Cuộc chiến bầu cử Mỹ đã bắt đầu
Khi bản Thông điệp Liên bang quan trọng hằng năm cũng đã được sử dụng để vận động tranh cử thì cuộc chiến bầu cử Mỹ năm 2024 có lẽ sẽ khó diễn ra êm đềm.
Tầm quan trọng của bản thông điệp
Vào tối ngày 7/3/2024, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên bục phát biểu tại Hạ viện và đọc Thông điệp Liên bang lần thứ ba của mình. Đây là một hoạt động thường niên và rất được quan tâm trong đời sống chính trị Mỹ. Về mặt luật pháp, Thông điệp Liên bang là nghĩa vụ pháp lý được quy định trong Hiến pháp với yêu cầu tổng thống “theo từng thời điểm phải thông tin tới Nghị viện Mỹ thực trạng của liên minh và kiến nghị Nghị viện xem xét các định hướng, phương án giải quyết mà tổng thống đương nhiệm đánh giá là cần thiết và thích hợp”.
Tổng thống Joe Biden đã tận dụng bài phát biểu cho kỳ bầu cử.
Thông điệp Liên bang được coi là cách mà Hiến pháp Mỹ tạo sự tương tác giữa hai nhánh quyền lực của hệ thống, đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố “hợp tác”. Đó là bản “báo cáo” ghi nhận về những thành tựu và khó khăn mà quốc gia đang gặp phải, kèm theo đó là kiến nghị những vấn đề cần phải đối mặt và giải quyết được đưa ra bởi tổng thống (đại diện nhánh hành pháp) gửi tới Nghị viện (nhánh lập pháp) với sự chứng kiến của người dân.
Trong “bài phát biểu đặc biệt” này, rất nhiều nội dung được bao hàm, thường bao gồm: Tình trạng của nền kinh tế; Các chương trình xã hội hỗ trợ công dân; Giáo dục và hệ thống chăm sóc y tế; Sự tiến bộ, thất bại và các thành quả hoạt động quân sự của quân đội Mỹ trên toàn thế giới cũng như các vấn đề toàn cầu. Thông điệp sẽ được lồng vào các ý tưởng lập pháp mới nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và lời đề nghị của tổng thống tới Nghị viện xem xét những dự án luật này. Tóm lại, nó sẽ vẽ nên bức tranh hoạt động của Chính phủ Mỹ trong ít nhất là 1 năm tiếp theo đó. Chính vì vậy, nó rất được quan tâm.
Cử tri Mỹ theo dõi bài phát biểu của Tổng thống Joe Biden.
Với sức ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới, bản Thông điệp Liên bang càng trở nên quan trọng khi nó có thể tác động tới rất nhiều vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội trên toàn cầu. Đây cũng là lý do mà bản Thông điệp Liên bang hằng năm của Mỹ luôn được giới quan sát chính trị thế giới theo dõi sát sao. Ít nhất, người ta cũng hy vọng sẽ có một bản thông điệp “nghiêm túc”, “đáng chú ý”. Thế nhưng, sự thực Thông điệp Liên bang của Tổng thống Joe Biden hôm 7/3 vừa qua lại gây chú ý vì nó vượt ra ngoài những khuôn khổ bình thường để trở thành một “bài phát biểu tranh cử” của vị tổng thống đương nhiệm, người dường như đang thất thế trong cuộc đua cho nhiệm kỳ tiếp theo của mình.
Như một lời tuyên chiến
Video đang HOT
Bài phát biểu của ông Biden vẫn bàn về những vấn đề chính sách quan trọng như kinh tế, vấn đề biên giới, tranh cãi về quyền phá thai… nhưng điểm đáng chú ý lại là màn công kích cá nhân cũng như đấu khẩu xuyên suốt giữa Tổng thống Mỹ với các nghị sĩ đối lập của đảng Cộng hòa.
Vẻ thất vọng của Chủ tịch Hạ viện khi nghe Thông điệp Liên bang.
Chỉ 4 phút sau khi bắt đầu bài phát biểu, ông Joe Biden đã chỉ trích cựu Tổng thống Donald Trump vì tuyên bố sẽ cho Nga làm “bất kỳ điều gì họ muốn” với các đồng minh của Mỹ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nếu những nước này không chi mạnh tay hơn cho quốc phòng. Tiếp đó, ông Joe Biden nhắc đến vụ bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021 từng gây hỗn loạn nước Mỹ cũng như quan điểm ủng hộ việc cấm phá thai hay mong muốn loại bỏ Đạo luật Chăm sóc y tế mà ông Donald Trump từng nhiều lần nhắc đến.
Dù không nhắc đến tên ông Donald Trump một cách trực tiếp, nhưng với việc nhiều lần nhắc đến danh xưng “người tiền nhiệm”, ông Joe Biden đã chĩa thẳng ngọn giáo công kích vào một người không còn làm việc trong hệ thống Chính phủ Mỹ. Nói một cách chính xác thì đó là một sự công kích cá nhân không liên quan tới nhiệm vụ của ông Joe Biden trong bài phát biểu này.
