“Cuộc cách mạng” trong quản lý cư trú
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thay mặt Chính phủ vừa trình dự án Luật Cư trú (sửa đổi) để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có việc bỏ sổ hộ khẩu và đã được tán thành.
Dự án luật này đã nhận được sự ủng hộ rất cao bởi những thay đổi tích cực của nó. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các chuyên gia pháp luật cũng như người dân, đây có thể coi là “cuộc cách mạng” trong quản lý cư trú.
Luật sư Đặng Văn Cường. Ảnh: I.T
Những thay đổi mang tính cách mạng
Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) lần này có những nội dung mới làm thay đổi cơ bản cung cách quản lý cư trú hiện nay theo hướng hiện đại, nhanh gọn và thống nhất. Theo đó, dự thảo luật đã sửa đổi theo hướng thay thế phương thức quản lý cư trú từ thủ công là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy bằng việc quản lý thông qua dữ liệu điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã số định danh cá nhân của công dân để truy cập, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) đã có những thay đổi lớn, nhất là việc bãi bỏ sổ hộ khẩu. Ảnh: P.V
Video đang HOT
Theo Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Công an, việc sửa đổi Luật Cư trú là để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân liên quan đến quản lý cư trú theo hướng quy định công khai, minh bạch, đơn giản hóa giấy tờ, giảm thời gian, chi phí; xóa bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà cho người dân…
Cơ sở dữ liệu này chạy trên mạng được chia sẻ, kết nối với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan. Đây là phương thức quản lý hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cư trú, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, điểm đáng chú ý của dự án luật trình Quốc hội lần này là thay đổi phương thức quản lý cư trú, vì vậy dự luật đã bỏ các quy định về sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình, cá nhân theo Luật Cư trú hiện hành. Hiện nay cơ quan chức năng đang hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia, đã cập nhật được khoảng 60 triệu thông tin, dự kiến đến tháng 6/2021 sẽ cập nhật được toàn bộ thông tin của cư dân trên phạm vi toàn quốc, đưa cơ sở dữ liệu quốc gia vào khai thác bình thường.
Đánh giá cao sự thay đổi rất tiến bộ này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, việc xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư và bỏ sổ hộ khẩu thì nhân dân mừng, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công việc, trong đời sống. Cũng đánh giá cao dự án luật này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, phương thức quản lý dân cư này phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ, cách mạng thông tin trong thời đại 4.0, xây dựng chính phủ điện tử.
“Cởi trói” các thủ tục
Bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ cao đối với dự án Luật Cư trú (sửa đổi) nêu trên, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn luật sư TP.Hà Nội nhận định, việc bãi bỏ sổ hộ khẩu là cần thiết và nên làm càng sớm càng tốt. Sổ hô khẩu là phương pháp quản lý dân cư, cư trú, đảm bảo an ninh trât tự, an toàn xã hôi hiêu quả. Hiện nay, hầu hết các thủ tục hành chính đều bắt buộc phải có hộ khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển của xã hôi và công nghê thì viêc sử dụng hô khẩu giấy có thể sẽ hạn chế môt số quyền căn bản của công dân, người dân gặp phiền hà trong các giao dịch dân sự như mua bán nhà, ký kết hợp đồng… cũng như các thủ tục chăm sóc sức khỏe, học tâp, khai sinh, tìm viêc làm…
Bên cạnh đó, theo luật sư Cường, nhiều liên quan đến hô khẩu như xin chỉ tiêu điện, nước, làm hô chiếu, trợ cấp hộ nghèo, hộ cận nghèo, đóng bảo hiểm xã hội, mua nhà cho người có thu nhập thấp…, cũng từ đó mà sinh ra nạn nhũng nhiễu, tham nhũng.
“Sổ hộ khẩu chỉ phù hợp với thời kỳ quản lý hành chính bao cấp, thời kỳ công nghệ thông tin chưa phát triển, sự giao lưu, tương tác giữa các cá nhân trong xã hội chưa có nhiều” – luật sư Đặng Văn Cường nêu quan điểm.
Theo luật sư Cường, quyền tự do cư trú được pháp luật quy định cụ thể nhưng quản lý dân cư bằng hộ khẩu lại là rào cản để thực hiện quyền tự do này. Ông Cường lấy ví dụ, ở các thành phố lớn, nhiều người vẫn sinh sống, học tập, làm việc mà không sổ sổ hộ khẩu. Vì không có sổ hộ khẩu mà cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn, bị phân biệt đối xử, bị bất bình đẳng với những người khác, bị phiền hà, sách nhiễu… Thủ tục càng rắc rối thì nguy cơ tiêu cực, tham nhũng càng lớn, càng cản trở sự phát triển của xã hội.
