Cuộc chiến bên sông Nile đẩy Sudan xuống vực thẳm, nguy cơ diệt chủng Darfur tái hiện

Theo dõi VGT trên

Khartoum, thủ đô của Sudan và là một trong những thành phố lớn nhất ở châu Phi, đã trở thành một bãi chiến trường cháy đen và cận kề bờ vực của một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.

Cuộc chiến bên sông Nile đẩy Sudan xuống vực thẳm, nguy cơ diệt chủng Darfur tái hiện - Hình 1
Người dân sơ tán tránh xung đột tại Khartoum, Sudan ngày 19/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Thảm cảnh ở thành phố lớn bậc nhất châu Phi

Chợ vàng trở thành nghĩa địa đổ nát, rải rác tử thi trên mặt đất. Đài truyền hình nhà nước trở thành phòng tra tấn. Đạn pháo bay qua sông Nile, phóng vào bệnh viện và nhà cửa. Người dân chôn cất người chết ngay trước cửa nhà. Những người khác diễu hành theo đội hình, tham gia lực lượng dân quân. Trong khu vực nạn đói, những đứa trẻ phải chiến đấu để giành lấy sự sống. Cứ vài ngày lại có một người chết.

Khartoum, thủ đô của Sudan và là một trong những thành phố lớn nhất ở châu Phi, đã trở thành một bãi chiến trường cháy đen. Mối thù giữa hai vị tướng tranh giành quyền lực đabg kéo đất nước vào cuộc nội chiến và biến thành phố này trở thành nơi xảy ra một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.

Theo ước tính của Mỹ, có tới 150.000 người đã thiệt mạng kể từ khi xung đột nổ ra vào năm ngoái. Liên hợp quốc cho biết, 9 triệu người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, khiến Sudan trở thành nơi xảy ra cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất trên Trái đất. Một nạn đói sắp xảy ra mà các quan chức cảnh báo có thể giết chết hàng trăm nghìn trẻ em trong những tháng tới, và nếu không được kiểm soát, nó có thể sánh ngang với nạn đói lớn ở Ethiopia những năm 1980.

Đổ thêm dầu vào sự hỗn loạn, Sudan còn trở thành sân chơi cho những vị khách nước ngoài như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Iran, Nga và lực lượng quân sự tư nhân Wagner của nước này, và thậm chí cả một số lực lượng đặc biệt của Ukraine. Tất cả họ đều là một phần của những nhóm lợi ích bên ngoài, đang đổ vũ khí hoặc chiến binh vào cuộc xung đột và hy vọng giành được chiến lợi phẩm – như vàng của Sudan hay vị thế của nước này bên Biển Đỏ.

“Bi kịch lớn nhất là không điều gì trong số đó là cần thiết lúc này”.Một cư dân tên Samawal Ahmed nói, khi anh đi qua tàn tích của một khu chợ nổi tiếng, qua những cửa hàng trang sức bị cướp phá và một chiếc xe tăng bị hư hỏng. Một năm trước, trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, một quả tên lửa đã lao thẳng vào căn hộ của anh, và phòng thí nghiệm y tế nơi anh làm việc phải đóng cửa vĩnh viễn. Bây giờ anh quay lại, để cứu vãn những gì có thể.

“Tôi đã mất tất cả”, Ahmed nói, tay cầm một đống tài liệu được kéo ra từ đống đổ nát của ngôi nhà: giấy chứng nhận học tập của các con, bằng cấp chuyên môn và hộ chiếu. Bên kia đường, thi thể chết khô của ba chiến binh, nằm giữa đống đổ nát.

Cuộc chiến bên sông Nile đẩy Sudan xuống vực thẳm, nguy cơ diệt chủng Darfur tái hiện - Hình 2
Khói bốc lên trong giao tranh tại Bahri, Khartoum, Sudan, ngày 14/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Cuộc chiến tranh giành quyền lực

Chiến tranh nổ ra mà không có cảnh báo trước vào tháng 4/2023, khi xung đột giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự hùng mạnh mà chính lực lượng này đã giúp thành lập – Lực lượng Hỗ trợ Nhanh – bùng nổ trên đường phố Khartoum.

Rất ít người Sudan nghĩ rằng nó sẽ kéo dài. Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1956, đất nước của họ đã trải qua nhiều cuộc đảo chính hơn bất kỳ nước nào khác ở châu Phi, hầu hết đều diễn ra trong thời gian ngắn và không đổ máu. Các đối thủ lần này – gồm quân đội quốc gia và lực lượng bán quân sự từng nằm dưới quyền – đã cùng nhau nắm quyền vào năm 2021, nhưng không thống nhất được cách hợp nhất quân đội của họ.

