Cuộc chiến 20 năm hao người tốn của của Mỹ ở Afghanistan
Chưa đầy một tháng sau vụ 11/9, lực lượng Mỹ và đồng minh bắt đầu cuộc chiến lâu nhất của Washington tại Afghanistan, nhắm vào al-Qaeda và chế độ Taliban.
Hàng nghìn người ủng hộ Taliban biểu tình ở Quetta, Pakistan, gần biên giới Afghanistan, ngày 1/10/2001, sau khi các lực lượng Mỹ và đồng minh bắt đầu hoạt động chiến đấu ở Afghanistan.
Thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden trong cảnh quay tại một địa điểm bí mật được phát sóng trên truyền hình ngày 7/10/2001. Bin Laden ca ngợi thánh thần về vụ tấn công ngày 11/9 và thề rằng nước Mỹ “sẽ không bao giờ mơ về an ninh” cho đến khi “quân đội của những kẻ vô đạo rời khỏi đất nước của Mohammad”.
Tay súng thuộc Liên minh Bắc Afghanistan, một nhóm chống Taliban, cười lớn khi máy bay Mỹ tấn công một vị trí của Taliban gần Tora Bora, Afghanistan, tháng 12/2001. Các thủ lĩnh dân quân Afghanistan tuyên bố chiến thắng trong trận chiến Tora Bora và tuyên bố đã chiếm được căn cứ cuối cùng của al-Qaeda.
Trước đó, các cuộc không kích của Mỹ và tấn công trên bộ của Liên minh phương Bắc tháng 11/2001 đã dẫn đến sự thất thủ của Kabul.
Renae Chapman (ngoài cùng) bế con gái hai tuổi Amanda trong lễ tang chồng, trung sĩ Nathan R. Chapman, ở Fort Lewis, bang Washington tháng 1/2002. Anh là lính Mỹ đầu tiên thiệt mạng vì hỏa lực của đối thủ trong cuộc chiến tại Afghanistan.
Tổng thống Mỹ George W. Bush họp báo với tổng thống Afghanistan Hamid Karzai tại phủ Tổng thống ở Kabul tháng 3/2006. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bush đến Afghanistan.
Trung sĩ Brian Keith ngồi cạnh vợ Sara và con trai Stephen ngay trước khi anh được triển khai tới Afghanistan tháng 3/2010.
Vài tháng trước đó, tổng thống Barack Obama tuyên bố tăng thêm 30.000 quân, nâng tổng số lính Mỹ tại Afghanistan lên gần 100.000, cùng 40.000 lính NATO.
Lính Mỹ trên máy bay vận tải C-17 đến Afghanistan tháng 4/2010.
Tổng thống Barack Obama (áo đen góc trái) và các thành viên đội an ninh quốc gia giám sát cuộc đột kích của Hải quân SEAL tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden tháng 5/2011.
Tổng thống Donald Trump thăm Căn cứ Không quân Bagram của Afghanistan tháng 11/2019.
Thủ lĩnh số hai của Taliban, Mullah Abdul Ghani Baradar (phải), gặp ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Doha, Qatar tháng 9/2020 để đàm phán tiến trình hòa bình Afghanistan.
Một thành viên lực lượng an ninh Afghanistan đi bộ tại Căn cứ Không quân Bagram sau khi những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi khu liên hợp tháng 7/2021. Cuộc rút quân đã kết thúc sự hiện diện của người Mỹ tại một khu phức hợp rộng lớn vốn là trung tâm sức mạnh quân sự ở Afghanistan.
Các chiến binh Taliban ngồi trong phủ tổng thống ở Kabul hôm 15/8. Phủ tổng thống đã được bàn giao cho Taliban sau khi bị quan chức chính phủ Afghanistan bỏ trống vài giờ trước đó. Taliban chiếm nhiều thành phố lớn của Afghanistan mà không hoặc ít vấp phải sự kháng cự.