Nhìn ra thế giới, theo vị luật sư, hầu hết các quốc gia đều số hóa các dữ liệu để quản lý dân cư, chỉ dùng thẻ căn cước và các thông tin được số hóa để quản lý, xác định nhân thân con người chứ không “thần thánh hóa” sổ hộ khẩu như chúng ta. Bên cạnh đó, hiện nay, hầu hết các thủ tục hành chính đều bắt buộc phải có sổ hộ khẩu. Thay bằng hô khẩu giấy thì trên thế giới có nhiều nước đã ứng dụng công nghê vào thủ tục hành chính và sử dụng nhiều biên pháp hiêu quả hơn trong viêc quản lý cư trú.
Mặt khác, với việc bỏ quản lý bằng hình thức hộ khẩu, vị chuyên gia pháp luật này nhìn nhận, hoạt đông quản lý cư trú vân được thực hiên thông qua dữ liêu điên tử và người dân sẽ không bị các rào cản từ phía luật pháp liên quan đến quản lý cư trú gây ra bởi các thủ tục hành chính liên quan sẽ phải thay đổi và được cắt giảm đáng kể về số lượng và thời gian. Điều này sẽ giúp cho người dân tiết kiệm thời gian, công sức mỗi khi làm thủ tục hành chính.
Nguyễn Hòa
Dừng đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện để tránh lây nhiễm Covid-19
Để tránh lây lan dịch Covid-19, các địa phương tạm dừng tiếp nhận người cai nghiện ma túy tự nguyện, người cai nghiện ma túy bắt buộc vào cơ sở cai nghiện; tạm dừng các hoạt động thăm hỏi hỏi đối với học viên.
Dừng đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện từ nay đến 15.4 để tránh lây lan dịch Covid-19 Ảnh Duy Khánh
Đây là yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH đặt ra với sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành phố trong Công điện về việc tăng cường các biện pháp cấp bách được Bộ này đưa ra phòng, chống dịch Covid-19 đợt cao điểm.
Theo công điện này, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị sở LĐ-TB-XH các địa phương phối hợp với công an và các ngành liên quan tạm dừng việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào các cơ sở xã hội; tạm dừng tiếp nhận người cai nghiện ma túy tự nguyện, người cai nghiện ma túy bắt buộc vào các cơ sở cai nghiện ma túy.
Bên cạnh đó, các địa phương hạn chế việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy mắt buộc; tạm dừng các hoạt động thăm, gặp đối với học viên để đảm bảo việc "cách ly xã hội", "cách ly y tế", nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng, chống lây nhiễm từ bên ngoài các cơ sở cai nghiện ma túy, theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Khi học viên chấp hành xong quyết định cai nghiện ma túy bắt buộc, cần thông báo "thông tin y tế" của học viên cho UBND cấp xã nơi học viên cư trú, để địa phương quản lý, phối hợp với gia đình thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định tại cộng đồng.
Ngoài ra, trong thời gian "cách ly xã hội", Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu Cục Người có công, Cục Bảo trợ xã hội, Cục Phòng chống tệ nạn, Cục Trẻ em... tăng cường hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở cai nghiện ma túy, các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, trung tâm bảo trợ xã hội, làng trẻ SOS...
Cùng với việc khử khuẩn phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe cho các đối tượng tại các cơ sở nêu trên, cần rà soát nắm chắc tình hình sức khỏe của các đối tượng, nhất là những người cao tuổi, có bệnh lý, bệnh nền.
Việc trực tiếp đến thăm và tặng quà cho các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, làng trẻ SOS... cũng sẽ được tạm dừng từ nay đến hết 15.4.
Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu sở LĐ-TB-XH các địa phương nghiêm túc thực hiện các nội dung trên, đồng thời đề xuất giải quyết những vướng mắc phát sinh.
Thu Hằng
Lặng ngắm cuộc sống thanh bình ở Cuba năm 1983 Fred W. McDarrah (1926-2007) là một nhiếp ảnh gia và nhà văn nổi tiếng người Mỹ. Vào năm 1983, ông đã ghé thăm đất nước Cuba và ghi lại những hình ảnh sinh động về cuộc sống ở đất nước vùng Caribe này. Người đi bộ đi qua những chiếc ô tô đậu trước văn phòng du lịch của Cuba đường số 25,...