Bản đồ định vị khu vực thủ đô Khartoum, gồm ba thành phố, bao gồm Khartoum ở phía nam, Bahri ở phía bắc và Omdurman ở phía tây. Khartoum và Bahri hầu hết được kiểm soát bởi Lực lượng hỗ trợ nhanh, hay R.S.F., và quân đội Sudan kiểm soát phần phía bắc và trung tâm của Omdurman, trong khi các khu vực rộng lớn ở phía tây và nam Omdurman vẫn do R.S.F. nắm giữ.

Gần như ngay lập tức, giao tranh lan rộng khắp Khartoum và xa hơn nữa, thành những đợt sóng nhanh chóng tàn phá quốc gia lớn thứ ba châu Phi. Người Sudan choáng váng trước sự tàn phá, nhưng dường như không bên nào có khả năng giành chiến thắng và xung đột đang di căn thành một cuộc chiến tàn khốc không có lợi cho một bên nào.

Video đang HOT

Nguy hiểm hơn, một cuộc diệt chủng khác hiện đang đe dọa Darfur, cái tên gắn với tội ác chiến tranh cách đây hai thập kỷ. Những cánh đồng trong vựa lúa mì của đất nước đã trở thành chiến trường. Hệ thống y tế đang sụp đổ. Và rất nhiều nhóm vũ trang, bao gồm những người theo đường lối Hồi giáo cứng rắn, lính đánh thuê nước ngoài và thậm chí cả những người biểu tình ủng hộ dân chủ trước đây, đã tham gia vào cuộc chiến.

Nguy cơ với khu vực và quốc tế

Với việc các cuộc đàm phán hòa bình do Mỹ dẫn đầu bị đình trệ, nhà nước Sudan đang sụp đổ và có nguy cơ kéo theo một khu vực mong manh xung quanh nó. Các chuyên gia cho rằng việc một trong nhiều nước láng giềng của Sudan như Chad, Eritrea hay Nam Sudan bị cuốn vào chỉ là vấn đề thời gian.

Mặc dù bị lu mờ bởi các cuộc chiến ở Gaza và Ukraine, cuộc xung đột ở Sudan có sự phân nhánh toàn cầu. Iran, vốn đã liên minh với lực lượng Houthi ở Yemen, hiện đang hỗ trợ các lực lượng quân sự ở cả hai bờ Biển Đỏ. Người châu Âu lo ngại làn sóng người di cư Sudan tiến vào bờ biển của họ. Và một đánh giá tình báo gần đây của Mỹ cảnh báo rằng một Sudan vô luật pháp có thể trở thành “thiên đường” cho các mạng lưới khủng bố và tội phạm.

Sông Nile từ lâu đã định nghĩa nên Khartoum. Các nhánh của nó hợp nhất ở trung tâm thành phố trước khi đẩy về phía bắc qua sa mạc vào Ai Cập. Giờ đây, con sông lớn cũng chia cắt Khartoum về mặt quân sự, trở thành một tiền tuyến khác ở thủ đô.

Lính bắn tỉa nép mình bên bờ sông bên dưới một cây cầu khổng lồ, bị nổ tung trong giao tranh và rơi xuống sông. Thiết bị bay không người lái sà xuống mặt nước, săn lùng mục tiêu. Và một hòn đảo ở giữa sông Nile, nơi mọi người từng dã ngoại và bơi lội, đã trở thành một loại nhà tù ngoài trời do R.S.F. kiểm soát.

Cuộc chiến bên sông Nile đẩy Sudan xuống vực thẳm, nguy cơ diệt chủng Darfur tái hiện - Hình 3
Toàn cảnh một cuộc họp HĐBA LHQ về tình hình Sudan, tại New York, Mỹ, ngày 7/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Từ lịch sử cay đắng

Theo nhiều cách, sự tàn phá ở Khartoum là một sự tính toán lịch sử cay đắng. Trong hơn nửa thế kỷ, quân đội Sudan đã tiến hành những cuộc chiến tranh tồi tệ ở những vùng ngoại vi xa xôi của đất nước, dập tắt các cuộc nổi dậy bằng cách triển khai lực lượng dân quân cứng rắn. Khartoum vẫn còn nguyên vẹn, cư dân ở đây được cách ly khỏi hậu quả của các cuộc chiến tranh nhân danh họ.

