Cuộc chạy đua với hổ trên đỉnh Pu Si Lung
Giữa lúc đang lết từng bước rệu rã trên đường chinh phục đỉnh Pu Si Lung trong đêm tối, âm thanh gầm gào vang vọng từ nơi từng xảy ra tai nạn hổ cắn chết người khiến các phượt thủ hoang mang.
Là vùng núi hoang vu, hiểm trở bậc nhất Việt Nam, nơi đánh dấu đường biên giới Việt – Trung, đỉnh Pu Si Lung (Lai Châu) nằm ở độ cao hơn 3.000 m. Đây là ngọn núi cao nhất án ngữ nơi biên cương Tổ quốc.
Muốn chinh phục, phượt thủ phải được sự đồng ý của đồn biên phòng. Do sự quản lý nghiêm ngặt, rất hiếm khi có đoàn leo núi được phép đặt chân đến.
Cuối tháng 12/2014, một nhóm gồm 6 thành viên là Trí, Đức, An, Dũng, Quỳnh và Hòa (biệt danh Hachi8) thực hiện chuyến chinh phục ngọn núi huyền bí này. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất phải kể đến giây phút suýt đụng mặt “ông ba mươi” trên núi.
Niềm tự hào khi là những người Việt Nam hiếm hoi chinh phục thành công đỉnh Pu Si Lung. Ảnh: Hachi8.
Câu chuyện bắt đầu vào lúc nhóm tìm đường về từ đỉnh núi, xuống mốc 42 trong trạng thái tay chân rã rời, bụng đói, miệng khát. Đang mò mẫm, bỗng cả đoàn nghe thấy tiếng động lạ, vang vọng gầm gào khắp núi rừng. Cảm giác hoang mang càng lúc lan tỏa khi âm thanh đó lặp lại nhiều lần. Lợn rừng chạy tán loạn.
Bất chợt, thành viên dẫn đường kiêm cán bộ biên phòng tên Kiên chạy về thông báo với tất cả mọi người bằng vẻ hớt hải rằng hổ đang đi tìm mồi và thúc bách cả nhóm nhanh chân hơn. Khó khăn nhân đôi khi từng tốp hai, ba người phải dùng chung một chiếc đèn soi, không thể tiến nhanh hơn được.
Đoàn đi theo sự chỉ dẫn của Kiên tới một bãi đất trống, có dấu hiệu hoang phế của nơi từng làm điểm cắm trại nghỉ qua đêm. Anh xem xét rồi nói rằng chính chỗ này cách đây ba năm từng có vụ hổ cắn chết người đi rừng.
Đi chừng 45 phút, đoàn băng qua một thác dữ đổ từ trên cao xuống, từ đây không thấy bất kỳ nguồn nước nào khác sau đó. Ảnh: Hachi8.
Theo đó, con hổ được nuôi nhốt bên Trung Quốc bị sổng chuồng và lẫn vào khu vực rừng biên giới, tới nay vẫn chưa bắt được. Câu chuyện khiến cả đoàn càng thêm quyết tâm đi nhanh hơn nữa.
Tới khi về lại mốc 42 an toàn, ai nấy mới thở phào nhẹ nhõm. Sự căng thẳng dần giãn ra khi nghe tiếng suối róc rách chảy.
Là hôm thứ 3 trong hành trình kéo dài 4 ngày, giây phút suýt gặp hổ được các thành viên xem là đáng nhớ nhất bởi lúc bấy giờ, ai cũng trong trạng thái mệt mỏi, thiếu nước trầm trọng.
Video đang HOT
Đoàn tới đỉnh Pu Si Lung là 4 giờ chiều và máy GPS ghi nhận độ cao 3.083 m. Ảnh: Hachi8.
Trước đó, khi biết đường tới đỉnh cũng chính là hành lang biên giới, đoàn đã được lính biên phòng dặn dò phải rất cẩn thận để không lạc sang Trung Quốc. Và điều tệ hại nhất trong hành trình là nguồn nước mang theo bị hết hoàn toàn.
Cảm giác khô họng, khát nước, đặc biệt là suy nghĩ bị chết khát trong rừng lúc bấy giờ cứ ám ảnh các thành viên. Tới lúc không chịu nổi, họ phải mút nước đọng trên lá trúc, vỏ rêu bám ở đá, thân cây.
Sự nản chí hiện hữu rõ trên khuôn mặt, trong giọng nói. Các thành viên liên tục hỏi người dẫn đoàn về đích đến và nhận câu trả lời quen thuộc “khắc đi khắc đến” để sốc lại tinh thần.
Cuối cùng, vinh quang đã mỉm cười khi nhóm đến đỉnh Pu Si Lung – nơi gắn một cây cột gỗ, chạm khắc nhiều chữ tiếng Trung Quốc. Cả đoàn tự hào là những người Việt Nam hiếm hoi chinh phục thành công ngọn núi ở nóc nhà biên giới này.
Ảnh: Chinh phục Pu Si Lung:
Vùng Tây Bắc là nơi có hàng vạn núi cao sừng sững bao đời như bức tường thành che chở cho nước Việt Nam. Trên biên giới Việt – Trung, đỉnh Pu Si Lung nằm ở độ cao hơn 3.000 m là ngọn núi cao nhất án ngữ nơi biên cương Tổ quốc. Đoàn chúng tôi thực hiện hành trình chinh phục điểm cao nhiều ý nghĩa này giữa những ngày miền Bắc đang chìm trong giá lạnh…
Lên lịch trình kỹ càng và liên hệ trước với các cơ quan chức năng, chúng tôi mang giấy công tác tới trình báo tại Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu, rồi lại cầm giấy giới thiệu vượt đường đèo núi tới đồn biên phòng Pa Vệ Sủ, vùng sâu nhất của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Hành trình đường trường gian nan là vậy nhưng chúng tôi được khích lệ tinh thần rất nhiều khi nhận sự tiếp đón và giúp đỡ từ đồn biên phòng cùng người dân nơi đây. Chúng tôi tới bản Sín Chải A, gặp gỡ trưởng bản và dự bữa cơm Tết thân mật của người La Hủ.
