Cuộc chia tay đầy nước mắt giữa nhân viên y tế và bệnh nhân đã khỏi bệnh Covid-19: Đẹp nhất Vũ Hán chính là trái tim nồng ấm của con người nơi đây!
Được xuất viện vì đã khỏi bệnh, người phụ nữ liên tục khóc cảm ơn các y bác sĩ đã chữa trị cho mình.
Trang Pear Video đưa tin, ngày 6/3, một bệnh nhân ở Vũ Hán đã được xuất viện sau thời gian chữa bệnh viêm phổi do virus SARS-COV-2. Trước khi rời khỏi bệnh viện, người này liên tục cúi đầu cảm ơn các bác sĩ và y tá đã chăm sóc cho mình trong thời gian qua.
Sự việc diễn ra tại Bệnh viện Đồng Tế, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Hành động của bệnh nhân này đã khiến cô y tá Vương Gia Kỳ không kiềm được nước mắt, bật khóc nức nở sau cánh cửa bệnh viện. Cô cho biết, người này là bệnh nhân đầu tiên cô chăm sóc khi đến hỗ trợ y tế tại thành phố Vũ Hán.
Bệnh nhân nữ này là người có ý thức cao và chủ động giúp đỡ các y bác sĩ tại đây. Sợ găng tay của các nhân viên y tế có thể mang virus nên đã xung phong giúp gỡ băng keo. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân luôn động viên và trở thành nguồn sưởi ấm cho mọi người xung quanh.
Y tá Vương Gia Kỳ và đồng nghiệp trong buổi nói chuyện với phóng viên.
Y tá Vương Gia Kỳ rất vui khi chứng kiến bệnh nhân và chồng dần dần khỏe mạnh rồi sau đó cùng nhau xuất viện. Chỉ như vậy thôi cũng khiến cô cảm thấy cuộc đời mình có ý nghĩa. Được biết, y tá Vương Gia Kỳ năm nay 28 tuổi, đang công tác tại Bệnh viện Số 2 tỉnh Cát Lâm trong 6 năm và đến hỗ trợ Vũ Hán từ ngày 9/2 vừa qua. Khi vừa đến đây, cô thường xuyên lo lắng tuy nhiên vẫn luôn cho rằng việc mình đang làm là điều đúng đắn.
Video đang HOT
Cô y tá 28 tuổi bật khóc khi kể về bệnh nhân đầu tiên tại Vũ Hán của mình.
Khi chia sẻ với truyền thông về bệnh nhân đầu tiên tại Vũ Hán của mình, Vương Gia Kỳ vừa rơi nước mắt vừa nói: “Vũ Hán đẹp nhất không phải là hoa anh đào mà là trái tim nồng ấm của con người nơi đây”. Cô không bao giờ hối hận vì đã đến Vũ Hán, đã tham gia tuyến đầu của cuộc chiến với dịch COVID-19.
Nguồn: Pear Video
Theo nhipsongviet
Làm việc quá tải, y bác sĩ ở Italy mệt mỏi, đôi mắt thâm quầng, gục ngủ bên bàn làm việc
Lao động với công suất gấp nhiều lần, sức khoẻ của các y bác sĩ dần kiệt quệ.
Thời điểm hiện tại, Italy đang là ổ dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Kể từ khi bùng phát dịch đến nay, đất nước này chứng kiến hơn 10.000 người nhiễm nCoV và 631 ca tử vong.
Do đó, các bệnh viện đi vào tình trạng quá tải trước cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19. Y bác sĩ thì được huy động làm việc với công suất 200%, chịu đựng tình trạng mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần trong nhiều tuần nên nhiều người đã kiệt sức.
Gương mặt đầy vết hằn của y tá Alessia Bonari vì mặc đồ bảo hộ.
Nữ y tá Alessia Bonari (bệnh viện ở Milan) đăng tải bức ảnh khuôn mặt đầy những vết bầm của cô sau khi mặc đồ bảo hộ nhiều giờ trong kíp trực. Cô tiết lộ những nỗi sợ hãi trong quá trình làm việc: 'Tôi sợ ra ngoài mua sắm, sợ cả việc đi làm.