Người dân leo lên máy bay tại sân bay quốc tế Kabul hôm 16/8 sau khi Taliban chiếm đóng thủ đô. Hàng trăm người đổ lên đường băng, tuyệt vọng tìm kiếm con đường thoát khỏi Afghanistan.
Bên trong dinh thự như cung điện của nguyên soái Afghanistan bị chiếm giữ
Các tay súng của Taliban đã chiếm giữ dinh thự của một nguyên soái quân đội Afghanistan khi quan chức này chạy ra nước ngoài trước đà tiến công của Taliban.
Bên trong dinh thự của nguyên soái Afghanistan bị Taliban chiếm giữ
Một video được lan truyền trên mạng xã hội cuối tuần qua cho thấy, hàng chục tay súng Taliban đã xông vào bên trong dinh thự của nguyên soái quân đội Afghanistan Abdul Rashid Dostum ở thành phố Mazar-i-Sharif.
Đoạn video cho thấy các tay súng Taliban thảnh thơi thưởng trà bên trong dinh thự được cho là của nguyên soái Dostum, người đồng thời là một lãnh chúa lâu năm.
Ông Dostum, 67 tuổi, là một trong những nhân vật quyền lực ở Afghanistan. Nguyên soái Dostum từng liên kết với Liên minh phương Bắc do Mỹ hậu thuẫn trong cuộc xung đột ở Afghanistan vào năm 2001.
Không lâu sau khi trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ hôm 11/8 sau đợt điều trị, ông Dostum cùng với nhiều thành viên khác của lực lượng an ninh Afghanistan được cho là đã rời khỏi Mazar-i-Sharif đến Uzbekistan khi thành phố này "thất thủ" trước đà tiến công của Taliban hồi tuần trước. Thời điểm nhóm tay súng Taliban xông vào bên trong dinh thự, ông Dostum không còn ở đó.
Cựu Thống đốc tỉnh Balkh Atta Mohammad Noor nói với truyền thông rằng, chính ông đã chỉ huy lực lượng dân quân địa phương lúc hàng phòng thủ của Mazar-i-Sharif bị chọc thủng. Ông Noor cho biết, hiện cả ông và ông Dostum đều đã an toàn.
Mazar-i-Sharif là một trong những thành phố của Afghanistan rơi vào tay của Taliban những ngày gần đây. Các nguồn tin cho biết, Taliban tiến vào Mazar-i-Sharif mà gần như không gặp bất cứ sự kháng cự nào.
Taliban khởi động chiến dịch tiến công để mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ Afghanistan từ cuối tháng 5 khi Mỹ và các nước đồng minh bắt đầu rút quân khỏi quốc gia Trung Nam Á này. Chỉ trong vòng vài ngày gần đây, Taliban liên tục chiếm quyền kiểm soát ở hàng loạt thành phố ở Afghanistan, thậm chí, ở một số thành phố, Taliban tiến vào mà không gặp bất cứ sự kháng cự nào. "Chiến lợi phẩm" mà Taliban thu được ngoài các tài sản mà quan chức Afghanistan để lại còn là vũ khí hiện đại của quân đội chính phủ như máy bay chiến đấu, xe bọc thép, đạn dược.
Đà chiến thắng của Taliban và sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Afghanistan khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, giới chuyên gia đã chỉ ra những lý do có thể dự báo trước sự thất bại của lực lượng an ninh Afghanistan, trong đó có việc nhiều thành viên bắt đầu rệu rã vì tình trạng thiếu đạn dược, thiếu lương thực và không được trả lương.
Một số người bám vào máy bay Mỹ cất cánh ở Kabul Một đoạn video đã ghi lại cảnh một số người bám vào thân máy bay C-17 của quân đội Mỹ khi phi cơ này cất cánh rời Sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul ngày 16/8, theo CNN. Theo những hình ảnh trong video, nhiều người có mặt tại sân bay đã dõi theo và thậm chí là đuổi theo khi chiếc...