Nhưng giờ đây, lực lượng mạnh nhất của quân đội – Lực lượng Hỗ trợ Nhanh, hậu thân của nhóm dân quân Janjaweed khét tiếng từng khủng bố Darfur vào những năm 2000 – đã quay lưng lại với quân đội và mang sự tàn phá đến thủ đô.

Liên hợp quốc (LHQ) ước tính một nửa trong số 8 triệu cư dân của khu vực Khartoum đã bỏ chạy. Sân bay quốc tế bị đóng cửa, những chiếc máy bay chứa đầy vết đạn bị bỏ lại trên đường băng. Các quan chức cho biết, gần như toàn bộ 1.060 chi nhánh ngân hàng của thành phố đã bị cướp và hàng nghìn ô tô bị đánh cắp trong một chiến dịch cướp bóc, chủ yếu do Lực lượng hỗ trợ Nhanh tiến hành.

LHQ vẫn chưa chính thức tuyên bố nạn đói ở Sudan, nhưng rất ít chuyên gia nghi ngờ rằng nạn đói này đang xảy ra ở nhiều nơi tại Darfur và thậm chí ngay ở Khartoum, một trong những thủ đô lớn nhất châu Phi.

Các quan chức LHQ cảnh báo hơn 220.000 trẻ em có thể chết chỉ trong những tháng tới, khi cả hai bên đều sử dụng nạn đói như một vũ khí chiến tranh. Quân đội giữ lại thị thực, giấy phép đi lại và giấy phép vượt qua chiến tuyến. Các chiến binh của Lực lượng Hỗ trợ Nhanh thì cướp phá các xe tải viện trợ và nhà kho, đồng thời tự dựng lên chướng ngại vật.

Tom Perriello, đặc phái viên Mỹ tại Sudan, đánh giá: “Một trong những tình huống khủng khiếp nhất trên Trái đất đang có xu hướng trở nên tồi tệ hơn rất nhiều”.

Nội chiến Sudan: Bước ngoặt nguy hiểm và cuộc khủng hoảng nhân đạo mới

Việc lực lượng bán quân sự RSF chiếm được Wad Madani, một thành phố chiến lược ở vùng nông nghiệp của đất nước, đánh dấu một bước ngoặt nguy hiểm trong cuộc nội chiến đã tàn phá quốc gia Đông Bắc Phi này suốt 8 tháng qua.

Wad Madani thất thủ, quân đội chính phủ mất niềm tin

Việc nhóm bán quân sự có tên Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) tiếp quản Wad Madani - một thành phố lớn trong vựa nông nghiệp của Sudan giữa tuần qua đã gây ra làn sóng chấn động khắp đất nước. Sự kiện này làm dấy lên hoài nghi về sức mạnh quân đội Sudan - đối thủ của RSF - và mở ra một giai đoạn mới đáng sợ hơn cho cuộc nội chiến kéo dài 8 tháng đã tàn phá một trong những quốc gia lớn nhất châu Phi.

Nội chiến Sudan: Bước ngoặt nguy hiểm và cuộc khủng hoảng nhân đạo mới - Hình 1
Lực lượng bán quân sự RSF đã chiếm được thành phố chiến lược Wad Madani ở Sudan. Ảnh: Politics

RSF chỉ mất 4 ngày để chiếm được thành phố Wad Madani, nơi trú ngụ của hàng chục ngàn người chạy trốn khỏi thủ đô Khartoum, cách đó khoảng 160km về phía tây bắc, khi chiến tranh bắt đầu vào tháng Tư. Sự sụp đổ của Wad Madani đã khiến người tị nạn phải chạy trốn trở lại và giáng một đòn nặng nề vào uy tín của một đội quân đã hứa bảo vệ họ.

Quân đội Sudan xác nhận trong một tuyên bố vào tối thứ Ba rằng họ đã rút khỏi thành phố Wad Madani và - trong một động thái hết sức bất thường - cho biết họ đã bắt đầu điều tra lý do tại sao thất bại này lại xảy ra.

Nội chiến Sudan: Bước ngoặt nguy hiểm và cuộc khủng hoảng nhân đạo mới - Hình 2
Các binh sĩ quân đội Sudan tuần tra tại thị trấn Gedaref, nơi đón hàng nghìn người di tản đến từ Wad Madani. Ảnh: AFP

Vốn có lợi thế trên không so với RSF, quân đội Sudan đã nhiều lần sử dụng máy bay để tấn công căn cứ của lực lượng bán quân sự này. Nhưng nhờ được trang bị tên lửa phòng không, RSF đã kháng cự một cách khá hiệu quả để từ đó, làm bàn đạp cho những thắng lợi dưới mặt đất. Hiện cục diện chiến trường đang nghiêng rõ về RSF khi lực lượng này hiện đã chiếm được phần lớn thủ đô Khartoum và các thành phố lân cận trên sông Nile, bên cạnh việc càn quét các thành phố ở vùng Darfur phía tây đất nước.