Không chỉ nhắm tới ông Donald Trump, ông Joe Biden còn làm không khí tại phòng họp Hạ viện trở nên căng thẳng hơn khi công kích quan điểm của đảng Cộng hòa quanh nhiều vấn đề như thuế, an sinh xã hội và nhập cư. Ông cho rằng những rắc rối trong nhiệm kỳ của mình đến từ sự thiếu hợp tác của đảng Cộng hòa khiến cho các nghị sĩ đảng này đã phản ứng lại. Nhiều nghị sĩ Cộng hòa đã la hét, cắt ngang lời Tổng thống Mỹ khi ông đưa ra những luận điểm gây tranh cãi.
Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi ông Joe Biden chuyển sang đề tài an ninh biên giới với vụ việc liên quan đến một sinh viên điều dưỡng bị người nhập cư trái phép sát hại mới đây. Có nghị sĩ đảng Cộng hòa còn thách ông Joe Biden nhắc đến tên nhân viên điều dưỡng này để nhấn mạnh đến lỗi của Tổng thống. Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, người tương đối ôn hòa trong đảng Cộng hòa cũng công khai bày tỏ thái độ thất vọng với “màn chỉ trích” của ông Joe Biden ngay trên hội trường.
Ước tính trong khoảng 65 phút phát biểu, ông Joe Biden đã chỉ trích cựu Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa tới 13 lần với thái độ tức giận và phẫn nộ. Trong từng vấn đề một, ông đã nêu ra sự khác biệt của mình với các đối thủ khiến cho bài phát biểu gần như trở thành một bản so sánh. Tận dụng thời gian đứng trước Hạ viện Mỹ, ông dường như muốn dùng để thuyết phục người dân Mỹ về khả năng lãnh đạo của mình hơn là lập ra một kế hoạch hợp tác với đối thủ để giải quyết vấn đề.
Khi ông Joe Biden tự đánh giá mình là một người “trung thực, lịch sự, phẩm giá và bình đẳng” trong khi chỉ trích đối thủ “người bằng tuổi tôi” là “thấy một nước Mỹ đầy sự oán giận, trả đũa và trừng phạt”, vị tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ dường như muốn nhắc nhở người dân Mỹ rằng, ông vẫn là sự lựa chọn tốt hơn so với đối thủ của mình dù cả hai đều đã lớn tuổi.
Tất cả vì cuộc chiến
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11 tới đây được dự đoán là sẽ rất phức tạp. Hai ứng viên nặng ký nhất là ông Donald Trump và Tổng thống Joe Biden gần như chắc chắn sẽ đại diện cho hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ra tranh cử khi sớm giành được những chiến thắng tại các cuộc bầu cử nội bộ. Đó sẽ là màn “tái đấu” của hai “ông già” sau 4 năm. Tuy nhiên, cả hai ứng viên này đều đang không nhận được những đánh giá tích cực.
Một nghị sĩ Mỹ la ó phản đối Tổng thống Joe Biden.
Cuộc thăm dò dư luận lớn mới được tổ chức bởi Báo New York Times và Đại học Siena cho thấy, có 33% người được hỏi ủng hộ ông Joe Biden, 36% ủng hộ ông Donald Trump nhưng có tới 30% bày tỏ không tin tưởng cả hai ứng viên này, một con số kỷ lục trong các cuộc bầu cử từ trước tới nay.
Trong số những người độc lập (không ủng hộ cụ thể đảng nào) thì có 32% tin tưởng ông Joe Biden, 31% tin tưởng ông Donald Trump và 37% không tin tưởng ai trong hai nhà lãnh đạo này. Vì vậy, việc nhóm này bỏ phiếu bầu cho ai sẽ là động lực chính cho kết quả cuộc bầu cử cuối năm nay. Một cuộc thăm dò khác của Đại học Massachusetts Amherst được thực hiện vào tháng 1 cho thấy 45% người Mỹ tin rằng trận tái đấu Joe Biden-Donald Trump là không tốt cho đất nước. Nhiều cử tri than thở về các lựa chọn tổng tuyển cử của họ đại diện cho nhiều quan điểm ý thức hệ khác nhau.
Có những người Cộng hòa chống lại ông Donald Trump trong khi có cả những người cấp tiến phẫn nộ trước phản ứng của ông Joe Biden đối với cuộc chiến ở Gaza. Jesse Rhodes, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Massachusetts Amherst, cho biết: “Nhìn chung, có rất nhiều mâu thuẫn và thất vọng về một cuộc tái đấu”. “Có một nhận thức rộng rãi rằng các ứng cử viên đã quá già và họ có xu hướng tập trung vào các vấn đề đã là vấn đề của ngày hôm qua”. Dù đánh giá đây sẽ là cuộc bầu cử bị dẫn dắt bởi “cảm xúc tiêu cực” thì giáo sư Rhodes vẫn cho rằng “cuối cùng sẽ huy động được rất nhiều người vì họ tin rằng lá phiếu của họ rất quan trọng để bảo vệ chính họ”.
