Cuộc chiến 200 năm vì một thùng gỗ sồi ở Italy
Phe ủng hộ Giáo hoàng và phe La Mã xung đột trong hàng trăm năm, khiến hàng nghìn người thiệt mạng chỉ vì một thùng gỗ sồi và tài sản bên trong.
Trận chiến nổ ra hơn 200 năm giữa phe ủng hộ Giáo hoàng và phe ủng hộ hoàng đế La Mã. Ảnh: War History.
Năm 1325, cuộc chiến dài nhất thời Trung cổ diễn ra tại thị trấn Castello di Serravalle, vùng Emilia-Romagna, Italy. Cuộc chiến cướp đi hàng nghìn sinh mạng, đẩy Italy vào cuộc xung đột kéo dài hàng thế kỷ lại bắt nguồn chỉ từ một thùng gỗ sồi đựng chiến lợi phẩm, theo War History.
Năm 1154, Hoàng đế Frederick Barbarossa của Đế quốc La Mã Thần thánh, phát động cuộc chiến xâm lược Italy, cho rằng mình là người được Chúa chọn để cai quản thế giới chứ không phải Giáo hoàng. Vua Frederick chiếm thành phố Milan, Tortona và Pavia, trở thành vua Italy. Sau đó, ông chiếm nốt Bologna và Tuscany, trước khi tiến về Roma để đàm phán với Giáo hoàng Alexander III nhưng không đạt được kết quả.
Do đó, Hoàng đế Fredrick tiếp tục chiếm các thành phố khác, cho đến khi bị Liên minh Lombard ủng hộ Giáo hoàng đánh bại ở trận Legnano ngày 29/5/1176. Frederick bị đẩy lùi về Đức, nhưng để lại sự chia rẽ chính trị kéo dài trong nhiều thế kỷ ở Italy.
Video đang HOT
Ở thời điểm đó, Italy là đất nước chưa được thống nhất, các bang thành chia làm hai phe, một bên là những người Ghibelline ủng hộ Hoàng đế Frederick, phe còn lại là những người Guelf ủng hộ Giáo hoàng.
Mẫu thuẫn căng thẳng diễn ra trong thời gian dài ở thành Modena ủng hộ Hoàng đế Frederick và thành Bologna cách đó 50 km ủng hộ Giáo hoàng. Hai bên thường có những cuộc đột kích lẻ tẻ với nhau, gây ra một số thương vong.
Tháng 9/1325, binh sĩ phe Ghibelline đánh chiếm pháo đài Monteveglio, cách Bologna 19 km. Lợi dụng tình hình hỗn loạn, một số binh sĩ lẻn vào Bologna cướp một thùng gỗ đựng đầy chiến lợi phẩm và đem về trưng bày tại Modena. Người Bologna rất tức giận, đòi đối phương trả lại chiếc thùng và tài sản bên trong nhưng bị từ chối.
Chiếc thùng gỗ sồi được trưng bày ngày nay. Ảnh: Wikipedia.
Cuộc chiến vì chiếc thùng gỗ sồi nổ ra vào sáng 15/10/1325, khi phe Bologna tuyên chiến. Quân Bologna tiến đến bao vây thành Modena để đòi lại chiếc thùng, nhưng bị liên quân phe Ghibelline đẩy lùi.
Sau khi đẩy lùi quân Bologna, quân Modena tập kết một lực lượng lớn bên ngoài thị trấn Castello di Serravalle. Đích thân Giáo hoàng John XXIII dẫn đầu 30.000 bộ binh và 2.000 hiệp sĩ kỵ binh để đối phó.
Quân Modena có lực lượng ít hơn, chỉ khoảng 5.000 bộ binh và 2.000 kỵ binh, triển khai trên vùng đồng bằng ở khu vực Ziribega. Họ bắt đầu tấn công ngay khi mặt trời lặn, tiến về tường thành quanh thành phố Bologna, nhưng không bao vây mà chỉ phá hủy các lâu đài bảo vệ vòng ngoài, bắt giữ 26 quý tộc đưa về Modena làm con tin.
Ước tính có khoảng 2.000 người thiệt mạng ở cả hai phía trong cuộc chiến kéo dài hơn 200 năm. Mãi đến năm 1529, khi vua Charles I của Tây Ban Nha xâm lược Italy, hai phe mới đình chiến để đoàn kết chống kẻ thù chung. Sau chiến tranh, thùng gỗ sồi được trưng bày ở Modena như một chiến lợi phẩm cho tới ngày nay.
Duy Sơn
Theo VNE
Giáo hoàng Francis thăm các nô lệ tình dục
Giáo hoàng thăm 20 người từng làm nô lệ tình dục từ nhiều nước, hiện sống tại một trung tâm nhà ở tại Rome, Italy.
Các nạn nhân được giải cứu gặp Giáo hoàng Francis. Ảnh: AFP
Theo CNN, giáo hoàng hôm qua gặp các phụ nữ từ Romania, Albania, Nigeria, Tunisia, Ukraine và Italy. Những phụ nữ bị đưa trái phép từ đất nước họ, nhưng sau đó được giải cứu và sống tại trung tâm nhà ở, theo Vatican Radio. Đài cho biết tất cả những phụ nữ này là nạn nhân bị lạm dụng thể xác nghiêm trọng, trải qua những điều tồi tệ và hiện được bảo vệ.
Giáo hoàng Francis cho rằng buôn người là "tội ác chống lại nhân loại". Chuyến thăm của giáo hoàng tới trung tâm thể hiện sự cần thiết của việc chống lại nạn buôn người, văn phòng báo chí giáo hội cho biết.
Kể từ khi trở thành người đứng đầu giáo hội Công giáo, Giáo hoàng đã thăm người tị nạn, di cư, người bệnh, người già, các cộng đồng nghèo ở nhiều nước.
Trọng Giáp
Theo VNE
G7 phản đối quân sự hóa thực thể tranh chấp trên Biển Đông Các lãnh đạo của Nhóm 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) cuối tuần qua đã ra tuyên bố chung, trong đó phản đối mọi hoạt động đơn phương làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và kêu gọi phi quân sự hóa các thực thể tranh chấp tại vùng biển này. Các lãnh đạo G7 nhóm họp tại...