Cuộc “cách mạng” từ tôm thẻ chân trắng
Từ năm 2008, con tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi ở nước ta đã tạo ra một đột phá rất lớn đối với lĩnh vực nuôi tôm nước lợ.
LTS: Con tôm đã và đang ghi những dấu ấn đậm nét về kinh tế trong khoảng chục năm trở lại đây. Đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất tôm lớn nhất trên thế giới, xuất khẩu hàng năm mang về 3-4 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu người tham gia vào chuỗi giá trị tôm. Để ngành tôm phát triển hơn nữa, đem lại giá trị kinh tế- xã hội lớn hơn nữa, cần có những giải pháp gì?
Diện mạo mới từ vật nuôi mới
Nông dân huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) thu hoạch tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Bảo Hân
Tại thời điểm hợp nhất Bộ Thủy sản về Bộ NNPTNT (năm 2008), vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn, thậm chí không đồng ý đưa con tôm thẻ chân trắng vào Việt Nam nuôi. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát và lãnh đạo Bộ đã rất quan tâm chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá rõ ràng về khả năng phát triển tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam. Năm 2008, với đề xuất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng như các doanh nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ đạo cho phép mở rộng sản xuất tôm thẻ chân trắng trên phạm vi toàn quốc và nó đã tạo ra một sự đột phá rất lớn.
Thực vậy, chỉ sau 5 năm đưa vào sản xuất, tôm thẻ chân trắng đã tạo ra một diện mạo mới cho ngành tôm Việt Nam. Năm 2013 lần đầu tiên sản lượng tôm thẻ chân trắng vượt tôm sú và cũng trong năm này đã đánh dấu kim ngạch xuất khẩu của tôm thẻ cao hơn tôm sú. Do tôm thẻ chân trắng có hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn nhiều so với tôm sú nên trong năm 2014 đã có sự dịch chuyển lớn về diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Cơ cấu diện tích tôm thẻ tăng từ 9,9% năm 2013 lên mức cao nhất 14,9% vào năm 2014, đóng góp cơ cấu 60% tổng sản lượng tôm nước lợ. Như vậy, ưu thế về năng suất của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú là khá lớn. Chính điều này đã tạo ra đột phá rất lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản.
Một trong những điều tạo ra dấu ấn cho ngành tôm Việt Nam là việc Bộ NNPTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng quyết liệt để xử lý các vấn đề dịch bệnh đối với tôm nước lợ cũng như tôm hùm. Từ năm 2011-2012, khi các nước trong khu vực cũng như quốc tế bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo và dành kinh phí của Bộ để mời những chuyên gia quốc tế giỏi nhất cũng như trong nước để nghiên cứu bằng được các tác nhân gây bệnh hại tủy gan tụy cấp cũng như các dịch bệnh trên tôm khác. Và chúng ta là một trong những nước thành công và đi đầu trong việc kiểm soát được dịch bệnh trên con tôm.
Video đang HOT
Thành công này giúp Việt Nam tranh thủ được cơ hội trên thị trường trong khi các nước chưa khôi phục được. Phải nói rằng, năm 2014 tôm là ngành hàng nổi bật và được mùa với sản lượng cao, giá cả tương đối tốt. “Năm 2014 sản lượng tôm tăng 110.000 tấn đã làm tăng thêm giá trị ngành nông nghiệp lên 16.500 tỷ đồng và riêng con tôm đóng góp mức tăng 1,6% GDP cho toàn ngành nông nghiệp” – Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.
Năm 2014 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ của Việt Nam đạt mức kỷ lục 4,1 tỷ USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã đem lại lợi ích rất lớn cho quốc gia cũng như cho nhân dân.
1kg tôm = 20kg lúa
Nuôi tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu của ngành thủy sản Việt Nam trong nhiều năm qua với hai sản phẩm chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Địa bàn nuôi tôm nước lợ tập trung chủ yếu tại 8 tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Vùng này có diện tích nuôi tôm là 621.000ha (chiếm 91,2% diện tích toàn quốc), làm ra 484.000 tấn sản phẩm, chiếm 81% sản lượng toàn quốc. Đây là vùng nuôi tôm trọng điểm của cả nước.
