Cuộc cãi vã bi hài ở Hãng phim truyện Việt Nam
Lãnh đạo Tổng công ty Vận tải Thủy VIVASO và các nghệ sĩ của Hãng phim truyện Việt Nam liên tục phản bác lại ý kiến của nhau trong cuộc đối thoại vào chiều 19/9.
Chiều 19/9, công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam có buổi đối thoại với toàn thể nhân viên, nghệ sĩ thuộc biên chế của công ty. Chủ trì cuộc gặp là ông Nguyễn Thủy Nguyên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Vận tải Thủy VIVASO – đây là đơn vị đã mua lại Hãng phim truyện Việt Nam.
Dù trên danh nghĩa ông Nguyễn Danh Thắng mới là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam nhưng ông Nguyễn Thủy Nguyên cho biết ông mới là người chịu trách nhiệm cuối cùng với tư cách “công ty mẹ” và cổ đông chiến lược.
Buổi đối thoại diễn ra trong không khí căng thẳng với sự góp mặt của nhiều đạo diễn, diễn viên, biên kịch của Hãng phim truyện Việt Nam. Ngay phần mở đầu, các nghệ sĩ đã phản đối việc lãnh đạo công ty yêu cầu ghi những thắc mắc ra giấy thay vì đặt câu hỏi công khai.
Đáp lại, ông Nguyễn Thủy Nguyên cho biết ông sẵn sàng trả lời từng câu hỏi, việc đề nghị các nghệ sĩ viết giấy chỉ là để lãnh đạo công ty có thời gian chuẩn bị và trả lời với đầy đủ thông tin. Chủ tịch VIVASO tuyên bố từng bên nói một để tránh thành cuộc tranh cãi. Tuy vậy, tình trạng ngắt lời đối phương diễn ra từ đầu đến cuối, buổi đối thoại trở thành cuộc tranh cãi không khoan nhượng.
Ông Nguyễn Thủy Nguyên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Vận tải Thủy VIVASO – đây là đơn vị đã mua lại Hãng phim truyện Việt Nam. Ảnh: Khuê Tú.
&’Chưa bao giờ nghĩ đến cho chân gà nướng thuê’
Đạo diễn – diễn viên Quốc Tuấn là một trong những người phát biểu đầu tiên. Nam nghệ sĩ đặt thắc mắc về việc lãnh đạo công ty cho dọn kho đạo cụ và chuyển các đạo diễn, biên kịch, quay phim vào một phòng chưa đầy 20m2.
“Việc dọn kho như vậy có biên bản không? Chuyển đồ đạc từ nơi này sang nơi kia, không ai kiểm chứng, kiểm kê, đó là một sự tắc trách và thiếu tôn trọng nghệ sĩ. Chúng tôi có thông tin là công ty dọn phòng để chuẩn bị cho ông bán phở, chân gà nướng thuê nhưng vì dư luận ầm ĩ nên đã rút đi”, nam đạo diễn nhấn mạnh.
Trả lời thắc mắc này, ông Nguyễn Thủy Nguyên cho biết khi tiến hành thu dọn công ty đã quay phim lại. Mục đích của việc dọn dẹp là để sạch sẽ trong bối cảnh hãng phim điêu tàn, ẩm mốc, không ai sửa chữa.
“Quản lý môi trường mà vào đây khéo hãng còn bị phạt, quá bẩn thỉu, toàn rác rưởi. Lịch sử hãng như vậy mà để nơi này quá bẩn. Thế nhưng không ai dọn dù rất nhiều nhân viên, tôi phải thuê người ở ngoài và trực tiếp chỉ huy. Không ai nghĩ ở ngay cạnh trung tâm mà lại có cái nhà như thế, toàn chuột”, chủ tịch VIVASO cho hay.
Ông Nguyên cũng phủ nhận cáo buộc dồn đạo diễn, biên kịch, quay phim về một phòng để lấy phòng cho chủ quán chân gà nướng thuê.
