Cuộc chạy đua máy bay không người lái
Công nghệ UAV bùng nổ dự kiến sẽ thay đổi cách thức các quốc gia tiến hành chiến tranh và dẫn tới nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang mới khi các chính phủ đua nhau cạnh tranh thế cân bằng với kẻ thù.
Nhận diện thị trường UAV
Một thập kỷ trước đây, Mỹ là nước độc quyền về máy bay không người lái (UAV). Nhưng vị thế này đã không còn tồn tại. Theo dữ liệu tổng hợp của Quỹ nước Mỹ mới (New America Foundation), ngày nay hơn 70 quốc gia đang sở hữu các máy bay không người lái dưới dạng nào đó, mặc dù chỉ số ít quốc gia có UAV vũ trang.
Công nghệ UAV được phổ biến rất nhanh. Một nghiên cứu năm 2011 ước tính, trên toàn thế giới đã có khoảng 680 chương trình triển khai UAV do các chính phủ, công ty và viện nghiên cứu điều hành, trong khi đó con số này mới chỉ là 195 năm 2005.
UAV MQ-9 Reaper đậu tại một căn cứ ở Iraq sau khi thực hiện nhiệm vụ ngày 10/11/2008. Theo Bộ QP Mỹ, Reaper có thể mang theo tới 1.700kg tên lửa và bom định hướng laser
Năm 2010, Công ty General Atomics có trụ sở ở Mỹ nhận được giấy phép xuất khẩu các phiên bản UAV không vũ trang của dòng máy bay không người lái Predator cho Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Morocco và Ả Rập Thống Nhất. Tháng 3/2012, chính phủ Mỹ đồng ý trang bị cho Italia 6 máy bay không người lái Reaper nhưng lại từ chối đề nghị từ phía Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, tháng 7/2012, một quan chức của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã có kế hoạch trang bị máy bay không người lái tự sản xuất nội địa, chiếc Anka.
Israel hiện là nhà xuất khẩu máy bay không người lái và công nghệ UAV lớn nhất thế giới. Tập đoàn hàng không vũ trụ Israel (IAI) đã bán cho nhiều quốc gia khá nhau như Nigeria, Nga và Mexico.
Phát triển máy bay không người lái, đặc biệt là UAV vũ trang phải cần tới công nghệ phức tạp và vũ khí chuyên dụng nhưng nhiều chính phủ đang không ngừng đầu tư thời gian và tiền bạc cần thiết, hoặc mua hoặc chế tạo vì UAV có vũ trang ngày càng được xem là một phần nội tại của chiến tranh hiện đại.
Thông qua các công ty hàng không nhà nước, Thụy Điển, Hy Lạp, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Italia và Pháp đang cùng hợp tác một dự án liên doanh và đang tiến tới những giai đoạn cuối cùng phát triển một nguyên mẫu máy bay không người lái vũ trang tiên tiến có tên gọi Dassault nEURon. Trong đó, Pháp có kế hoạch sẽ trang bị cho lực lượng không quân.
Video đang HOT
Chính quyền Pakistan từ lâu đã cố gắng thuyết phục Mỹ cung cấp các máy bay không người lái vũ trang Predator trong khi Ấn Độ đang sở hữu một UAV vũ trang của Israel được thiết kế nhằm phát hiện và phá hủy radar đối phương mặc dù nước này chưa có các UAV đủ khả năng tấn công những mục tiêu khác.
Máy bay không người lái do Iran tự chế tạo được trưng bày tại buổi lễ kỷ niệm thành lập quân đội ngày 18/4/2010
Tháng Sáu vừa qua, Teal Group, hãng tư vấn quốc phòng ở Virginia dự báo rằng thị trường nghiên cứu, phát triển và mua sắm UAV vũ trang toàn cầu sẽ tăng lên gấp đôi trong thập kỷ tới, từ 6,6 tỷ USD lên tới 11,4 tỷ USD.
Không chỉ các quốc gia mới là khách hàng mua máy bay không người lái. Các nhóm nổi dậy cũng đang vận động để có được công nghệ này. Năm ngoái, lực lượng đối lập lật đổ nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi từng mua một máy bay không người lái do thám phức tạo từ một công ty của Canada với một mức giá rất thấp.
Báo động cuộc chạy đua vũ trang mới
11 năm trước đây khi Tổng thống Mỹ George W.Bush phát động cuộc chiến chống khủng bố, Lầu Năm Góc mới chỉ có chưa đầy 50 chiếc. Nhưng hiện nay cơ quan này đã sở hữu tới 7.500 chiếc.
Trước khi Tổng thống Bush bắt đầu cuộc chiến này, Mỹ chưa bao giờ sử dụng máy bay không người lái có vũ tranh tham chiến. Cuộc tấn công bằng UAV vũ trang đầu tiên của Mỹ, dường như cũng là cuộc tấn công đầu tiên dạng này, diễn ra vào giữa tháng 11/2001 và đã tiêu diệt chỉ huy quân sự của al Qaeda là Mohammed Atef ở Afghanistan. Kể từ thời điểm đó, CIA đã sử dụng máy bay không người lái trang bị bom và tên lửa hàng trăm lần để tấn công những tay súng bị nghi vấn ở Pakistan và Yemen.
UAV trực thăng không người lái của Trung Quốc tại Triển lãm hàng không ở Bắc Kinh ngày 21/9/2011
Mặc dù đến thời điểm hiện tại mới chỉ có Mỹ, Anh và Israel là đã từng sử dụng máy bay không người lái tấn công kẻ thù nhưng công nghệ UAV bùng nổ dự kiến sẽ thay đổi cách thức các quốc gia tiến hành chiến tranh và dẫn tới nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang mới khi các chính phủ đua nhau cạnh tranh thế cân bằng với kẻ thù.
