Cuộc chạm trán căng thẳng của báo đen và báo gấm
Báo đen và báo gấm đã có một cuộc đối đầu đầy ấn tượng trong khu bảo tồn động vật hoang dã Kabini thuộc bang Karnataka, Ấn Độ.
Báo đen và báo gấm trong khu bảo tồn động vật hoang dã Kabini
Đoạn video được quay bởi Nandan Nilekani, người đồng sáng lập công ty đa quốc gia Infosys. Sau đó, Nilekani đã đăng đoạn video lên trang Twitter cá nhân của mình và thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Nilekani cho biết đã quay được cuộc gặp gỡ thú vị của 2 con báo trong một chuyến đi đến khu bảo tồn động vật hoang dã Kabini nổi tiếng ở Karnataka.
Trong video, cả hai con báo đều đang trèo lên cây. Trong khi một con báo trèo ở chạc cây bên này thì con báo khác trèo ở đầu bên kia. Tổng cộng đoạn clip dài khoảng 54 giây và trong suốt thời gian đó, cả 2 con báo đều đang giương mắt nhìn về phía đối phương.
Sau một thời gian, 2 con báo bắt đầu mon men lại gần nhau và tấn công. Tuy nhiên, kết thúc với cuộc xung đột không được quay lại và không biết điều gì đã xảy ra sau cùng.
Nilekani chú thích cho video:
“Nhìn thấy vào hôm nay, ngày 6 tháng 3, tại khu bảo tồn động vật hoang dã Kabini – một cuộc chạm trán hoành tráng giữa báo đen và kẻ thù của nó là báo gấm”.
Đoạn cuối, Nilekani cảm ơn một người tên là Vijay Prabhu đã giúp anh trong quá trình quay đoạn video này.
Sau khi đăng tải, video đã nhanh chóng lan truyền trên mạng. Cho đến nay, nó đã thu hút 96.400 lượt xem với 697 lượt bình luận và 4.949 lượt thích.
Cư dân mạng không chỉ thích thú với video mà họ còn muốn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. “Ôi trời ơi! Bạn thật may mắn khi được chứng kiến điều này. Đây là một sự kiện có khả năng xảy ra rất thấp và nó thực sự đã xảy ra. Thực sự rất vui khi được xem video”, một cư dân mạng bình luận.
Một người khác nói thêm: “Thật là tò mò. Điều gì đã xảy ra sau đó? Thiên nhiên thật tuyệt vời”.
Clip báo đen đột nhập nhà dân rình bắt chó
Đoạn clip dài 1 phút 15 giây đã được Sudha Ramen chia sẻ trên trang Twitter cá nhân, ghi lại hình ảnh một con báo đen tấn công chó nhà rồi tha đi.
Con báo đi lại hết sức nhẹ nhàng và hành động nhanh chóng
Năm ngoái, cư dân mạng đã được chiêm ngưỡng một số bức ảnh đầy cảm hứng của nhiếp ảnh gia Shaaz Jung về một con báo đen trong rừng Kabini của bang Karnataka, Ấn Độ. Nhiếp ảnh gia Jung đã chia sẻ những bức ảnh trên trang Instagram của mình và sau đó, chúng lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.
Dạo gần đây, cư dân mạng lại tiếp tục được chứng kiến vẻ đẹp và sự quyến rũ của loài báo đen thông qua một video mới được một nhân viên Sở Lâm nghiệp Ấn Độ chia sẻ trên mạng xã hội Twitter. Nó cũng đã cho thấy khía cạnh nguy hiểm của loài vật hoang dã này.
Đoạn clip dài 1 phút 15 giây được Sudha Ramen chia sẻ trên trang cá nhân cho thấy cảnh một con báo đen đang đi dạo trên con đường nhỏ vắng vẻ, có vẻ là khu vực có cư dân sinh sống ở rìa núi.
Những hình ảnh báo đen rình bắt chó nhà được ghi lại qua camera
Trong vài giây ngắn ngủi, con vật đi trên một con đường và rồi khuất tầm nhìn máy quay an ninh trong chốc lát. Ngay sau đó là tiếng sủa lớn của một con chó.
Khi con báo đen xuất hiện trở lại trong khung hình, người ta thấy nó đang dùng miệng tha con chó chạy khỏi khu vực.
Ramen không tiết lộ vụ việc diễn ra ở đâu. Cô chỉ cho biết:
"Chúng màu đen và điều đó không làm chúng khác biệt chút nào. Chúng vẫn là những con báo. Tại đây, một con báo đen đến thăm khu vực dân cư sống ở rìa núi và mang một con chó đi, loài vật được cho là con mồi yêu thích của chúng".
Đoạn clip hiện đã được xem hơn 23.800 lần trên trang cá nhân của Ramen. Một số người dùng suy đoán rằng con báo đen có thể bị buộc phải săn mồi trong khu vực có người sinh sống do diện tích rừng suy giảm và đất rừng bị xâm lấn.
Một người viết: "Con người là thủ phạm tác động tới Mẹ Trái Đất. Chúng ta không nên trừng phạt con báo".
"Đáng sợ! Phải có lý do lớn hơn cho việc con báo đi săn trong các khu vực có người sinh sống. Diện tích rừng giảm? Con người xâm phạm đất rừng?", một người khác bình luận.
Video: Hãi hùng loài rắn có cách săn mồi tàn nhẫn và kinh khủng bậc nhất Rắn Kukri chuyên săn mồi bằng cách rạch 1 đường trên cơ thể ếch hoặc các loài lưỡng cư, chui đầu vào để ăn sống nội tạng con mồi, các nhà khoa học cho biết. Các nhà sinh vật học gần đây công bố các nghiên cứu, mô tả chi tiết hành vi săn mồi có thể nói là tàn nhẫn và kinh...