Nội chiến Sudan: Bước ngoặt nguy hiểm và cuộc khủng hoảng nhân đạo mới - Hình 3
Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 300.000 người đã chạy trốn khỏi Wad Madani sau khi RSF tiến vào thành phố này. Ảnh: AFP

Tại Rufaa, một thị trấn cách Wad Madani khoảng 50 km về phía bắc, quân đội Sudan đã thậm chí phải trưng dụng container hàng hóa làm chướng ngại vật để chặn lực lượng bán quân sự băng qua một cây cầu, một sự răn đe tuyệt vọng nhưng không ngăn được bước tiến của đối thủ.

Một số chuyên gia về châu Phi nói rằng một phần nguyên nhân dẫn đến những thất bại gần đây của quân đội Sudan bắt nguồn từ yếu tố lịch sử. Dưới thời cựu độc tài Omar Hassan al-Bashir, quân đội Sudan giao phần lớn nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho các dân quân bộ lạc như Janjaweed, nhóm chiến binh đã khủng bố vùng Darfur vào những năm 2000 và sau đó trở thành Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF).

Nhà phân tích chính trị Alan Boswell, giám đốc khu vực Sừng châu Phi của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG), cho biết do ít thực chiến nên khi phải đối đầu với RSF trong những cuộc giao tranh khốc liệt và dàn trải khắp cả nước, những điểm yếu của quân đội Sudan nhanh chóng bộc lộ.

"Đó là một đội quân rệu rã, nơi mà người ta thường được thăng chức vì chung hệ tư tưởng và chủ nghĩa gia đình trị", ông Boswell nói. "Quân đội Sudan chưa bao giờ phải tham gia một cuộc chiến như thế này trước đây và đang cho thấy họ không có năng lực bảo vệ người dân".

Nhà phân tích Kholood Khair thuộc Confluence Advisory - một tổ chức nghiên cứu chính trị tại Sudan - thì đánh giá, sự sụp đổ của Wad Madani cho thấy những sai lầm ở cấp cao nhất của quân đội nước này. Bà Khair nói: "Có điều gì đó không ổn nghiêm trọng trong giới lãnh đạo cấp cao của lực lượng vũ trang Sudan. Đó là điều mà ngay cả nhiều người trong số họ cũng không hiểu được".

Bóng ma thất bại lan rộng

Tổn thất của quân đội Sudan, vì thế, đang đặt ra câu hỏi về tương lai của lãnh đạo lực lượng này, tướng Abdel Fattah al-Burhan, người hiện cũng là nguyên thủ quốc gia trên thực tế của Sudan. Và, điều này cũng được đối thủ của họ nhận ra, khi RSF dường như đang tìm cách kích động một cuộc lật đổ trong nội bộ quân đội Sudan.

Nội chiến Sudan: Bước ngoặt nguy hiểm và cuộc khủng hoảng nhân đạo mới - Hình 4
Tướng Abdel-Fattah Burhan (bên phải), chỉ huy quân đội Sudan và tướng Mohamed Hamdan Dagalo - chỉ huy RSF. Ảnh: Middle East Monitor

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X tuần trước, chỉ huy RSF, trung tướng Mohamed Hamdan Dagalo, cho biết lực lượng của ông này sẽ không "trở thành quân đội thay thế" - một bình luận mà nhiều nhà quan sát coi là một nỗ lực chia rẽ quân đội Sudan. Tuyên bố đó có thể xem như một thông điệp ngầm khuyến khích những tướng lĩnh dưới quyền tướng Al-Burhan làm binh biến để thay thế ông và sau đó, có thể tìm cách đàm phán phân chia quyền lực với RSF.

Nhà phân tích Boswell của ICG nhận định, khả năng tướng Al-Burhan giữ được vị trí phụ thuộc chủ yếu vào việc các tướng lĩnh Sudan có sẵn sàng thực hiện một sự thay đổi lãnh đạo ngay giữa chiến tranh hay không. Bởi điều này cũng có khả năng gây ra các bất ổn khác hoặc dẫn tới nguy cơ chia rẽ trong hàng ngũ của chính các tướng lĩnh làm đảo chính.