Cuối tháng trước, Trung Quốc tuyên bố sẽ sử dụng máy bay không người lái do thám để giám sát các quần đảo còn tranh chấp với các nước láng giềng. Tháng 8/2010, Iran cũng tiết lộ chiếc máy bay không người lái có vũ trang đầu tiên của mình. Mới đây, hôm thứ Ba tuần trước, tư lệnh quân đội nước này, tướng Amir Ali Hajizadeh công bố chi tiết một máy bay không người lái tầm xa mới mà ông này nói rằng có thể bay được 2.000 km – cự ly dễ dàng đưa Tel Aviv vào tấm ngắm.
Một máy bay không người lái của tập đoàn IAI, Israel được giới thiệu tại Triển lãm không quân Singapore ngày 15/2/2012
Tháng 11/2010, Trung Quốc khiến Mỹ ngạc nhiên khi tại Triển lãm không quân Chu Hải đã tiết lộ 25 mẫu máy bay không người lái, trong đó có những chiếc được trang bị khả năng bắn tên lửa. Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc có bao nhiêu chiếc UAV đang hoạt động và bao nhiêu chiếc vẫn đang phát triển, nhưng rõ ràng Trung Quốc đang cố gắng đuổi kịp Mỹ về kho máy bay không người lái đang gia tăng nhanh chóng này.
Do chi phí tương đối thấp, thậm chí còn rẻ hơn rất nhiều so với chi phí mua chiến đấu cơ phản lực hay chi phí bỏ ra huấn luyện phi công, nên các máy bay không người lái có vũ trang sẽ đóng một vai trò chủ chốt trong các cuộc xung đột trong tương lai.
Khi ngành công nghiệp máy bay không ngưới lái phát triển mạnh và ngày càng có nhiều công ty, viện nghiên cứu và các quốc gia tham gia, Mỹ lại là nước đang đặt ra quy chuẩn quốc tế cho việc sử dụng máy bay không người lái có vũ trang, loại vũ khí vẫn được dùng để tấn công phủ đầu các phần tử bị nghi là khủng bố ở Pakistan và Yemen. Do đây là những vũ khí thông thường nên việc sử dụng máy bay không người lái trong một cuộc chiến tranh thông thường không khác mấy so với các máy bay có người lái thả bom hoặc bắn tên lửa khác.
Trong khi tính pháp lý của các cuộc tấn công như vậy được thảo luận khá rộng rãi tại nhiều trường luật của Mỹ thì cho đến nay vẫn chưa có thảo luận công khai nào về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái giữa các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc tế.
Đây là thời điểm cần phải có một công ước quốc tế dưới dạng nào nào đó đưa ra khuôn khổ pháp lý điều chỉnh việc sử dụng máy bay không người lái, loại vũ khí dự kiến sẽ định hình chiến tranh tương lai giống như vai trò của xe tăng và máy bay ném bom từng thể hiện trong thế kỷ 20.
Theo 24h
Nga không liên quan vụ bắn máy bay Thổ Nhĩ Kỳ
Máy bay chiến đấu RF-4E của Thổ Nhĩ Kỳ
Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng bác bỏ những thông tin cáo buộc nước này liên quan tới vụ một máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ bị lực lượng phòng không Syria bắn hạ vào tháng 6 vừa qua.
Kênh tin tức Al Arabiya của Ả-rập Xê-út khẳng định họ nắm được những tài liệu bí mật cho thấy quân đội Nga giúp đỡ lực lượng phòng không của Syria bắn hạ một máy bay chiến đấu RF-4E của không quân Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Địa Trung Hải vào tháng 6 vừa qua.
Kênh Al Arabiya cho biết các tài liệu mà họ có được là nhờ các thành viên của phe đối lập ở Syria và tài liệu này đã được xác minh bởi các chuyên gia của kênh truyền hình Al Arabiya.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga ngày 1/10 đã lên tiếng bác bỏ những thông tin trên là hoàn toàn bịa đặt và không có căn cứ. Cơ quan này cũng nhấn mạnh rằng một số kênh tin tức Ả-rập thường đưa tin thiếu chính xác về tình hình xung đột ở Syria.
"Không xét đến chính sách biên tập của những hãng tin tức này, chúng tôi đề nghị các tác giả đưa ra thông tin bịa đặt chống lại Nga cần có thêm thời gian để để xem xét thêm vấn đề ít xét về khía cạnh đạo đực và tín nghiệm nghề nghiệp", Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Máy bay chiến đấu RF-4E của không quân Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ căn cứ không quân Erkhach ở tỉnh Malatya vào ngày 22/6 vừa qua và đã biến mất khỏi khỏi màn hình radar sau đó khoảng 30 phút tại khu vực biên giới trên biển với Syria.
Theo 24h
Hàn Quốc lo Trung Quốc 'ngắm nghía' đảo tranh chấp Seoul bày tỏ lo ngại và đang tìm cách xác thực thông tin Trung Quốc sẽ sử dụng các phi cơ không người lái để giám sát một đảo mà hai nước tranh chấp chủ quyền. Trạm Nghiên cứu Đại dương của Hàn Quốc tại đảo Ieodo. Ảnh: Korea Times "Chúng tôi đang điều tra các thông tin về việc Trung Quốc tiến...