“Về cơ bản, ở đây chúng ta đang phải trả 200 triệu một tháng tiền thuế. Nhưng bản thân chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện cho quán chân gà nướng nhảy vào”, lãnh đạo “công ty mẹ” của Hãng phim truyện Việt Nam khẳng định.
Video đang HOT
Nhân chuyện này, chủ tịch VIVASO cũng cho biết ở Hãng phim truyện Việt Nam thông tin gì cũng thành nhiều chiều. Ở những nơi khác, chuyện có thể rất bình thường nhưng ở đây luôn thành vấn đề lớn, rùm beng trên báo chí, Facebook.
“Từ chuyện cửa đóng, các đồng chí cũng phản ứng, bảo là bắt đi cửa sau. Nhưng tôi trả lời các đồng chí, để mở cửa trước, chúng ta mất 10 triệu một tháng. Vậy bắt buộc chúng ta phải đóng cửa đó, mở cửa phía sau này. Bây giờ lại nói bắt anh em nghệ sĩ phải đi cửa sau. Nhưng tôi cũng đi cửa này chứ không riêng gì ai, rồi bảo đây là ngôi đền của điện ảnh. Nhiều đồng chí ở đây cứ ngộ nhận mình nhưng thực chất không làm gì cả”, ông Nguyên nói.
Buổi đối thoại diễn ra trong không khí căng thẳng. Ảnh: Khuê Tú.
&’Không trả lương nếu không biết các nghệ sĩ làm gì’
Trong buổi đối thoại, các nghệ sĩ cũng lên tiếng mạnh mẽ về tình trạng chậm lương, trả lương thấp và không theo ba-rem nào của Hãng phim truyện Việt Nam hiện nay. Nghệ sĩ Trần Chí Thành của phòng đạo diễn cho rằng điều này trái hoàn toàn với cam kết khi mua lại hãng của Tổng công ty Vận tải Thủy.
Đáp lại, ông Nguyễn Thủy Nguyên cho biết ban lãnh đạo chưa bao giờ không trả lương và cũng không bao giờ thiếu tiền để trả nhưng phải trên tinh thần “có làm có hưởng, không làm không hưởng”.
“Có người 3 năm chưa lên cơ quan và cũng không có sản phẩm gì. Tôi nói luôn là tôi sẽ không bao giờ trả lương một khi tôi không biết các đồng chí làm gì hoặc không lên cơ quan. Không làm gì mà vẫn nhận lương cao hơn bảo vệ, kế toán thì không được. Dứt khoát tôi sẽ không trả lương kiểu đó và kiểu gì tôi cũng làm được vì đó là mang lại sự công bằng cho con người”, chủ tịch VIVASO tuyên bố.
Quan điểm của ông Nguyên bị các nghệ sĩ phản bác ngay sau đó. Diễn viên Quốc Tuấn, đạo diễn Trần Chí Thành và nhiều biên kịch khác cho rằng làm nghệ thuật có sự đặc thù. Thức khuya, dạy sớm viết kịch bản là chuyện bình thường, không thể như nhân viên công sở ngày nào cũng lên cơ quan.
Trước ý kiến trái chiều, ông Nguyên tuyên bố: “Chúng tôi không ấu trĩ đến mức bắt các nghệ sĩ phải lên cơ quan đủ 8 tiếng. Nhưng tôi phải biết các anh đang viết kịch bản gì, chúng tôi trả lương, bản quyền phải thuộc về chúng tôi, không phải để các anh lại đi chào nơi khác”.
Về việc lương của các nhân viên có sự chênh lệch, ông Nguyễn Danh Thắng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam – cho biết hiện nay mới chỉ là tạm ứng lương vì chưa có bản lương chính thức. Những nghệ sĩ đang tham gia vào đoàn phim Người yêu ơi (phim đang quay) sẽ được nhận mức lương cao hơn.