Theo ông Boswell, tướng Al-Burhan hiện vẫn là người đối thoại chính với những lực lượng nước ngoài ủng hộ quân đội Sudan, nên "các tướng lĩnh có thể cần phải đánh giá xem liệu việc loại bỏ ông ấy có thể làm tổn hại đến những mối liên hệ đó hay không".

Ở bình diện rộng hơn, thất bại của quân đội Sudan cũng làm tăng nguy cơ các nước láng giềng có thể bị lôi kéo vào cuộc nội chiến này và các cường quốc bên ngoài sẽ gia tăng can thiệp. Một Sudan bất ổn sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực cho những nước láng giềng. Bà Kholood Khair, nhà phân tích của Confluence Advisory cho biết, một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn đang là "kịch bản ác mộng không chỉ đối với Sudan mà còn đối với thế giới".

Thảm họa nhân đạo thêm trầm trọng

Chiến thắng mới giành được tại Wad Madani có thể mở đường RSF tiến hành các cuộc tấn công mới vào những thành phố lớn khác, bao gồm Gedaref và Kosti. Và, với người dân Sudan, viễn cảnh sống dưới sự cai trị bởi một lực lượng bán quân sự đã cướp phá phần lớn thủ đô và bị cáo buộc thực hiện tội ác chiến tranh ở khu vực Darfur phía tây đất nước, là điều đáng sợ.

Tại Wad Madani, các nhóm dân sự cho biết binh sĩ RSF đã cướp vàng, tiền và ô tô của dân thường và ngăn một số người rời khỏi thành phố, dù nhóm bán quân sự này tuyên bố sẽ bảo vệ thường dân sau khi tiến vào tiếp quản thành phố.

Nội chiến Sudan: Bước ngoặt nguy hiểm và cuộc khủng hoảng nhân đạo mới - Hình 5
Cuộc nội chiến tại Sudan đã khiến gần 18 triệu người dân nước này, trong đó hàng triệu trẻ em, đối mặt với nạn đói. Ảnh: CNN

Theo Liên hợp quốc, khoảng 300.000 người đã chạy trốn khỏi Wad Madani trong những ngày gần đây. Nhiều người trong số họ, ốm yếu và đói khát, đã phải đi bộ hàng giờ tới các bang lân cận trong khi kéo lê vali đựng những đồ đạc ít ỏi mang theo.

Hiện phần lớn các cơ quan viện trợ quốc tế cũng tạm dừng hoạt động ở Wad Madani nói riêng và bang El Gezira nói chung. Liên hợp quốc phải điều động nhân viên của mình đến các khu vực có ít giao tranh hơn ở phía đông đất nước hoặc qua biên giới từ phía Nam Sudan. Các nhân viên cứu trợ, những người từng biến Wad Madani thành trung tâm cho những hoạt động của họ tại Sudan, cho biết họ lo ngại về nguy cơ cướp bóc các nguồn cung cấp và kho hàng nhân đạo còn đang nằm lại nơi đây.

Sofie Karlsson, người phát ngôn của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc ở Sudan cho biết: "Người dân Sudan đã trải qua 8 tháng kinh hoàng và tình hình nhân đạo ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Khi lựa chọn duy nhất của bạn là đi bộ với tất cả những gì có thể mang theo, điều kiện sống và sự an toàn của bạn đã chạm đáy".

Cuộc nội chiến tại Sudan bùng nổ từ tháng Tư, sau khi tướng Abdel-Fattah Burhan, chỉ huy quân đội Sudan và tướng Mohamed Hamdan Dagalo - chỉ huy RSF - không đạt được sự đồng thuận về phân chia quyền lực. Chiến sự cho đến nay đã giết chết ít nhất 10.000 người, mặc dù các nhân viên y tế nước này và các quan chức LHQ cho rằng đó là thống kê quá thấp so với thực tế. Trong khi đó, Chương trình Lương thực Thế giới cho biết, gần 18 triệu người Sudan, tức khoảng 37% dân số nước này, đang phải đối mặt với nạn đói và khoảng 5 triệu người nữa có thể rơi vào tình cảnh tương tự khi RSF kiểm soát toàn bộ bang El Gezira.

Vào thời điểm bình thường, các vùng đồng bằng màu mỡ của bang El Gezira sản xuất khoảng 350.000 tấn lúa mì mỗi năm, gần bằng một nửa sản lượng ngũ cốc hàng năm của Sudan. Chiến tranh đã làm gián đoạn việc trồng trọt do giá hạt giống và phân bón tăng cao, và ở một số nơi, hệ thống tưới tiêu bị tàn phá. Liên hợp quốc ước tính sản lượng lúa mì của Sudan giảm 30% trong năm nay, trong khi Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo nền kinh tế Sudan nói chung sẽ suy giảm 18%.

