Cuộc chạy đua vũ trang siêu thanh khuấy động Đông Á
Cuộc chạy đua vũ trang tên lửa siêu thanh Mỹ – Trung tại Đông Á có thể gây ra leo thang căng thẳng nhanh chóng giữa hai bên, tạo nên những bất ổn nghiêm trọng tại khu vực này, một chuyên gia quân sự Mỹ nhận định.
Mẫu máy bay WaveRider được gắn vào tên lửa dưới cánh máy bay B-52 trong một chuyến bay thử nghiệm. (Ảnh: Independent.uk)
Cuộc chạy đua vũ trang tên lửa “cực siêu thanh” giữa Mỹ và Trung Quốc có thể dẫn đến leo trang quân sự nhanh chóng tại khu vực Đông Á, tạo ra tình trạng bất ổn, Tiến sĩ Eleni G. Ekmektsioglou, cố vấn nghiên cứu tại Đại học Quốc tế Dịch vụ Mỹ, cho biết.
Theo nữ học giả, “tư duy quân sự đến nay đã bị chi phối bởi việc sử dụng sức mạnh vũ lực thay vì sức mạnh ép buộc vốn cho phép đối phương có quyền đưa ra lựa chọn cuối cùng”.
“Sức mạnh ép buộc sẽ thích hợp hơn trong một bối cảnh xung đột khu vực mà Mỹ phải đối mặt với một cường quốc hạt nhân khác, đồng thời mục tiêu có nguy cơ thất bại không thể biện minh cho một nỗ lực chiến tranh toàn diện”, bà phân tích.
Mỹ mở màn cuộc chơi
Washington mở màn trong cuộc chạy đua , cho bay thử nghiệm lần thứ tư mẫu máy bay cực siêu thanh đầu tiên của Mỹ X-51 WaveRider, được phóng đi từ dưới cánh máy bay ném bom B-52 khi phi cơ bay ở độ cao 21.000m. Trong chuyến bay thử nghiệm này, X-51 WaveRider đã bay nhanh hơn 425km, với tốc độ 6.126 km/h.
Hiện nay, Mỹ đang theo đuổi công nghệ tấn công tức thời mọi điểm trên toàn cầu theo quy ước ( CPGS), nhằm “tấn công một mục tiêu ở bất cứ đâu trên trái đất trong vòng 1 giờ”. Quy ước được đưa ra từ cuối thập niên 1970. Ý tưởng này tiếp tục được mở rộng dưới thời Thổng thống Bush, từ sau sự kiện khủng bố 11/9/2001.
Ban đầu CPGS mang ý nghĩa các hoạt động chống khủng bố, nhưng không lâu sau khái niệm này được biến đổi thành hoạt động tấn công “phản hạt nhân” tức thời. “Phản hạt nhân” mang nghĩa rộng hơn và toàn diện hơn so với phản kháng, vì nó nhắm tới mọi đầu đạn hạt nhân, mọi hệ thống C4ISR (chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát) cũng như các cơ sở sản xuất và kho chứa”, nữ học giả phân tích.
Trung Quốc “hưởng ứng”
Video đang HOT
Chính quyền Obama ủng hộ việc phát triển chương trình CPGS. Tuy nhiên, đường hướng của Washington đã khiến giới chức Bắc Kinh lo ngại chương trình này nhằm vào Trung Quốc.
“Các chuyên gia Trung Quốc thường xuyên thảo luận viễn cảnh Bắc Kinh trở thành nạn nhân của Washington, một mối lo ngại chủ yếu dựa trên ưu tiên hạt nhân của Mỹ. Ưu tiên này vùng với chương trình Phòng thủ tên lửa đạn đạo ( BMD) và CPGS của Mỹ đã tạo động cơ cho Trung Quốc thúc đẩy khả năng trả đũa”, bà Ekmektsioglo nhấn mạnh.
Để giải quyết nguy cơ từ Mỹ, Trung Quốc cũng khởi động các dự án tên lửa cực siêu thanh của mình. Các vụ thử tên lửa của Trung Quốc vào tháng 1 và tháng 8/2014 thể hiện rõ rằng Bắc Kinh đã “bước vào cuộc chơi”.
“Vài năm gần đây, các cuộc hội đàm được hâm nóng với chủ đề tên lửa đạn đạo đối hạm (ASBM) DF-21D, một loại đầu đạn cơ động với tầm bắn lên tới 1.500km, của Bắc Kinh đã khiến nhiều chuyên gia và quan chức chính quyền cao cấp Mỹ kinh ngạc”, Tiến sĩ Ekmektsioglo cho biết thêm.
Tên lửa đạn đạo đối hạm DF-21D của Trung Quốc. (Ảnh: Wiki)
Công nghệ CPGS được xem là “kẻ thay đổi cuộc chơi” trong trận chiến truyền thống. Trên thực tế, độ chính xác và tốc độ của nó cho phép xuyên thủng hệ thống BMD của đối thủ, từ đó hỗ trợ đáng kể cho tiềm năng quân sự của Mỹ và Trung Quốc. Song mặt khác, nó cũng dẫn đến “tình trạng leo thang song phương” tại Đông Á.
Một cuộc tấn công bất ngờ và một phản ứng dữ dội sẽ “không chừa chỗ trống cho tín hiệu và ngoại giao”. Việc kiểm soát leo thang dường như chỉ là “mộng tưởng” trong môi trường khu vực đầy phức tạp của Đông Á, chuyên gia Ekmektsioglou nhận định.