Rời bản Sín Chải A, chúng tôi vào bìa rừng và để xe lại đây, bắt đầu hành trình leo núi gian nan. Mùa này, những cây lau rậm rạp nở bông trắng muốt, trập trùng trong nắng gió khiến đoàn lữ khách ngẩn ngơ.
Hành trình dọc theo những con suối lớn với nhiều ghềnh đá dữ cùng các cây cầu đơn sơ làm từ thân cây bị gãy từ mùa lũ khiến chúng tôi phải tháo giầy để lội qua. Những ghềnh đá lô nhô, trơn trượt, giá lạnh làm bàn chân ai cũng tê cóng và phải rất cẩn thận nếu không muốn bị ướt.
Đêm giữa thung lũng, bốn bề là núi rừng hoang dã, bên bếp lửa bập bùng, tiếng suối róc rách còn ánh sáng bàng bạc của trăng sao trên đỉnh đầu.
Khung cảnh núi rừng tuyệt đẹp, không khí trong lành với những đám mây sương lảng bảng thật kỳ ảo. Đôi khi, chúng tôi ngỡ mình lạc bước lúc vào những khu đồi hoa dại trắng muốt từ thân tới bông. Bước chân lại dẫm lên những thảm lá khô hay bông hoa nhỏ xinh và ngước mắt lên là một bầu trời đỏ rực màu hoa hồng quang.
Đường thật dài, hết lên lại xuống nhưng leo mãi rồi cũng tới đích. Chúng tôi reo lên sung sướng khi thấy cột mốc đứng đó, sừng sững trên nền bê tông được gia cố chắc chắn. Các anh biên phòng kiểm tra tình trạng mốc giới, thực hiện nghi lễ thiêng là chào mốc giới và cùng chúng tôi chụp hình lưu niệm. Máy GPS của tôi xác nhận cao độ 2.866 m. Đây là một trong những cột mốc biên giới cao nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
Trời chuyển tối, không khí lạnh cùng sương mù nhiều khiến chúng tôi biết mình phải nhanh chóng khởi hành về lán nghỉ cho dù phải đi trong bóng đêm. Đoàn chúng tôi bao gồm những đôi chân có kinh nghiệm, tôi luyện qua không ít những ngọn núi cao nhưng quả thực hành trình lần này là một thử thách gian nan, đáng nhớ và nhiều ý nghĩa.
Từ đây lên đỉnh Pu Si Lung còn cả một hành trình dài. Đi trên hành lang biên giới nên phải rất cẩn thận bám nhau theo các anh biên phòng để không lạc sang nước bạn Trung Quốc. Qua rừng trúc rồi tới khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng, ẩm ướt tới nỗi mỗi thân cây đều phủ trên mình một màu xanh ma mị của rêu phong.
Cả đoàn lấy cờ Tổ quốc và chụp hình lưu niệm với niềm tự hào dâng trào khi chinh phục thành công ngọn núi được mệnh danh là nóc nhà biên giới này. Không tự hào sao được khi trên những đỉnh cao như vậy, cha ông ta đã từng ngàn năm chiến đấu bảo vệ mảnh đất quê hương.
Theo VNE
Trung Quốc: Được bồi thường 80.000 USD vì bị gấu trúc cắn
Một nông dân tại vùng tây bắc Trung Quốc đã được bồi thường 80.000 USD sau khi kiện các nhân viên bảo vệ động vật địa phương vì đã để một con gấu trúc hoang đi lạc và cắn ông.
Những chú gấu trúc trên thực tế sở hữu cơ hàm khỏe cùng những chiếc răng to. (Ảnh: BBC)
Theo báo Lanzhou Evening, hồi tháng 3 năm ngoái, ông Guan Quanzhi đã bị một con gấu trúc được cho là bị bệnh cắn vào chân trái.
Khi đó, 2 nhân viên cơ quan bảo vệ động vật hoang đuổi theo để bắt lại con gấu trên cánh đồng của ông Guan tại làng Liziba, tại tỉnh tây bắc Gansu, Trung Quốc.
Nạn nhân họ Guan, đã gần 70 tuổi, phải tiến hành một ca phẫu thuật chân. "Đó là một vết cắn nhức nhối và ngay sau đó, máu bắt đầu chảy", ông Guan kể lại.
Ông Guan sau đó đã kiện các nhân viên bảo vệ động vật trên vì không xử lý được tình hình.
Sau khi nhận được khoản tiền bồi thường 80.000 USD, ông cho hay rất hài lòng và rằng nó sẽ giúp trang trải tiền viện phí của ông. TheoLanzhou Evening, người đàn ông này đã trải qua một ca phẫu thuật kéo dài tới 7 tiếng và sẽ còn phải tiếp tục tiến hành các ca mổ khác.
BBC cho hay dù nổi tiếng là đáng yêu, những chú gấu trúc trên thực tế lại sở hữu cơ hàm khỏe cùng những chiếc răng to, có thể gây thương vong nếu cắn người.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Đoàn làm phim bị tai nạn trực thăng ở Argentina về nước Đoàn làm phim thực tế trong chương trình "Dropped" của Pháp ngày 13/3 trở về nước sau tai nạn hai trực thăng đâm nhau trong quá trình quay phim ở vùng Tây Bắc hẻo lánh của Argentina, khiến 10 người chết, trong đó có 2 phi công người bản địa và 8 người Pháp. Đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong...