Cuộc chiến Afghanistan “ngốn” của Mỹ 300 triệu USD/ngày trong 20 năm
Mỹ đã chi hàng nghìn tỷ USD cho cuộc chiến kéo dài 20 năm tại Afghanistan và để lại số lượng vũ khí lớn cho Taliban sau khi rút quân.
Lính Mỹ chuyển thi thể của binh sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công ở sân bay quốc tế Kabul ngày 27/8 (Ảnh: US Marines).
Vào tối 30/8, những người lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi sân bay ở thủ đô Kabul của Afghanistan. Cuộc sơ tán chết chóc và hỗn loạn suốt 2 tuần qua đã đặt dấu chấm hết cho 19 năm và 47 tuần Mỹ đưa quân vào Afghanistan sau vụ khủng bố 11/9. Tổng cộng, 800.000 quân nhân Mỹ đã hoạt động tại quốc gia Trung Nam Á này.
Thương vong
Số quân nhân Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến ở Afghanistan khoảng 2.400 người. Ngoài ra, theo thống kê của Lầu Năm Góc, hơn 20.000 người Mỹ đã bị thương trong khoảng thời gian này.
Khoảng 1.144 quân của lực lượng đồng minh cũng đã thiệt mạng trong cuộc chiến tại Afghanistan.
Tổng thanh tra đặc biệt của Mỹ về Tái thiết Afghanistan (SIGAR), một cơ quan giám sát của chính phủ Mỹ, cho biết ít nhất 66.000 binh sĩ Afghanistan và hơn 48.000 dân thường Afghanistan đã thiệt mạng. Ngoài ra, khoảng 75.000 người Afghanistan đã bị thương trong cuộc chiến kể từ năm 2001.
Tuần trước, 13 binh lính Mỹ và hơn 170 người Afghanistan đã thiệt mạng trong cuộc đánh bom liều chết do tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thực hiện ở bên ngoài sân bay Kabul.
Từ năm 2001 đến tháng 4 năm nay, 77 nhà báo và 444 nhân viên cứu trợ nhân đạo đã thiệt mạng ở Afghanistan.
Video đang HOT
Trang thiết bị
Xe thiết giáp bị bỏ lại tại sân bay Kabul sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan (Ảnh: AFP).
Giá trị chính xác của số vũ khí và thiết bị mà Mỹ bỏ lại tại Afghanistan chưa được công bố chính thức, nhưng được cho là lên tới hàng chục triệu USD.
Tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ, ngày 30/8 đã công bố danh sách các trang thiết bị mà Mỹ để lại tại sân bay Kabul khi những binh lính cuối cùng rời khỏi Afghanistan.
Tướng McKenzie cho biết quân đội Mỹ đã vô hiệu hóa hàng loạt máy bay, xe bọc thép và các hệ thống phòng thủ công nghệ cao tại sân bay Kabul trước khi rút khỏi Afghanistan.
Theo đó, 73 máy bay đậu tại sân bay quốc tế Kabul đã bị “phi quân sự hóa”, khiến chúng trở nên vô dụng. Trong dàn máy bay bị Mỹ phá hủy rồi bỏ lại sân bay Kabul, có những khí tài như máy bay tấn công hạng nhẹ A-29 Super Tucano, máy bay vận tải C-130H Hercules, trực thăng UH-60 Black Hawk…
Lầu Năm Góc còn bỏ lại 70 xe thiết giáp MRAP với giá 1 triệu USD/xe. Những chiếc MRAP này cùng 27 thiết giáp Humvee cũng bị vô hiệu hóa trước khi quân đội Mỹ rời đi.
Ngoài ra, Mỹ cũng bỏ lại ít nhất 2 hệ thống phòng không C-RAM có khả năng chặn rocket, đạn cối và hỏa lực.
Tài chính
Người Afghanistan lên máy bay sơ tán (Ảnh: EPA).
Tổng thống Joe Biden ngày 31/8 cho biết cuộc chiến tại Afghanistan đã tiêu tốn của Mỹ 300 triệu USD mỗi ngày trong suốt 20 năm qua. Số tiền được Mỹ đổ vào Afghanistan trong 2 thập niên lên tới hơn 2.000 tỷ USD.
Tổng thanh tra đặc biệt của Mỹ về Tái thiết Afghanistan ước tính khoảng 837 tỷ USD được chi riêng cho cuộc chiến. Khoảng 145 tỷ USD đã được dành để tái thiết các lực lượng an ninh, các tổ chức chính phủ và nền kinh tế của Afghanistan.
Từ năm 2008, Mỹ đã chi 7,8 tỷ USD cho các tòa nhà và phương tiện ở Afghanistan. Tuy nhiên, 2 tỷ USD trong số đó về cơ bản đã bị lãng phí vì các tòa nhà và phương tiện đó sau đó rơi vào tình trạng hư hỏng hoặc không còn được sử dụng như dự tính.
