popov, tốt nghiệp Học viện Hải quân, Học viện Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang. ừng nhiều năm phục vụ trong Hải quân Liên Xô và Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga.
Konstantin Sivkov
Quan hệ (giữa Nga) với Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ đang rất căng thẳng. Thổ Nhĩ Kỳ cùng với A rập Xê- út và Các tiểu vương quốc A rập, với sự hỗ trợ ngầm của Mỹ, đang công khai chuẩn bị xâm nhập Syria.
Mỹ và Anh, căn cứ vào những gì được chứng kiến, cũng có thể đưa lực lượng bộ binh vào Syria. Trong những điều kiện như vậy, xác xuất xảy ra một cuộc xung đột quân sự Nga- Thổ là rất lớn. Nhiều khả năng hơn cả là quy mô của nó chỉ hạn chế ở một cuộc xung đột vũ trang, mặc dù không thể loại trừ khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh cục bộ.
Sở dĩ nói như vậy vì hiện khó có thể tìm ra kẻ nào muốn đặt Nga đứng ở tình thế phải lựa chọn khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân – nước Nga hiện đại không thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn nếu không sử dụng vũ khí giết người hàng loạt.
Trong cuộc xung đột như vậy, xuất phát từ các đặc điểm quân sự – địa lý, vai trò chủ chốt sẽ thuộc về Hạm đội Biển Đen (HĐ BĐ) của Nga và Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến trường đối đầu chủ yếu sẽ là Biển Đen. Dĩ nhiên, sẽ xuất hiện câu hỏi: Hạm đội Nga (Hạm đội Biển Đen) có thể làm được những gì và liệu nó có thể giải quyết được các nhiệm vụ được giao để bảo vệ lợi ích của Nga ở Biển Đen hay không?
1. Hạm đội biển Đen có những gì?
Để làm rõ điều này, chúng ta sẽ đánh giá thành phần tác chiến của Hạm đội Biển Đen. Đến cuối năm 2015 (theo các số liệu từ các nguồn công khai), HĐ BĐ có 7 tàu ngầm và 41 tàu nổi. Không quân của HĐ BĐ – 34 máy bay và gần 40 máy bay lên thẳng các loại.
Lực lượng tàu ngầm có 7 tàu ngầm, trong đó có 4 chiếc dự án 636.3 đang trực chiến. Dự tính đến cuối năm 2016 sẽ tăng cường thêm cho HĐ BĐ 2 tàu cũng thuộc dự án này.
Video đang HOT
Lực lượng tàu nổi chủ yếu của HĐ BĐ là 01 tàu tuần dương mang tên lửa dự án 1164 ” Matxcova”, 01 tàu chống ngầm cỡ lớn dư án 1134B ” Kerch”, 03 tàu tuần tiễu: 02 chiếc dự án 1135 và 01 chiếc dự án 01090 (hiện đại hóa của dự án 61). Đến cuối năm 2016, theo kế hoạch, HĐ BĐ cũng sẽ được bổ sung 03 chiếc tàu tuần tiễu dự án 11356.
Các tàu cỡ nhỏ của HĐ BĐ có 02 tàu đệm khí mang tên lửa cỡ nhỏ dự án 1239 “Sivuch”, 02 tàu tên lửa cỡ nhỏ dự án 1234 và 2 tàu dự án 21631, 08 tàu chống ngầm cỡ nhỏ dự án 1124M, 06 tàu quét mìn trên biển, 05 tàu quét mìn quanh căn cứ và cơ động, 07 tàu đổ bộ cỡ lớn (3 tàu dự án 1171 và 4 tàu dự án 775) và 06 tàu hộ vệ mang tên lửa (05 tàu các dự án 1241.1 và dự án 1241.7, 01 tàu dự án 206MR).
Không quân hải quân của HĐ BĐ có 16 máy bay cường kích (theo phân loại của Hải quân, trên thực tế – máy bay ném bom chiến trường (chiến thuật-ND) Su-24M (đang được tái trang bị bằng vũ khí dùng cho Su-30SM), 04 (theo các số liệu khác -07) thủy phi cơ chống ngầm Be-12, 01 máy bay tác chiến điện tử An-12PP và 04 máy bay trinh sát Su-24MR.
Lực lượng máy bay lên thằng của HĐ BĐ có 30 chiếc máy bay lên thẳng chống ngầm Hải quân Ka-27PL và 08 máy bay lên thẳng tác chiến điện tử cải hoán từ Mi-8.
Trong thành phần của lực lượng trên bờ thuộc HĐ BĐ có lữ đoàn pháo binh tên lửa độc lập với biên chế gồm một trung đoàn tên lửa cơ động bờ trang bị tên lửa tầm xa ” Redut”, 02 trung đoàn tên lửa cơ động tầm gần với tên lửa “Rubez” và 01 tiểu đoàn pháo binh cơ động – tổ hợp pháo 130 ly “Bereg”.
Lực lượng lính thủy đánh bộ của HĐ BĐ có 01 trung đoàn độc lập.
Tình trạng kỹ thuật của đội tàu nổi HĐ BĐ đến thời điểm hiện tại có thể đánh giá là tốt. Không những thế, do gia tăng căng thẳng với NATO và Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng, có thể cho rằng Nga sẽ áp dụng những biện pháp khẩn cấp để đưa vào trực chiến một khối lượng tàu chiến tối đa có thể.
Theo_Báo Đất Việt
Khám phá sức mạnh Hải quân Nga thời mạnh hơn Mỹ
Trong thời kỳ phát triển đỉnh cao, Hải quân Nga từng đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Anh và Pháp.