Trong khi đó, đạo diễn – diễn viên Quốc Tuấn cho rằng lương chỉ là chuyện nhỏ, trả đủ lương nghệ sĩ vẫn không sống được, cái mà mọi người cần là công việc để làm. “Chúng tôi muốn làm việc nhưng không có việc trong khi lãnh đạo hãng lại bảo là chúng tôi phải tự đi kiếm việc”, nam nghệ sĩ nói.
Trả lời thắc mắc này, ông Nguyễn Thủy Nguyên khẳng định công ty cũng đang đi kiếm việc. “Nhưng một điều chắc chắn là chúng tôi sẽ làm phim và thăm dò thị trường, không để tình trạng phim làm ra không bán nổi một vé”, vị chủ tịch VIVASO nói.
Đạo diễn – diễn viên Quốc Tuấn. Ảnh: Khuê Tú.
&’Sẽ viết kịch bản thuê, quay cả phim ít tiền’
Trong cuộc đối thoại, NSND Thanh Vân cho biết thực chất các nghệ sĩ chưa bao giờ phản đối cổ phần hóa, nhưng quy trình và cách thức cổ phần hóa có vấn đề. Đó là lý do buộc các nghệ sĩ phải lên tiếng đấu tranh. Đạo diễn Đời cát vẫn không tin vào khả năng vực dậy Hãng của Tổng Công ty Vận tải Thủy.
Đáp trả, ông Nguyễn Thủy Nguyên cho biết vấn đề là các nghệ sĩ phải đoàn kết với ban lãnh đạo chứ không phải “chạy một vòng rồi thỉnh thoảng đá một cái”.
Theo ông Nguyên, cổ phần hóa mới diễn ra được hai tháng, nhân viên, nghệ sĩ của Hãng cần phải bình tĩnh vì “thời gian đó chưa đủ để giải quyết vấn đề gì trong bối cảnh Hãng đang nợ tiền thuế 21 tỷ và nhiều năm nay làm phim thua lỗ”.
Về định hướng thời gian tới, chủ tịch VIVASO cho hay ông sẽ cho đập toàn bộ dãy nhà bên ngoài, toàn bộ sân đằng trước của Hãng phim truyện Việt Nam cũng sẽ bị phá hết.
“Tôi sẽ cho dựng một tấm biển quảng cáo lớn. Công ty sẽ viết kịch bản thuê, làm phim về dòng họ, về cá nhân cũng làm, xã phường đặt hàng cũng làm. Quay phim ít tiền cũng quay. Như vậy mới có tiền để làm phim lớn, dự án lớn”, ông Nguyên tiết lộ.
Bên cạnh đó, theo lời của chủ tịch VIVASO, Hãng phim truyện Việt Nam có thể sẽ xây dựng rạp chiếu phim. Tất nhiên, không chỉ chiếu phim của hãng mà còn chiếu phim của các đơn vị ngoài.
“Tôi cũng sẽ mời những đạo diễn, diễn viên nổi tiếng của Pháp, Hollywood về để giao lưu, quảng bá”, ông Nguyễn Thủy Nguyên nói. Khi ông Nguyên nhắc đến “Hollywood”, một số nghệ sĩ ngồi dưới bật cười.
Kết thúc buổi đối thoại, NSND Thanh Vân tuyên bố “Ông Nguyễn Thủy Nguyên trả lời vòng vo, không đúng câu hỏi. Cuộc đối thoại không thu được kết quả gì”. Trong khi đó, chủ tịch VIVASO khẳng định đã trả lời thẳng thắn mọi vấn đề, không tránh né.
Hãng phim truyện Việt Nam là hãng phim đầu tiên sản xuất phim ở Việt Nam. Hãng thành lập năm 1953. Năm 1959, bộ phim Chung một dòng sông ra đời đánh dấu viên gạch đầu tiên của dòng phim cách mạng kinh điển.
Sau hơn 50 năm tồn tại, hãng đã sản xuất hơn 300 bộ phim trong đó nhiều bộ phim được ví là niềm tự hào của điện ảnh Việt như: Con chim Vành Khuyên, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Dậu, Đêm hội Long Trì, Đến hẹn lại lên… Tuy vậy, những năm gần đây, nhiều dự án phim cũng hãng liên tục thua lỗ, các phim đều chật vật bán vé khi ra rạp.