Thời gian qua, các cơ quan cứu trợ quốc tế đã phải vật lộn để thu xếp nguồn lực giúp đỡ người dân Sudan. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tuần trước cho biết họ cần 840 triệu USD để duy trì và mở rộng các hoạt động cứu trợ đây vào năm tới. Nhưng với những diễn biến mới nhất, khi lực lượng RSF ngày càng thắng thế và chiếm giữ thêm nhiều vùng đất, cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ ở nước này có thể còn tồi tệ hơn nữa vào năm sau. Và, số tiền UNICEF huy động được có thể cũng chỉ như muối bỏ biển so với nhu cầu cứu trợ người dân Sudan.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyềnBất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyền
05:41:42 28/04/2025
Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'
21:20:25 28/04/2025
Trước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiệnTrước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiện
14:35:32 27/04/2025
Toàn cảnh 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald TrumpToàn cảnh 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump
15:06:56 28/04/2025
Rợn người bí mật sau chiếc khăn trùm đầu cô dâu, không lãng mạn như vẫn nghĩ?Rợn người bí mật sau chiếc khăn trùm đầu cô dâu, không lãng mạn như vẫn nghĩ?
20:25:16 27/04/2025
Sắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thườngSắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thường
21:29:31 28/04/2025
Vatican phá lệ với tổng thống Ukraine trong tang lễ Giáo hoàngVatican phá lệ với tổng thống Ukraine trong tang lễ Giáo hoàng
14:22:58 27/04/2025
Sau chính sách của ông Trump, thu thuế của Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lụcSau chính sách của ông Trump, thu thuế của Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục
20:33:09 28/04/2025

Tin đang nóng

Rộ clip vợ Quý Bình cùng chồng nhậu, ăn nói văng tục, thực hư ra sao?Rộ clip vợ Quý Bình cùng chồng nhậu, ăn nói văng tục, thực hư ra sao?
10:02:40 29/04/2025
Vụ sữa bột giả: Hai 'ông trùm' chi 150.000 USD để 'chạy án'Vụ sữa bột giả: Hai 'ông trùm' chi 150.000 USD để 'chạy án'
07:23:39 29/04/2025
Nam danh hài ở nhà 5 tầng mặt tiền Quận 5 TP.HCM: Định xây 12 tầng nhưng bỏ vì 1 lí doNam danh hài ở nhà 5 tầng mặt tiền Quận 5 TP.HCM: Định xây 12 tầng nhưng bỏ vì 1 lí do
09:12:03 29/04/2025
Khoảnh khắc xúc động của cựu chiến binh Trần Văn Thanh được MC Đức Bảo kể lại trên sóng truyền hìnhKhoảnh khắc xúc động của cựu chiến binh Trần Văn Thanh được MC Đức Bảo kể lại trên sóng truyền hình
07:06:22 29/04/2025
Một nhân viên an ninh Vạn Hạnh Mall nói điều sốc sau khi suýt có vụ thứ 4Một nhân viên an ninh Vạn Hạnh Mall nói điều sốc sau khi suýt có vụ thứ 4
06:51:52 29/04/2025
Chi Pu 'nổ profile' 3 đời dịp 30/4, fan đủ wow vì quá ngầu, toàn QN hàm đại táChi Pu 'nổ profile' 3 đời dịp 30/4, fan đủ wow vì quá ngầu, toàn QN hàm đại tá
07:20:16 29/04/2025
Nữ ca sĩ hát "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" đạt hơn 2 tỷ lượt xem là ai?Nữ ca sĩ hát "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" đạt hơn 2 tỷ lượt xem là ai?
09:08:39 29/04/2025
Vân Trang cho con Qúy Bình đồ chơi , vợ cố DV dạy con đáp 1 câu lộ thái độ?Vân Trang cho con Qúy Bình đồ chơi , vợ cố DV dạy con đáp 1 câu lộ thái độ?
09:35:59 29/04/2025

Tin mới nhất

Đương kim MU và MG 'chạm trán', 'gà cưng' Nawa' nguy cơ chìm nghỉm, fan hào hứng

Đương kim MU và MG 'chạm trán', 'gà cưng' Nawa' nguy cơ chìm nghỉm, fan hào hứng

10:31:14 29/04/2025
Những ngày qua thông tin Nawat chi 100 tỷ để thâu tóm Miss Universe đã gây rúng động dư luận. Chính vì thế mà khi gà cưng Nawat là đương kim MGI sắp có màn chạm trán váy áo, sắc vóc với đương kim MU càng làm công chúng quan tâm hơn cả.
Cách tiếp cận của Tổng thống Trump với chính sách nhập cư và an ninh biên giới Mỹ