Hải quân Nga hoàng là lực lượng hải quân của Đế quốc Nga, tồn tại từ năm 1696 đến Cách mạng tháng Hai năm 1917. Nó thoát thai từ một lực lượng nhỏ đã tồn tại trước khi vua Peter đại đế thành lập lực lượng thường xuyên của Hải quân Nga trong chiến dịch Azov II.
Hải quân Đế quốc Nga đã được mở rộng hơn trong nửa sau thế kỷ 18 và sang đầu thế kỷ 19 nó trở thành một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất, chỉ đứng sau các hạm đội của Anh và Pháp về kích cỡ.
Hải quân Nga hoàng sau đó đi vào thời kỳ suy thoái vì sự phát triển chậm lại của nền kinh tế và kỹ thuật trong nửa đầu thế kỷ 19. Nhưng nó lại trải qua một thời kỳ phục hưng trong nửa sau thế kỷ dưới thời trị vì của Sa hoàng Nicholas II, cho đến khi hầu hết Hạm đội Thái Bình Dương bị tiêu diệt trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật.
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là thời kỳ rối ren của Hải quân Nga hoàng, khi ở biển Baltic họ ở dưới cơ của Hải quân Đức nhưng ở Biển Đen thì Đức lại bị thất bại trong việc kiểm soát người Nga.
Cuối cùng Cách mạng tháng Mười thành công đã đặt dấu chấm hết cho Hải quân Nga hoàng với các thủy thủ chiến đấu ở cả hai nơi và các chiến hạm còn sống sót của nó hình thành nên cốt lõi của lực lượng Hải quân Xô viết được thành lập vào năm 1918.
Trong thời kỳ rực rỡ là nửa sau của thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, Hải quân Nga là lực lượng hải quân lớn thứ 3 thế giới sau Anh và Pháp. Hạm đội Biển Đen của nó có 5 chiếc thiết giáp hạm và 19 tàu khu trục nhỏ. Hạm đội Baltic có 23 thiết giáp hạm và 130 tàu hộ tống.
Đầu thế kỷ 19, Hải quân Nga bao gồm Hạm đội Baltic, Hạm đội Biển Đen, cùng các tiểu hạm đội như Caspian, Biển Trắng và Okhotsk. Năm 1802, Bộ Các lực lượng hải quân đã được thiết lập và đến năm 1815 đổi tên thành Bộ Hải quân.
Năm 1826, Nga đóng chiếc tàu vũ trang chạy bằng hơi nước đầu tiên mang tên Izhora. Nó trang bị 8 khẩu pháo. Năm 1836, họ chế tạo chiếc tàu hộ tống động cơ hơi nước kết hợp chèo đầu tiên gọi là Bogatyr.
Từ 1803 đến 1855, các thủy thủ Nga đã thực hiện hơn 40 cuộc đi tàu vòng quanh các hòn đảo ở cự li xa. Hầu hết các đợt đó được các thuộc địa của họ trên Thái Bình Dương ở Alask, California và các cảng ở bờ biển miền Siberia hỗ trợ.
Các chuyến đi này đã có một vai trò quan trọng trong việc khám phá vùng Viễn Đông, các đại dương khác nhau. Nó cũng đóng góp tài liệu nghiên cứu, khám phá khoa học quan trọng trong các hoạt động ở Thái Bình Dương, Nam Cực và Bắc Cực.
Cuối cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1905, Nga tụt từ vị trí thứ 3 xuống thứ 6 trong xếp hạng hải quân. Đồng thời Hải quân Nga cũng chuyển hoạt động từ Viễn Đông về Baltic. Nhiệm vụ của Hạm đội Baltic là bảo vệ biển Baltic và Saint Petersburg trước người Đức.
Năm 1906, Sa hoàng Nicholas II lập ra Tổng Tham mưu Hải quân. Trước hết sự chú ý trực tiếp là tạo ra một hạm đội tàu ngầm và các bãi mìn. Một chương trình tham vọng đã được đặt ra trước Hạ viện Nga năm 1907 đến 1908 nhưng đã bị biểu quyết bãi bỏ.
Sau đó, cuộc khủng hoảng Bosina năm 1909 đã bắt buộc một sự thay đổi chiến lược và các thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm mới lớp Gangut đã được đặt hàng cho Hạm đội Baltic.
Thêm nữa mối quan hệ xấu đi với Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu các tàu mới gồm thiết giáp hạm lớp Imperatritsa Mariya cho hạm đội Biển Đen. Tổng ngân sách chi dùng của Hải quân Nga từ 1906 đến 1913 là 519 triệu USD, đứng ở vị trí thứ 5 sau Anh, Đức, Mỹ và Pháp.
Chương trình tái vũ trang của Hải quân Nga hoàng phụ thuộc vào những yếu tố quan trọng từ nước ngoài với nhiều tàu và máy móc phải nhập khẩu. Tuy nhiên sau khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, tàu và thiết bị đang được đóng ở Đức bị tịch thu còn các thiết bị mua từ Anh thì mất rất nhiều thời gian mới tới Nga hoặc bị chuyển hướng phục vụ ngay cho nỗ lực chiến tranh của Đồng Minh phương Tây.
Theo_Kiến Thức
Báo chí Mỹ đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama Nhân dịp Tổng thống Barack Obama thăm tới châu Á, báo chí Mỹ đã đăng tải nhiều bài viết nêu bật xu thế ấm lên của mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Tổng thống Obama lên máy bay trong chuyến công du châu Á. Ảnh: EPA/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại New York, giữa lúc Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa...