Cuộc chạy đua vào trường mẫu giáo Hong Kong
“Chủ đề bàn luận duy nhất khi tôi cùng bạn bè đi ăn tiệm luôn là con họ đã học trường nào, sẽ học trường nào, và đang chạy trường bằng cách nào”, một bà mẹ trẻ ở Hong Kong nói
Trẻ em học tiếng Anh bằng giọng Mỹ tại trường Nature EQ ở Hong Kong. Ảnh: AFP
Ryo Desmidt đang học năm đầu ở một trường mẫu giáo Hong Kong và có vẻ là một đứa trẻ đặc biệt thông minh. Bố mẹ của cậu bé khoe rằng con trai họ có thể giao tiếp bằng ba thứ tiếng, dù chỉ mới 3 tuổi.
Từ khi mới 10 tháng tuổi, Momoe, mẹ của Ryo, đã đưa con đến một trung tâm ngoại ngữ 5 lần một tuần, nơi cậu bé được dạy nghe, nói và giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật. Ryo cũng theo học tại một trường ngoại ngữ trong thành phố nơi có các khóa học dành trẻ em chỉ mới vài tháng tuổi.
Một vài bậc phụ huynh thậm chí còn chi tiền thuê gia sư về nhà nói chuyện với con mình trong suốt một giờ đồng hồ, với niềm tin rằng đứa trẻ sẽ tiếp thu ngoại ngữ nhanh hơn.
Đó là những ví dụ cho thấy xu hướng đón đầu cuộc chạy đua của các ông bố bà mẹ ở Hong Kong, khi tạo cho con mình lợi thế cạnh tranh ngay từ những trường học nhỏ.
Trước tình trạng cộng đồng người nước ngoài ngày càng tăng, và các bậc cha mẹ ở đại lục cũng đua nhau gửi con đến Hong Kong học tập, hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới của đặc khu hành chính này đang phải chịu đựng sự quá tải. Nhận thấy những áp lực này, nhiều bậc phụ huynh đã sớm khởi động và đi trước một chặng đường dài để đánh bật hàng nghìn ứng viên khác, nhằm giúp con cái họ giành cơ hội vào các trường mẫu giáo. Họ tin rằng điều này sẽ giúp con mình có lợi thế để tiếp tục chạy đua ở cấp tiểu học.
Xếp hàng để giành suất học
Vào thời điểm này trong năm, các bậc cha mẹ đang bắt đầu đổ xô đi xếp hàng để nộp hồ sơ xin học cho con tại các trường mẫu giáo trên khắp Hong Kong. Ở quận phía bắc, nơi giáp ranh với đại lục, các ông bố bà mẹ còn cắm trại qua đêm để “giữ chỗ”.
Theo trường mẫu giáo Fung Kai ở quận Sheung Shui, hôm 7/10, khoảng 2.000 người đã xếp hàng để giành 240 suất học. Cảnh sát thậm chí còn được điều động để xử lý những người chen lấn, cắt hàng.
Video đang HOT
Tình trạng này cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa phụ huynh Hong Kong với phụ huynh đại lục, khi người địa phương cho rằng con em họ phải được ưu tiên. Những trẻ em người đại lục, nhưng lại được sinh ra ở Hong Kong và giành được quyền cư trú, giáo dục miễn phí, thường xuyên phải đi 5 tiếng để đến trường.
Hiện cơ quan giáo dục Hong Kong (EDB) ước tính số học sinh thuộc dạng này là 17.000 em, với khoảng một nửa trong số đó đã ghi tên vào các trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ.
Lên kế hoạch sớm
Tại Hong Kong, nơi mà giáo dục mầm non bắt đầu từ 3 tuổi, nhiều bậc phụ huynh đã bắt đầu vạch ra con đường học hành của con mình từ trước khi đứa trẻ ra đời.
Desmidt, một phụ nữ nước ngoài sống tại Hong Kong, cho biết cô đã bắt đầu tìm kiếm những nhà trẻ tiềm năng cho con mình từ khi mang thai. “Ở Hong Kong, nếu không được học trong một trường mầm non chất lượng thì khó mà có thể vào được một trường tiểu học tốt, đó chính là lý do bạn phải chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng từ lúc mang bầu”.
Sau khi tham dự hàng loạt những buổi giới thiệu về các trường mầm non, Desmidt đã nộp hồ sơ xin học cho con khi cô mang thai được 8 tháng, vì mỗi lần chờ đến lượt thì cũng phải mất cả năm.
Một bà mẹ giấu tên khác cho biết, các bậc cha mẹ thường vào những diễn đàn giáo dục trực tuyến để biết được những trường tốp đầu.
Cô chia sẻ: “Chủ đề bàn luận duy nhất khi tôi cùng bạn bè đi ăn tiệm luôn là con họ được vào học trường nào, họ đang nộp đơn xin vào trường nào và đang chuẩn bị cho con mình vào trường đó như thế nào. Tôi đã nhận được những bảng kế hoạch chi tiết về thời gian các trường bắt đầu nhận hồ sơ cũng như cách thức nộp từ những người bạn của mình”.
Phụ huynh xếp hàng nộp đơn xin học mẫu giáo cho con ở Hong Kong. Ảnh: SCMP
Áp lực phỏng vấn
Sự căng thẳng của các bậc phụ huynh không dừng lại ở đó. Một số người còn đăng ký cho con học các khóa đào tạo phỏng vấn để chúng có thể thể hiện tốt nhất trong các cuộc phỏng vấn vào trường mẫu giáo.
“Một số giáo viên quen thuộc với quá trình phỏng vấn của các trường mẫu giáo nổi tiếng sẽ dạy bọn trẻ cách vượt qua sự nhút nhát và làm quen với cách trả lời câu hỏi của người lạ”, một bà mẹ giấu tên giải thích.
Cô nhớ lại một trong các cuộc phỏng vấn cô cho con mình tham gia khi cậu bé chỉ mới 18 tháng tuổi. “Bọn trẻ ở trong phòng cùng 6, 7 đứa trẻ khác có cha mẹ ngồi phía sau. Giáo viên yêu cầu bọn trẻ chỉ vào một đồ vật trong bức ảnh hoặc hỏi nó màu gì. Một số không trả lời gì hay khóc thét lên và giáo viên phải chuyển sang hỏi bé tiếp theo. Toàn bộ thời gian phỏng vấn chỉ kéo dài 7 phút. Tôi không biết tiêu chí tuyển chọn của họ là gì nhưng thật khó để tìm ra một đứa trẻ có thể làm những điều đó khi mới một tuổi rưỡi”.
Điều này dường như chẳng có gì là ngạc nhiên với Nicola Weir, Hiệu trưởng trường Mầm non Quốc tế Yew Chung. “Chúng tôi đã nhận hồ sơ của nhiều trẻ em, trong đó liệt kê rất nhiều tài năng. Các bậc phụ huynh luôn tự hào về con mình, và họ muốn dành điều tốt nhất cho chúng”.
Trong khi các bậc phụ huynh cảm thấy những cuộc phỏng vấn đang khiến con cái họ sợ hãi, bà Weir lại cho rằng họ không không nên quá lo lắng về điều này.
“Nhiều trường rất cạnh tranh nhưng không phải để xem bọn trẻ hoàn hảo như thế nào, bởi vì tất cả bọn trẻ đều đặc biệt”, bà nói. “Chúng tôi cũng muốn biết các gia đình có thống nhất với quan điểm của chúng tôi hay không. Vấn đề không phải là việc bọn trẻ thể hiện tốt như thế nào, mà mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường mới thực sự quan trọng”.
Lựa chọn thích hợp nhất
Một bà mẹ giấu tên trên cho biết, ngay cả khi đã đăng ký thành công cho con vào một trường mẫu giáo thì các bậc phụ huynh vẫn tiếp tục tìm kiếm những trường tốt hơn.