Cách tiếp cận của Tổng thống Trump với chính sách nhập cư và an ninh biên giới Mỹ

07:53:27 29/04/2025
Do đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đã ký các sắc lệnh hành pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở biên giới phía Nam và coi các băng đảng, tổ chức ma túy Mỹ Latinh là khủng bố.
Ngân sách Liên bang Nga chịu áp lực từ giá dầu thấp

Ngân sách Liên bang Nga chịu áp lực từ giá dầu thấp

07:46:39 29/04/2025
Mặc dù tổng doanh thu trong quý đầu tiên vẫn nhỉnh hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tốc độ tăng trưởng đã không còn theo kịp kỳ vọng được đặt ra trong kế hoạch ngân sách năm 2025.
Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm mới nhất với Mỹ

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm mới nhất với Mỹ

07:34:14 29/04/2025
Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Moskva sẵn sàng tham gia đàm phán với Kiev mà không kèm theo điều kiện tiên quyết.
Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các

Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các

07:32:21 29/04/2025
Một bước đi đáng chú ý khác là việc thành lập Bộ Số hóa mới, do ông Karsten Wildberger, nhà vật lý và giám đốc công nghệ, đảm nhiệm, với mục tiêu thúc đẩy các cải cách kỹ thuật số còn chậm trễ trong bộ máy hành chính.
Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

06:00:51 29/04/2025
Chưa có thông báo về thương vong do đám cháy. Trong khi đó, 28 xe cứu hỏa, 26 trực thăng và 202 nhân viên cứu hỏa đã được triển khai để dập tắt đám cháy.
Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

05:31:09 29/04/2025
Thỏa thuận được Iran ký với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) năm 2015, trong đó đặt ra giới hạn nghiêm ngặt về hoạt động hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

05:30:44 29/04/2025
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Mỹ mạnh tay tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc ở mức 145% và Trung Quốc đáp trả đã khiến nhiều doanh nghiệp chịu cảnh đánh thuế hai lần đối với cùng một lô hàng.
Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

05:22:40 29/04/2025
Ngoại trưởng Lavorv nhấn mạnh Nga cũng sẽ tìm kiếm sự bảo đảm đáng tin cậy chống lại các mối đe dọa xuất phát từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên minh châu Âu (EU) và một số các quốc gia ở biên giới phía Tây của Nga.
Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan

Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan

05:14:32 29/04/2025
Mặc dù ông Trump gần đây tỏ ý linh hoạt về thuế nhập khẩu có thể đã quá muộn để ngăn chặn cú sốc nguồn cung lan rộng khắp kinh tế Mỹ. Cú sốc này tiềm ẩn nguy cơ kéo dài đến Giáng sinh.
Nga đề xuất một nước Đông Nam bán cầu vào thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Nga đề xuất một nước Đông Nam bán cầu vào thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

05:10:41 29/04/2025
Tuy nhiên, Moskva phản đối việc trao thêm ghế cho các nước phương Tây và đồng minh của họ vì các nước này đã có quá nhiều ghế tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chọn giải pháp đàm phán 'không đối đầu'

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chọn giải pháp đàm phán 'không đối đầu'

05:02:02 29/04/2025
Về khả năng hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu theo yêu cầu của Mỹ, ông Han cho rằng Mỹ cần thay đổi một số quy định trong ngành đóng tàu, bởi bảo hộ quá mức chính là một trong những lý do khiến ngành đóng tàu Mỹ kém hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Áo sơ mi + chân váy: Combo "nữ thần" đầu hè mà nàng nào cũng nên thử ít nhất một lần!

Áo sơ mi + chân váy: Combo "nữ thần" đầu hè mà nàng nào cũng nên thử ít nhất một lần!

Thời trang

12:40:36 29/04/2025
Nếu hỏi set đồ nào dịu dàng nhất mùa hè, thì combo áo sơ mi chân váy chắc chắn phải được xướng tên. Vừa thanh lịch nơi công sở, vừa thoải mái khi dạo phố, diện combo này trong những ngày đầu hè là lựa chọn không thể tuyệt hơn.
Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Tin nổi bật

12:29:56 29/04/2025
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đang củng cố hồ sơ để xử lý ông Khuất Văn Sinh do có hành vi chửi bới, dùng chân đạp vào bụng nam điều dưỡng của Trung tâm y tế huyện Thanh Ba.
VNPay bị lên án vì tranh thủ PR khi duyệt drone mừng lễ 30/4

VNPay bị lên án vì tranh thủ PR khi duyệt drone mừng lễ 30/4

Netizen

12:21:14 29/04/2025
Buổi tổng duyệt trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái (drone) diễn ra tối 28/4 tại Bến Bạch Đằng (TP.HCM), chuẩn bị cho đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tại sao càng lớn tuổi da người lại càng nhăn nheo, xuống cấp?