Người sơ tán
Nhà Trắng cho biết hơn 122.000 người đã được Mỹ và các đồng minh sơ tán trong 2 tháng qua.
Phía Mỹ cho biết hơn 79.000 dân thường đã được đưa lên máy bay để rời khỏi Kabul kể từ ngày 14/8, bao gồm 6.000 người Mỹ và 73.500 người Afghanistan và công dân các nước khác.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ước tính còn chưa đầy 200 người, và có thể gần 100 người, là công dân Mỹ muốn rời Afghanistan nhưng không thể lên chuyến bay cuối cùng.
Canada sẽ đón 5.000 người tị nạn Afghanistan do Mỹ giúp sơ tán
Canada ngày 31/8 cho biết sẽ cung cấp nơi cư trú cho khoảng 5.000 người tị nạn Afghanistan được Mỹ sơ tán sau khi những binh sĩ cuối cùng của Mỹ đã rút khỏi Kabul.
Người dân xếp hàng lên máy bay quân sự của Mỹ ở sân bay quốc tế Kabul (Afghanistan), để rời khỏi quốc gia Tây Nam Á, ngày 22/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Nhập cư Canada Marco Mendicino khẳng định: "Chúng tôi sẽ giúp nhiều nhất có thể cho những người Afghanistan muốn sống tại Canada".
Canada đã rút binh sĩ cuối cùng khỏi Afghanistan cách đây 7 năm. Trong nỗ lực sơ tán quốc tế gần đây, Canada đã giúp sơ tán khoảng 3.700 người Afghanistan khỏi Kabul, gồm những người Afghanistan làm việc cho các lực lượng vũ trang của Canada.
5.000 người tị nạn được Mỹ sơ tán sẽ được cung cấp chỗ ở trong khuôn khổ một kế hoạch của Canada được thông báo trước đó nhằm đón hơn 20.000 người Afghanistan dễ bị tổn thương - trong đó có các lãnh đạo nữ, các nhà báo... Canada cũng biết sẵn sàng tiếp tục giúp đỡ những người Afghanistan muốn tái định cư ở Canada nếu Taliban cho phép họ ra đi.
Trong diễn biến liên quan, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách thống nhất quan điểm về vấn đề người di cư Afghanistan.
Phát biểu trước thềm hội nghị Bộ trưởng nội vụ các nước thành viên EU ở Brussels, Ủy viên châu Âu về các vấn đề nội vụ, bà Ylva Johansson khẳng định: "Chúng ta cần tránh cuộc khủng hoảng nhân đạo, tránh cuộc khủng hoảng di cư và tránh các mối đe dọa an ninh. Nhưng chúng ta cũng cần hành động ngay bây giờ và không đợi đến khi có những dòng người di cư lớn ở các khu vực biên giới ngoài của khối, hay đến khi các tổ chức khủng bố mạnh hơn". Bà Johansson nhấn mạnh: "Cần tránh tình huống như năm 2015, và chúng ta hoàn toàn có thể tránh được, giờ đây chúng ta đã chuẩn bị tốt hơn và có thể giải quyết mọi việc ngay từ bây giờ"
Dự kiến tại hội nghị tới, các Bộ trưởng nội vụ EU sẽ thông qua một tuyên bố, trong đó bao gồm việc hỗ trợ cho các nước trong khu vực nhận người tị nạn Afghanistan. Trong bản dự thảo tuyên bố, các nước thành viên bày tỏ "quyết tâm cùng nhau hành động để tránh tái diễn tình trạng những phong trào di cư trái phép quy mô lớn và không thể kiểm soát" như năm 2015, khi có hơn một triệu người di cư hầu hết đến từ Syria.
Năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận với EU nhằm đón nhận hàng triệu người di cư đến châu Âu để đổi lại một số ưu đãi như hỗ trợ tài chính. EU có thể sẽ tìm cách làm điều tương tự với các nước láng giềng của Afghanistan, nhưng các quan chức cấp cao cho biết ưu tiên là ổn định tình hình trong nước ở quốc gia Tây Nam Á này.
Các nỗ lực trên được đưa ra trong bối cảnh trên thực địa, người ta vẫn nghe thấy tiếng súng nổ ở thủ đô Kabul ngày 31/8. Taliban hiện đã kiểm soát sân bay Kabul sau khi Mỹ rút đi, đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm qua tại Afghanistan.
Uzbekistan cho phép người Afghanistan quá cảnh sang Đức Ngày 31/8, Chính phủ Uzbekistan tuyên bố sẽ cho phép những người Afghanistan sơ tán khỏi nước này trên các chuyến bay di tản quá cảnh để sang Đức. Người dân Afghanistan xếp hàng ở cổng sân bay quốc tế Kabul, chờ được sơ tán khỏi quốc gia Tây Nam Á, ngày 28/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Bộ Ngoại giao Uzbekistan, do đường biên...