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia sản xuất tôm lớn trên thế giới, xuất khẩu tôm hàng năm mang về cho đất nước nhiều tỷ USD. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia sản xuất tôm hàng đầu. Với 3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2015, con tôm Việt Nam đã ghi dấu ấn sâu đậm trên bản đồ tôm thế giới. Trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam, con tôm luôn chiếm tỷ trọng lớn và là đối tượng nuôi mang lại thu nhập và lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp cũng như sinh kế của hàng triệu người tham gia vào chuỗi giá trị tôm, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, cùng với trồng trọt, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng mạnh do ô nhiễm nguồn nước, khô hạn và xâm nhập mặn. Riêng đồng bằng sông Cửu Long đã có 81.000ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng. “1kg tôm có giá bình quân bằng 20kg lúa. Vụ đông xuân cả nước bị giảm khoảng 1 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 6.000 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2016, sản lượng nuôi tôm giảm 8.000 tấn, tương đương với 160.000 tấn lúa. Nếu từ giờ đến cuối năm, chúng ta làm tăng lên 60.000 tấn tôm thì bù hết thiệt hại của ngành trồng trọt những tháng đầu năm”- Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Theo Danviet
Người nuôi tôm "khắc khoải" trước biến đổi khí hậu và giá cả
Gần 81.500 ha tôm nuôi ở ĐBSCL bị thiệt hại do biến đổi khí hậu (BĐKH). Đồng thời, giá cả thất thường đã khiến cho hàng nghìn nông dân trong vùng rơi vào cảnh "khắc khoải".
Nông dân kiểm tra tôm nuôi. Ảnh: Hòa Hội
Gần 81.500 ha tôm nuôi bị thiệt do nắng nóng
Trong hội nghị giao ban nuôi tôm nước lợ trong điều kiện hạn và xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 19/5 tại Bạc Liêu. Tổng cục Thủy sản cho biết, tính đến 17/5 ở ĐBSCL có 8 tỉnh bị thiệt hại với 81.413 ha tôm nuôi.
Trong đó, địa phương có diện tích thiệt hại nhiều nhất là Cà Mau với 52.467 ha, tiếp đến là Kiên Giang 13.776 ha và Bạc Liêu 12.322 ha. Thiệt hại hầu hết rơi vào mô hình lúa-tôm, nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến. Nguyên nhân dẫn đến tôm chết không chỉ do thời tiết nắng nóng mà còn do độ mặn tăng cao, có nơi thậm chí tăng lên đến 70.
Ông Dương Văn Mãi (ấp Chợ, xã Hiệp Mỹ Tây (Cầu Ngang, Trà Vinh) thả nuôi 600.000 con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 1,5 ha, cho biết tôm nuôi được 60 ngày thì bị nhiễm đốm trắng, đường ruột chết nên phải bán tháo ngay tại thời điểm giá thấp nên bị lỗ hơn 90 triệu đồng.
Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cầu Ngang Dương Văn Đởm, mặc dù đang vào chính vụ thả tôm năm 2016 nhưng do thời tiết quá nắng, nông dân trên địa bàn huyện mới thả nuôi được 26% kế hoạch. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 24 triệu con tôm sú bị chết (chiếm gần 20% tổng số giống thả nuôi), tôm thẻ chân trắng là 94 triệu con (chiếm 22% tổng giống thả nuôi). Theo ông Đởm, phần lớn tôm nuôi bị thiệt hại ở giai đoạn 60 ngày tuổi nên người nuôi bị thua lỗ nặng.
Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng cũng không khá hơn. Ông Nguyễn Văn Thi ở ấp Xẻo Su, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu là người có thâm niên trên 10 năm trong nghề. Nhà ông Thi có 12 ao nuôi tôm với diện tích hơn 2 ha. Năm 2013, thả 2 vụ tôm thẻ gần 5 triệu con giống, trừ hết chi phí lời được 420 triệu đồng. Nhưng 3 năm nay liên tục bị lỗ vốn. "Không hiểu nguyên nhân vì sao tôm cứ vào khoảng 40 - 45 ngày thì bị chết trắng. Hiện tại, gia đình tôi đang phơi ao, chưa dám lấy nước vô thả lại vì sợ nó lại chết như mấy lần trước thì khổ lắm" ông Thi nói.