Việc cả hai ứng viên nhận được ít sự ủng hộ hơn bình thường khiến cho cuộc bầu cử trở nên khó đoán hơn và những màn “vận động tranh cử” sẽ càng trở nên “màu sắc” hơn để thu hút số lượng khổng lồ cử tri vẫn còn đang lưỡng lự. Chính vì thế, bản Thông điệp Liên bang của ông Joe Biden đã “ca ngợi nảy lửa” những thành tích của mình trong hơn 2 năm qua, trong khi đó không tiếc lời chê bai đối thủ. Ông Donald Trump, như thường lệ cũng nhanh chóng đáp lời với những chỉ trích ngược lại đối thủ ngay trên mạng xã hội cùng lúc với bài phát biểu của Tổng thống JoeBiden. Kết cục, buổi tường thuật bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm nay trở thành cuộc đấu khẩu giữa hai ứng viên hàng đầu của nước Mỹ, vẽ nên một bức tranh bầu cử không mấy êm đẹp.
Thông điệp Liên bang là đòn bẩy cho Tổng thống Biden trong cuộc bầu cử tháng 11
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ trình bày các ưu tiên trong chính sách của ông qua Thông điệp liên bang, 8 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống.
Đây là thời điểm quan trọng khi ông Biden phải thuyết phục cử tri rằng ông xứng đáng ở lại Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại bang North Carolina ngày 28/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông điệp Liên bang là bài phát biểu thường niên trong đó tổng thống Mỹ đề cập đến hiện trạng đất nước và các ưu tiên cho tương lai. Sự kiện này bắt nguồn từ yêu cầu của Hiến pháp Mỹ rằng tổng thống phải cung cấp thông tin cho Quốc hội về tình trạng liên bang.
Giáo sư Donna Hoffman tại Đại học Northern Iowa (Mỹ) nhận định Thông điệp Liên bang đem đến cho các tổng thống Mỹ một "sân khấu lớn" để phát biểu trước cả Quốc hội và công chúng nước này.
Theo kênh CNN (Mỹ), đây cũng có thể là cơ hội lớn nhất của Tổng thống Biden trong năm nay để tiếp cận hàng triệu cử tri đang cân nhắc về việc bỏ phiếu cho ông hay cựu Tổng thống Donald Trump hoặc không bỏ phiếu cho ai cả trong Ngày bầu cử 5/11 tới.
Nền kinh tế Mỹ đang vận hành tốt hơn hầu hết các nước có thu nhập cao, với tốc độ tăng trưởng việc làm, tiền lương và chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, qua các cuộc thăm dò ý kiến, nhiều cử tri đảng Cộng hòa phản hồi rằng họ không hài lòng với nền kinh tế. Nhìn chung, người Mỹ đánh giá cựu Tổng thống Donald Trump cao hơn về các vấn đề kinh tế.
Nhiều khả năng Tổng thống Biden sẽ đại diện đảng Dân chủ để đối đầu với người tiền nhiệm đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11. Ông Trump đã giành chiến thắng tại 15/16 tiểu bang trong ngày bầu cử "Siêu Thứ ba", trong khi đối thủ trong đảng Cộng hòa của cựu Tổng thống là bà Nikki Haley chỉ có duy nhất một chiến thắng tại Vermont. Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley cũng quyết định rời khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng.
Các cuộc thăm dò gần đây cho kết Tổng thống Biden và người tiền nhiệm Trump đang ngang nhau trên đường đua vào Nhà Trắng.
Phát biểu tại Washington, D.C. vào tối 7/3 (giờ địa phương), Tổng thống Biden dự kiến sẽ lấy tương lai của nền dân chủ Mỹ là chủ đề trọng tâm. Tổng thống Biden từng nhiều lần cảnh báo rằng người tiền nhiệm Trump và những người ủng hộ ông là mối đe dọa đối với đất nước.
Hỗ trợ cho các đồng minh nước ngoài như Ukraine và Israel, vấn đề người nhập cư ở biên giới Mỹ-Mexico và thúc đẩy kết nối đảng phái chính trị ở Washington cũng có thể là những chủ đề ông Biden sẽ đưa ra trong Thông điệp Liên bang.
Nóng trong tuần: Diễn biến mới trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, tấn công đẫm máu tại Gaza Trong tuần qua nổi lên một số diễn biến đáng chú ý liên quan đến cuộc đua vào Nhà Trắng, tác động chiến lược từ việc Thụy Điển gia nhập NATO và tấn công đẫm máu tại Gaza. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một hội nghị ở bang Maryland ngày 24/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Diễn biến mới trong cuộc tranh...