Cuộc ‘cân não’ tại hội đàm về Ukraine
Lãnh đạo 4 nước Nga, Ukraine, Pháp và Đức có cuộc họp kéo dài hơn 10 giờ nhằm tìm kiếm hòa bình cho Ukraine, khi giao tranh giữa quân Kiev và ly khai vẫn tiếp diễn.
Từ trái sang, Tổng thống nước chủ nhà Belarus Alexander Lukashenko, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, có mặt tại Minsk, thủ đô Belarus, ngày 11/2 để tham gia cuộc đàm phán nhằm tìm lối thoát cho khủng hoảng Ukraine. Ảnh: Reuters
“Toàn bộ thế giới đang chờ đợi xem liệu tình hình có thay đổi theo hướng xuống thang, rút vũ khí, ngừng bắn hoặc lại trở nên mất kiểm soát”, ông Poroshenko nói khi vừa đến Minsk. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Angela Merkel (giữa) bắt tay Tổng thống Putin trước sự chứng kiến của Tổng thống Pháp Hollande. Bà Merkel nhiều lần cho rằng cơ hội thành công của cuộc đàm phán khá thấp, ngay cả sau khi bà và ông Hollande đã gặp ông Putin tại Moscow và hội đàm với ông Poroshenko tại Kiev hôm 6/2. Tuy nhiên, bà nói rằng phải tăng cường nỗ lực giải quyết khủng hoảng do giao tranh tại Ukraine ngày càng cướp đi sinh mạng nhiều người. Liên Hiệp Quốc ước tính hơn 5.400 người thiệt mạng trong xung đột kể từ mùa xuân năm ngoái. Ảnh: Reuters
Trong cuộc gặp, hai lãnh đạo Nga và Ukraine bắt tay trong giây lát, ông Poroshenko tiến về phía ông Putin mà không cười. Sau khi các lãnh đạo thảo luận riêng trong vài giờ, họ nghỉ ngắn để chụp ảnh trước khi tiếp tục họp bàn cùng các ngoại trưởng. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Cuộc hội đàm kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ. Các lãnh đạo vẫn tiếp tục làm việc sau khi dùng bữa tối. Ảnh: Twitter
Tổng thống Poroshenko ngáp khi cuộc họp đã kéo dài suốt đêm. Ảnh: Reuters
Valeriy Chaly, trợ lý của Tổng thống Ukraine đăng tải trên Facebook rằng đang diễn ra một “trận chiến cân não” tại Minsk. Ảnh: Reuters
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh giao tranh vẫn diễn ra ác liệt ở đông Ukraine, các nước châu Âu lo ngại Mỹ có thể đưa vũ khí sát thương đến Ukraine và nền kinh tế Nga bị suy giảm hơn nữa do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: Reuters
Liên minh châu Âu (EU) mất 20 tỷ EUR do các biện pháp trừng phạt, đại diện thường trực của Nga tại EU, Vladimir Chizhov tuyên bố, trong khi đó Washington trên thực tế lại tăng cường thương mại với Moscow. “Theo một số số liệu, xuất khẩu từ Mỹ sang Nga tăng 20%”, Chizhov nói thêm. Ảnh: Kyivpost
Các phóng viên chầu chực tại sảnh Cung điện Tự do, chờ đợi tin tức từ cuộc họp. Ảnh: RT
Trong khi cuộc đàm phán đang diễn ra, phe ly khai thân Nga tuyên bố quân đội Ukraine tiếp tục nã pháo vào một bệnh viện ở Donetsk, khiến một người thiệt mạng và 7 người bị thương. Trong ảnh là phụ nữ ngồi ở hành lang bệnh viện sau vụ tấn công . Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với các phóng viên rằng cuộc đàm phán sẽ kéo dài cả đêm. “Ngày mai, không phải hôm nay”, ông trả lời cho câu hỏi khi nào các lãnh đạo sẽ công bố kết quả. Ảnh: AFP
Hình ảnh cho thấy một phòng trong cung điện Tự do được chuẩn bị để các lãnh đạo ký kết một tài liệu sau cuộc họp. Ảnh: RT
Phương Thảo
Theo VNE
Bà Merkel sẽ bàn với ông Obama về Ukraine
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ hội đàm cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày 9.2 tới, bàn về hội nghị G7, cuộc khủng hoảng ở Ukraine, quan hệ với Nga và các vấn đề quốc tế khác, theo Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ sang Washington bàn về các vấn đề quốc tế với Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: AFP
Nhà Trắng xác nhận, Tổng thống Obama sẽ tiếp bà Merkel vào ngày 9.2 tới đây. Ngoài việc thảo luận về Hội nghị G7, quan hệ Mỹ- Đức, hai nhà lãnh đạo sẽ tập trung bàn về các vấn đề quốc tế quan trọng như cuộc khủng hoảng ở Ukraine, quan hệ với Nga, cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng như tình hình ở Iran và Afghanistan, theo Reuters.
Đối với vấn đề khủng hoảng ở Ukraine, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama cân nhắc cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí phòng thủ cho quân đội Ukraine đang đối mặt với những cuộc tấn công của phe ly khai ở miền đông Ukraine, theo tờ The New York Times.
The New York Times ngày 1.2 dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đại tướng Martin Dempsey, hoan nghênh việc thảo luận về cung cấp vũ khí sát thương cho lực lượng chính phủ Ukraine.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 2.2 tuyên bố nước này sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời khẳng định ủng hộ các cuộc đàm phán và một giải pháp ngoại giao đối với cuộc xung đột giữa chính quyền Kiev và phe ly khai ở miền đông Ukraine bằng việc khẩn trương khôi phục thỏa thuận ngừng bắn ở nước này.
"Đức sẽ không ủng hộ Ukraine bằng vũ khí. Cuộc xung đột ở Ukraine không thể giải quyết được bằng quân sự", Reuters dẫn lời bà Merkel tại cuộc họp báo với Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Tình hình tại khu vực miền đông Ukraine vẫn tiếp tục căng thẳng, giao tranh giữa quân đội chính phủ và phe ly khai tiếp diễn hôm 1.2.
Trước diễn biến đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo sẽ đến Ukraine vào ngày 5.2 để thể hiện sự ủng hộ đối với Kiev.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Mỹ - Cuba bắt đầu hội đàm tái thiết lập quan hệ ngoại giao Phái đoàn cấp cao của Mỹ đến Cuba vào ngày 21.1, bắt đầu hội đàm với các quan chức nước này nhằm tái thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và có khả năng hướng đến bình thường hóa quan hệ. Một con đường ở thủ đô Havana (Cuba) - Ảnh: Reuters Đây là cuộc hội đàm đầu tiên kể từ khi...