Chị Hứa Thị Hoa ở ấp Điền Giữa, xã Vĩnh Tân, cùng thị xã Vĩnh Châu thì chán nản, nói: "Ban đầu tôi mướn xe ủi ngăn làm 2 ao, mua quạt, motour, giảm tốc chi phí hết cũng gần 15 triệu đồng. Lấy nước vô xử lý xong đến lúc thả giống xuống ao vợ chồng tôi rất hớn hở vì chọn được đàn tôm khỏe mạnh.
Tôm nuôi được khoảng 40 ngày thì có hiện tượng tôm bỏ ăn và chết hàng loạt, không kịp kéo. Sau đó, chồng tôi đem con tôm chết lại cửa hàng nhờ kỹ sư tìm nguyên nhân. Sau khi xem, kỹ sư cho biết tôm của tôi bị bệnh gan tụy. Vậy là, thiệt hại hết mấy chục triệu, giờ muốn thả lại cũng không có vốn đầu tư".
Nông dân đang tạt thuốc cho tôm ở Sóc Trăng
Nông dân "tự bơi"
Ông Nguyễn Văn Tặng ở xã Thạnh Hòa Sơn (Cầu Ngang, Trà Vinh) có 5 ha nuôi tôm đã gắn bó với nghề hơn chục năm. "Năm rồi thua lỗ gần 300 triệu đồng do giá cả giảm liên tục. Bây giờ làm ăn khó khăn lắm. Hơn 5 năm trước giá ổn định, thời tiết thuận lợi nuôi còn có ăn nhưng giờ nuôi khó trong khi đến mùa thu hoạch nông dân phải chạy tìm thương lái để bán. Chưa kể, khi mình chuẩn bị bán thương lái ép giá", ông Tặng than thở. Ông cho biết, từ đầu năm đến nay nắng nóng kéo dài không dám thả nhiều, chỉ mới thả cầm chừng một vài ao được hơn tháng.
Cùng huyện Cầu Ngang, ông Phạm Minh Thiện ở xã Mỹ Long Nam có 8 ao, mỗi ao rộng 0,3 ha nuôi gần 15 năm nay. Ông cho biết, hiện tại thả 1,6 triệu con tôm thẻ chân trắng giống được gần 2 tháng. "Hiện nay giá đang cao, nông dân có lãi nhưng không biết đến lúc thu hoạch sẽ như thế nào", ông Thiện lo lắng.
Ở xã Cù lao Hòa Minh (Châu Thành, Trà Vinh) người dân chủ yếu nuôi sinh thái 1 vụ lúa, 1 vụ tôm nên có khá hơn. Ông Nguyễn Văn Khoa có 0,5 ha mặt nước thả nuôi 120.000 con tôm thẻ chân trắng. Sau 6 tháng nuôi, ông thu hoạch 1,3 tấn bán với giá 94.000 đồng/kg, trừ chi phí lời trên 120 triệu đồng. Ông cho biết, sử dụng lúa làm ra rồi nghiền nhuyễn nấu làm thức ăn nên không phải tốn chi phí.
"Hiện tại, ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn khuyến cáo nông dân chậm thả giống đối với những vùng nuôi môi trường nước chưa ổn định, nhất là trong thời điểm thời tiết khắc nghiệt như hiện nay để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt cho nông dân", ông Đoàn Tấn Triều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh nói.
Theo Danviet
Hơn 16 triệu con tôm giống ở Thái Bình chết trong vụ xuân hè Từ đầu tháng 4 vừa qua, bệnh đốm trắng trên con tôm sú và tôm thẻ chân trắng đã xuất hiện và lan rộng ở hai huyện ven biển tỉnh Thái Bình. Hết ngày 22/5, hiện tượng tôm chết đã xảy ra tại 451 ao nuôi. Từ đầu tháng 4 vừa qua, bệnh đốm trắng trên con tôm sú và tôm thẻ chân...