“Các phụ huynh tại Hong Kong luôn ở tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải lựa chọn trường công hay trường quốc tế. Vài người bạn của tôi, buổi sáng gửi con đến một trường mẫu giáo công lập, buổi chiều lại đưa con đến một trường quốc tế. Do đó họ phải ăn trưa hay nghỉ ngơi ngay trong xe. Họ biết rằng, cả hai hệ thống đều có những hạn chế riêng, nhưng cũng muốn có những điều tốt nhất của cả hai bên”, cô kể.
Cậu bé Ryo cũng tranh thủ đánh một giấc sau khi học ở trường buổi sáng và sau đó lại tới trung tâm ngôn ngữ Le Beaumont vào buổi chiều.
“Tôi là con lai Nhật và Hoa, chồng tôi cũng mang trong mình hai dòng máu Anh và Pháp, nên tôi muốn con mình có thể nói được tất cả 4 thứ tiếng đó. Việc này cũng khá thuận tiện vì thằng bé có thể học tất cả tại một trung tâm”, mẹ của Ryo chia sẻ. “Con tôi đã học ở trung tâm này hơn hai năm và đó là một niềm vui cho thằng bé. Tôi đã hỏi con tuần này muốn đến Disneyland hay trung tâm ngoại ngữ và thằng bé nói rằng &’Con muốn đến trung tâm gặp thầy nọ, thầy kia.’ Thằng bé thực sự thích điều đó.”
Theo VNE
Thái Lan: Em nhỏ tử vong vì bị bỏ trong xe buýt giữa trời nắng
Một bé trai 3 tuổi đã tử vong sau khi bị bỏ quên bên trong chiếc xe buýt trường học tư nhân suốt vài giờ giữa tiết trời nắng nóng. Đây là vụ việc thứ 2 như vậy xảy ra tại Thái Lan trong những tuần gần đây.
Xe buýt trường học ở Thái Lan. (Ảnh minh họa)
Bé Suriyakarn Thakan được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh bên trong một chiếc xe buýt được dùng để đưa các trẻ em tới một trường mẫu giáo ở tỉnh Si Sa Ket, phía đông nam Thái Lan gần biên giới Campuchia, vào chiều ngày 14/5.
"Trong suốt 2 giờ, các bác sĩ đã cố gắng cứu sống em nhưng không thể", Trung tá cảnh sát Thinakorn Dechalert từ sở cảnh sát địa phương cho biết.
Hôm qua dự kiến mới là ngày thứ 2 em bé tới trường mẫu giáo. Chưa rõ vì sao bé lại bị bỏ bên trong xe buýt lâu như vậy.
Cảnh sát cho hay tài xế của chiếc xe buýt đã bị cáo buộc lơ đễnh, khiến người khác thiệt mạng, trong khi chủ sở hữu chiếc xe buýt và cũng là giáo viên của trường mẫu giáo sẽ bị cảnh sát thẩm vấn vào ngày mai.
Hồi đầu tháng này, một bé gái 3 tuổi cũng được phát hiện trong tình trạng hôn mê sau khi bị bỏ mặc trong một chiếc xe buýt trường học suốt 4 giờ ở ngoại ô Bangkok.
Cô bé đã tử vong sau đó. Một giáo viên và tài xế xe buýt đã bị buộc tội lơ là trong công việc.
Hai vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ về các biện pháp an toàn trẻ em quá lỏng lẻo ở Thái Lan, nơi nhiệt độ mùa hè thường vượt 35 độ.
Theo Dantri
Sốc với cô giáo cho trẻ "nếm thử" mẫu máu của mình Một giáo viên mẫu giáo tại Na Uy đã bị sa thải vào cuối tuần vừa rồi sau khi cô giáo này mang đến lớp một lọ máu của mình và cho các em học sinh cầm và nếm thử. Cô giáo này hiện đang dạy tại một trường mẫu giáo ở Sola, trên bờ biển phía tây Na Uy. Trong một buổi...