Cuộc chạy đua gay cấn và hấp dẫn vào chức Tổng thống Mỹ 2016
Cuộc đua vào Nhà Trắng đang ngày càng khốc liệt giữa các ứng cử viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Điều thú vị là những màn chạy đua, đối đầu gay cấn diễn ra ngay trong chính nội bộ từng đảng, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri để trở thành đại diện duy nhất của đảng nhằm ra tranh tranh cử với đại diện của đảng đối phương vào chức tổng thống cường quốc số một thế giới.
Có rất nhiều ứng cử viên ra ứng cử, tuy nhiên gần đây chỉ còn 4 gương mặt tiêu biểu đại diện cho hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Ứng cử viên dảng Dân chủ Hillary Cilnton và Donald Trump của đảng Cộng Hòa vẫn đang tạm thắng thế so với hai ứng cử viên còn lại là thượng nghị sĩ Benie Sander và thượng nghị sĩ Ted Cruz, nhưng những chiến thắng bất ngờ tại một số bang gần đây của hai thượng nghị sĩ này khiến cuộc chạy đua vào nhà trắng diễn ra vào 8-11 lại càng trở nên hấp dẫn và gay cấn hơn.
Cùng theo dõi lịch trình cuộc chạy đua vào chức vụ cao nhất của cường quốc đứng đầu thế giới qua inforgraphic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc khiến cuộc chạy đua vũ trang châu Á tiếp tục gia tăng
Tham vọng bành trướng và chiếm đoạt lãnh thổ của Trung Quốc đã không chỉ tác động đến việc tăng cường chi tiêu cho quốc phòng ở các nước trong khu vực mà xu hướng này đã lan ra toàn cầu.
Quân đội Ấn Độ.
Video đang HOT
Trong báo cáo thường niên về tình hình mua bán vũ khí trên thế giới được Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 22/2/2016 cho hay trong số 10 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong 5 năm qua, có đến 6 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong số các quốc gia này, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 14% tổng số lượng giao dịch, gấp 2 lần nước đứng thứ 2 là Arab Saudi và gấp 3 lần Trung Quốc, nước đứng thứ 3.
Báo cáo của SIPRI cho hay, xu thế mua sắm nhiều vũ khí vẫn tiếp tục gia tăng mặc dù năng lực chi tiêu của một quốc gia thường gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế.
Ở nhiều nước ở châu Á - Thái Bình Dương, dù kinh tế khó khăn nhưng không phải vì thế mà ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.
Một báo cáo khác của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Anh cho rằng kinh tế ì ạch không mấy tác động đến chi tiêu quân sự của khu vực trong năm 2015.
Báo cáo khác của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế cho biết, năm 2015, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia là những nước có kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng.
Chi tiêu quân sự tại châu Á đã tăng lên 1,48% GDP, mức cao nhất kể từ năm 2010. Trung Quốc dẫn đầu khu vực khi chiếm 41% chi tiêu quân sự trong vùng, tiếp đến là Ấn Độ (13,5%) và Nhật Bản (11,5%).
Trong khi đó, IHS Jane's cũng dự báo rằng chi tiêu quân sự hằng năm tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng lên 533 tỉ USD vào năm 2020 so với 435 tỉ USD hồi năm ngoái.
Binh sỹ của Hải quân Trung Quốc.
Theo báo cáo của SIPRI, việc Trung Quốc chi mạnh tay cho quân sự, xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông trong nỗ lực bành trướng, chiếm đoạt lãnh thổ là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á - Thái Bình Dương.
Gần đây, Trung Quốc đã triển khai phi pháp tên lửa đất đối không HQ-9, radar và máy bay chiến đấu đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tham vọng bành trướng và chiếm đoạt lãnh thổ của Trung Quốc đã không chỉ tác động đến việc tăng cường chi tiêu cho quốc phòng ở các nước trong khu vực mà xu hướng này đã lan ra toàn cầu.
Hiện nay dù ngân sách quốc phòng của cường quốc số 1 thế giới là Mỹ có xu hướng bị cắt giảm nhưng Lầu Năm Góc cũng đang giành ưu tiên cho các dự án chế tạo và mua sắm thêm các thiết bị quốc phòng công nghệ cao để đối phó với các mối đe dọa có thể đến từ Trung Quốc.
Trong đề xuất ngân sách quốc phòng trị giá 582,7 tỉ USD của tài khóa 2017 được Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội Mỹ trong tháng 2 có 6,7 tỉ USD dành cho việc củng cố hệ thống phòng thủ mạng trước các đợt tấn công mạng ngày càng tăng xuất phát từ Trung Quốc.
Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự, bộc lộ tư tưởng bành trướng đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực châu Á phải gia tăng năng lực phòng thủ.
Báo Sputnik của Nga gần đây cho biết, Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới trong giai đoạn 2011 - 2015 khi chiếm 5,9% tổng giá trị xuất khẩu vũ khí toàn cầu, chỉ sau Mỹ (33%) và Nga (25%).
Cũng trong thời kỳ này, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng 88%. Một số nước tại châu Á tăng cường mua sắm vũ khí từ Trung Quốc, như Pakistan chiếm 35% doanh số vũ khí của Bắc Kinh, tiếp đến là Bangladesh (20%) và Myanmar (16%), theo Bloomberg.
Mỹ và Nga là hai nước bị tác động lớn nhất từ sự cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường cung cấp vũ khí hạng nhẹ và hạng trung.
Theo dự báo, Trung Quốc cũng có thể sớm rời khỏi danh sách 3 quốc gia nhập vũ khí hàng đầu thế giới khi ngày càng có thể tự cung ứng nhiều hơn, mặc dù nước này hiện vẫn cần nhập khẩu một số thiết bị phức tạp như động cơ cho máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không tối tấn từ Nga.
Thế Giới
Theo_Người Đưa Tin
Nga cảnh báo chạy đua vũ trang nếu Mỹ điều THAAD đến Hàn Quốc Vào hôm 10-2, Moscow vừa cảnh báo rằng, nếu Mỹ triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đến Hàn Quốc, điều này sẽ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Giới chức Hàn Quốc và Mỹ vừa bắt đầu một cuộc đàm phán về việc triển khai hệ thống tên lửa phòng...