Tôi lo lắng khẩu trang có thể không che kín mặt mình. Tôi sợ rằng mình vô tình chạm vào cơ thể với chiếc găng tay bẩn hoặc những chiếc kính bảo hộ không thể che kín mắt tôi và virus rất có thể lọt qua'.
Nữ y tá còn cho biết: 'Áo khoác phòng thí nghiệm khiến tôi đổ mồ hôi và khi mặc đồ bảo hộ, tôi không thể đi vệ sinh trong 6 giờ liên tục. Tôi cảm thấy mệt mỏi. Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các đồng nghiệp của tôi, những người đã ở trong tình trạng tương tự trong nhiều tuần qua'.
Y tá Elena Pagliarini ngủ gục trên bàn làm việc.
Hình ảnh Elena Pagliarini - một nữ y tá khác ở Cremona ngã gục tại bàn làm việc trong lúc vẫn đeo khẩu trang và mặc áo choàng phẫu thuật được chia sẻ bởi trang web Nurse Times. Đồng nghiệp của cô tiết lộ: 'Chúng tôi làm việc không mệt mỏi trong hơn 10 ngày. Tôi thấy Elena nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau nhiều giờ chạy đôn chạy đáo từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, cố gắng giúp đỡ một người bị sốt và suy hô hấp'.
Các y tá kêu gọi người Italy tuân thủ các quy tắc kiểm dịch đã được công bố hôm 9/3: 'Điều tôi mong muốn là bất cứ ai đang đọc bài viết này đừng nản lòng trước những nỗ lực chúng ta đang làm, hãy ở yên tại nhà và bảo vệ những người xung quanh dù hi vọng mong manh nhất'.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại một bệnh viện ở Schiavonia miền bắc Italy. Ảnh: EPA.
Tại Italy, nhiều nhà hát được chuyển thành bệnh viện dã chiến để chăm sóc bệnh nhân vì số lượng ca nhiễm gia tăng nhanh chóng. Nhiều bác sĩ thậm chí còn phải đưa ra lựa chọn những bệnh nhân nào sẽ được chăm sóc đặc biệt, những bệnh nhân nào thì không, bởi các trường hợp nhiễm virus đã quá tải trên khắp cả nước.
Italy ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc vào tối 9/3 với những biện pháp kiểm quyết liệt nhất mà chưa có quốc gia nào đã thực hiện cho đến nay, ngoài Trung Quốc. Thủ tướng Giuseppe Conte tuyên bố rằng, mọi người phải từ bỏ một điều gì đó để bảo vệ sức khỏe khi quyết định phong tỏa 60 triệu dân.
Bất cứ ai bị sốt đều được lệnh ở trong nhà, bị cấm đi lại ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Các cuộc tụ họp công cộng bao gồm các sự kiện thể thao tại Italy cũng buộc phải ngừng hoạt động.
Một bác sĩ mặc đồ bảo hộ làm việc tại một trung tâm chăm sóc đặc biệt ở Brescia thuộc thành phố Bologna, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng. Ảnh: REX.
Chính phủ Italy đã tuyên bố chi 25 tỷ euro (28,3 tỷ đôla) để chống lại Covid-19. Trong khi đó, các quốc gia châu Âu đã bắt đầu đóng cửa biên giới với Italy trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của Covid-19 trên khắp lục địa.
Kỳ Duyên
Theo baodatviet
Hành động ấm áp của người Sài Gòn: Đội nắng đứng phát khẩu trang miễn phí cho người qua đường Giữa cơn sốt khẩu trang tăng giá khủng khiếp vì virus Corona, vẫn có những hành động ấm áp của người dân Sài Gòn đứng ở ngã tư đèn đỏ để dúi vào tay người qua đường những bịch khẩu trang khiến bao người ấm lòng. Dịch viêm phổi Corona đến từ Vũ Hán, Trung Quốc đang khiến người dân khắp thế giới...