Ngày 29 tháng 6 năm 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định số 2238/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án chuyển đổi Hãng phim Truyện Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim Truyện Việt Nam.
Năm 2016, hãng Phim truyện Việt Nam chào mời cổ phần hóa. Sau đó, các nghệ sĩ lên tiếng “tố” quá trình cổ phần hóa không minh bạch. Sau nhiều lùm xùm, Tổng công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị này vào tháng 6/2017.
Hiện tại, Hãng có tên là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam.
Theo Zing
Bảo tàng Hãng phim truyện Việt Nam bị đập phá
Bảo tàng lịch sử Hãng phim truyện Việt Nam bị kẻ xấu đột nhập vào đêm 9/8. Đối tượng đập khóa, cửa kính, đồ đạc, khung ảnh và các cuộn phim bị vứt dưới nền đất.
Ngày 11/8, trên mạng xã hội xuất hiện một số bức ảnh mô tả việc Bảo tàng lịch sử Hãng phim truyện Việt Nam bị trộm đột nhập và đập phá. Chiều cùng ngày, phóng viên Zing.vn đã tìm đến số 4 - Thụy Khê, ngay cạnh Hồ Tây để tìm hiểu về vụ việc.
Bảo tàng lịch sử Hãng phim truyện Việt Nam.
Theo quan sát của phóng viên, bảo tàng cao 2 tầng nằm nhô ra phía hồ Tây, ngay cạnh phố Nguyễn Đình Thi (giữa khu vực bến thuyền Tây Hồ). Khu trưng bày bảo tàng nằm trên tầng 2 đã bị phá tan cửa kính trước. Đồ đạc bên trong bị đập phá, chỉ còn đống đổ nát của kính vỡ, khung ảnh và các cuộn phim bị vứt dưới nền đất.
Bảo tàng bị trộm đột nhập vào đêm 9/8.
Trao đổi với Zing.vn về vào chiều cùng ngày, ông Vương Đức - Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam cho biết: "Vụ việc xảy ra vào đêm 9/8, đối tượng đập vỡ khóa và cửa trước của bảo tàng. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, hãng phim đã báo công an quận và phường. Công an đã đến đo đạc, chụp ảnh nhưng chưa đưa ra kết luận vì chứng cớ rất mờ. Chúng tôi cũng đang làm biên bản để báo cáo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch".
Đồ đạc bên trong bị đập phá, chỉ còn đống đổ nát của kính vỡ, khung ảnh và các cuộn phim vứt dưới nền đất.
NSƯT Vương Đức cho biết, tài sản vật chất của bảo tàng không lớn nhưng tài sản tinh thần thì vô giá vì đó là nơi lưu giữ nhiều kỷ vật của Hãng phim. "Tôi rất sợ chúng lấy mất tượng vì đây là bức tượng rất ý nghĩa mà hãng vinh dự được tặng" - ông nói.
Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam cũng cho biết, cán bộ nhân viên của hãng đang đi nghỉ ở Thanh Hóa nhưng ông phải ở lại để giải quyết việc này nên không thể đi cùng đoàn. Ông Vương Đức cùng Ban lãnh đạo của hãng cũng đang làm việc với luật sư để giải quyết vụ việc theo pháp luật.
Theo Zing
Nghệ sĩ kiến nghị Phó Thủ tướng thay GĐ Hãng phim truyện VN Họa sĩ Vũ Huy xác nhận với Zing.vn việc 9 nghệ sĩ gạo cội trong đó có ông đã gửi bản kiến nghị tới Phó thủ tướng đề nghị dừng cổ phần hóa và thay giám đốc Hãng phim truyện VN. 9 nghệ sĩ bao gồm: NSND Thanh Vân, NSƯT Đức Việt, NSND Trà Giang, NSND Minh Châu, NSƯT Đức Lưu, nhà biên...