Tại sao càng lớn tuổi da người lại càng nhăn nheo, xuống cấp?

Làm đẹp

12:14:08 29/04/2025
Thứ hai, quá trình sản xuất dầu tự nhiên của da cũng giảm dần theo tuổi tác, khiến da dễ bị khô, mất nước. Da khô sẽ làm cho các nếp nhăn trở nên rõ rệt hơn, khiến tổng thể bề mặt da trông thô ráp và xỉn màu.
Maextro S800: Sedan Trung Quốc sang trọng, dự kiến ra mắt cuối năm 2025

Maextro S800: Sedan Trung Quốc sang trọng, dự kiến ra mắt cuối năm 2025

Ôtô

12:09:28 29/04/2025
Nội thất của S800 nổi bật với màn hình toàn thiết kế lớn toàn bảng táp-lô, gần giống với MBUX Hyperscreen của Mercedes. Những chi tiết khác cũng được thừa hưởng từ Mercedes như màng loa kim loại, kết hợp với các nút bấm điều khiển gắn t...
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù

Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù

Pháp luật

11:58:40 29/04/2025
Ngoài 1,5 tỷ đồng đã nộp tại giai đoạn điều tra, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng tự nguyện dùng thêm 749 triệu đồng đang bị thu giữ để khắc phục hậu quả vụ án nên Hội đồng xét xử ghi nhận, tuyên phạt 6 năm tù.
Indian Motorcycle ra mắt bộ đôi xe đường trường phiên bản giới hạn

Indian Motorcycle ra mắt bộ đôi xe đường trường phiên bản giới hạn

Xe máy

11:47:20 29/04/2025
Ngoài ra, bộ đôi Elite còn được trang bị hệ thống điều chỉnh điện tử tải trước của giảm xóc sau, cho phép người dùng tùy chỉnh dễ dàng thông qua giao diện của Ride Command, mang lại sự linh hoạt tối đa khi chở người hay hành lý.
Giải mã cung Song Tử: Bí quyết thành công trong sự nghiệp và tình yêu

Giải mã cung Song Tử: Bí quyết thành công trong sự nghiệp và tình yêu

Trắc nghiệm

11:46:15 29/04/2025
Giải mã cung Song Tử: Bí quyết thành công trong sự nghiệp và tình yêu Song Tử hay còn gọi là Gemini trong tiếng Anh, là cung thứ ba trong 12 cung hoàng đạo
Doechii kỳ thị Châu Á 'chung mâm' Jennie, lộ quá khứ 'bất hảo' dính chất cấm?

Doechii kỳ thị Châu Á 'chung mâm' Jennie, lộ quá khứ 'bất hảo' dính chất cấm?

Sao âu mỹ

11:39:29 29/04/2025
Đầu tháng 2, Doechii thắng giải Album rap xuất sắc cho tác phẩm Alligator Bites Never Heal ở lễ trao giải Grammy 2025. Khi rapper Cardi B đọc tên người chiến thắng, dưới sân khấu, Doechii bật khóc.
Xiaomi ra mắt dòng smartphone phổ thông Redmi A5

Xiaomi ra mắt dòng smartphone phổ thông Redmi A5

Đồ 2-tek

11:39:05 29/04/2025
Xiaomi vừa chính thức giới thiệu điện thoại phổ thông Redmi A5. Thiết bị thừa hưởng các tính năng vượt trội, bền bỉ và được bán với mức giá dưới 3 triệu đồng.
Duy Mạnh tròn 50 tuổi, sinh đúng năm đất nước thống nhất: "Mấy ông xem bóng đá ồn cỡ nào, nghe Quốc ca đều phải im phăng phắc"

Duy Mạnh tròn 50 tuổi, sinh đúng năm đất nước thống nhất: "Mấy ông xem bóng đá ồn cỡ nào, nghe Quốc ca đều phải im phăng phắc"

Sao việt

11:33:46 29/04/2025
Duy Mạnh được sinh ra chỉ ít lâu sau ngày những tiếng súng cuối cùng vang lên và đánh dấu cuộc đời mình như thế hệ đầu tiên được lớn lên trong hòa bình.