“Các loại vũ khí siêu thanh sẽ càng làm phức tạp tình hình và khiến tình trạng đối đầu ngày càng leo thang. Đây là điều mà cả hai bên cần lên kế hoạch một cách cẩn trọng”, nữ học giả nhấn mạnh.
Nghi Phương
Theo Dantri/ Sputnik
Nga âm thầm phát triển vũ khí siêu thanh
Trang tin Business Insider dẫn nhận định của các nhà phân tích quân sự cho rằng, Moscow đang phát triển một vũ khí tấn công chiến lược có tốc độ cực cao tương tự như vũ khí siêu thanh của Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Theo tạp chí Jane's Intelligence Review số ra đầu tháng 6, loại vũ khí kể trên nằm trong dự án 4242. Theo đó, trong 5 năm qua, Nga đã âm thầm phát triển một loại vũ khí mang tên Yu-71. Vụ thử gần nhất của loại vũ khí này diễn ra vào tháng 2 vừa qua.
Các vụ thử vũ khí siêu thanh trước đây của Nga được thực hiện từ những năm 1980 nhằm đối phó với Sáng kiến Quốc phòng Chiến lược dưới thời Cựu Tổng thống Mỹ Reagan.
Yu-71 có thể được phát triển tại một căn cứ gần Yasny, tỉnh Orenburg, gần biên giới Nga - Kazakhstan.
Vũ khí siêu thanh khó có thể bị phát hiện và tiêu diệt bởi chúng di chuyển theo quỹ đạo không định trước với vận tốc lên tới 7.000 dặm/giờ.
Mark Schneider, cựu quan chức Lầu Năm góc từng sát sao theo dõi các chương trình vũ khí chiến lược của Nga cho rằng, phát triển các bom cánh tấn công và đầu đạn thông minh nằm trong các ưu tiên của Nga.
Những tiết lộ về chương trình vũ khí siêu thanh của Nga xuất hiện sau khi Trung Quốc xác nhận đã thực hiện vụ thử thứ 4 đối với vũ khí siêu thanh có cánh Wu-14 hồi đầu tháng ở miền Tây Trung Quốc.
Ông Schneider nhận xét: "Chương trình vũ khí siêu thanh Wu-14 của Trung Quốc có vẻ như đang thuận lợi hơn so với Nga dù cả hai đều nhằm triển khai hạt nhân".
Mỹ cũng đang phát triển tên lửa siêu thanh tiên tiến thuộc Chương trình Tấn Công Toàn cầu Chớp nhoáng, một chương trình phi hạt nhân giúp tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào trên Trái Đất trong thời gian tính bằng phút.
Trong khi đó, kế hoạch phát triển tên lửa siêu thanh của Nga có thể mang cả đầu đạn hạt nhân lẫn đầu đạn thông thường.
Có tin cho rằng, máy bay ném bom chiến lược tương lai của Nga, PAK DA sẽ được trang bị các tên lửa hành trình siêu thanh.
Tháng 8/2013, hãng thông tấn Novosti đưa tin, Nga đang hợp tác với Trung Quốc, Pháp và Ấn Độ về tên lửa siêu thanh. Các công ty Nga tham gia gồm Tactical Missiles Corp. và NPO Mashinostroyenia. Cơ sở thử nghiệm động cơ siêu thanh được đặt tại Viện nghiên cứu Động cơ Hàng không Trung ương Nga.
Mục đích thực sự của Nga
Jane's nhận xét: "Vụ thử tại căn cứ Dombarovsky hồi tháng 2/2015 cho thấy Nga đang tích cực theo đuổi chương trình vũ khí có cánh siêu thanh để mở rộng phạm vi tấn công tầm xa của Lực lược tên lửa chiến lược".
Moscow có thể đang khai thác tính năng của vũ khí siêu thanh nhằm giành lợi thế đàm phán với Mỹ đối với việc hạn chế triển khai các hệ thống phòng không và Chương trình Tấn Công Toàn cầu Chớp nhoáng vốn không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước vũ khí START (Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân) mới ký năm 2010.
Trong bài đăng trên báo Nezavisimaya Gazeta năm 2013, nhà phân tích Nga Alexander Shirokorad cho rằng, vũ khí siêu thanh có cánh là một lý do khiến Nga quyết định vi phạm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký năm 1987, theo đó cấm chế tạo tên lửa tầm xa từ 500 - 5.500 km.
Cũng theo ông Shirokorad, "tên lửa đạn đạo tầm trung mới sẽ phá vỡ hệ thống phóng không bằng cách di chuyển lắt léo. Ngoài các mục tiêu mặt đất, các tên lửa đạn đạo tầm trung mới này của Nga sẽ có thể tấn công các mục tiêu hải quân như tàu sân bay, tàu tên lửa hành trình lớp Ticonderoga của Mỹ và thậm chí cả tàu ngầm".
Theo Đỗ Tuấn/Business Insider
Tiền Phong
Mỹ thiết lập kỷ nguyên chạy đua vũ trang hạt nhân mới? Báo Sputnik (Nga) dẫn lời một giáo sư tại Moscow cho hay Hoa Kỳ và Nga sắp mở ra một kỷ nguyên chạy đua vũ khí hạt nhân mới. Ông Edward Lozansky, Chủ tịch kiêm người đồng sáng lập trường Đại học Mỹ ở Moscow và là một giáo sư tại Đại học Nghiên cứu hạt nhân Quốc gia Moscow đã cảnh báo,...