Cuộc cách mạng thời trang của bà Clinton khi tranh cử Tổng thống Mỹ
Ứng viên đảng Dân chủ thuê một đội ngũ chuyên gia xây dựng hình ảnh để tạo tiếng nói và tăng quyền lực mềm trên chính trường.
Giữa năm 2015, khi mới bắt đầu các buổi vận động tranh cử đầu tiên, bà Hillary Clinton bị chê là có gu thời trang an toàn đến mức cứng nhắc với những bộ vest cùng kiểu, chỉ thay đổi màu sắc. Bà trở thành đối tượng bị châm biếm trên các trang mạng xã hội suốt thời gian dài.
Nhận ra sức ảnh hưởng của thời trang tới chính trường, bà thuê một đội ngũ chuyên gia xây dựng hình ảnh để thực hiện cuộc “lột xác” về phong cách. Kristine Schake – người từng là phụ tá thân cận của đệ nhất phu nhân Michelle Obama – tham gia đội ngũ tư vấn cho bà Clinton. Êkíp còn có nhà mốt House of Cards, Ralph Lauren và nhà thiết kế Nina McLemore.
Hình ảnh của bà được định hướng lại theo phong cách sang trọng của một chính khách nhưng có sự mềm mại hơn. Những chiếc sơ mi cổ bẻ, tay lỡ được bà diện trong nhiều hoạt động ngoài trời.
Trang phục họa tiết với nhiều màu sắc giúp hình ảnh bà Hillary Clinton trở nên nữ tính hơn.
Video đang HOT
Đội ngũ nhà thiết kế, stylist đã tạo nên nhiều điểm nhấn trên trang phục như cổ áo cách điệu (ảnh trái) hay áo kiểu được xắn tay tạo sự trẻ trung, năng động.
Vòng cổ được phối ăn ý cùng những mẫu áo khoác dáng dài của ứng viên đảng Dân chủ.
Chất vải tweed kinh điển trong những bộ áo khoác tông hồng mang đến sự ấm áp, đáng tin cậy. Đây là tông màu được bà yêu thích nhất khi còn là Ngoại trưởng Mỹ năm 2011. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, bà được các chuyên gia thời trang khuyến khích thể hiện nhiều hơn bản năng phụ nữ như niềm yêu thích túi xách, tông màu tươi sáng… Những điểm này giúp bà tăng quyền lực mềm và tranh thủ sự ủng hộ từ các chị em.
Tháng 3, bà xuất hiện trên tạp chí thời trang Vogue. Sự trẻ trung, sành điệu của Hillary Clinton dưới sự tư vấn của tổng biên tập quyền lực Anna Wintour khiến công chúng bất ngờ.
Tháng 4, bà Clinton tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi khi chi 600 USD (hơn 13 triệu đồng) để có kiểu tóc ngắn, dầy dặn và bồng bềnh.
Thời trang còn phản ánh những tính toán mang ý nghĩa chính trị đặc biệt của Hillary Clinton. Trong buổi tranh luận đầu tiên với tỷ phú Donald Trump, bà gửi gắm một thông điệp mạnh mẽ trong bộ vest đỏ tươi của hãng Ralph Lauren.
Trong buổi tranh luận thứ hai hôm 9/10, bà mặc bộ vest màu xanh navy phối áo thun trắng bên trong. Trang phục được cho là dự báo những căng thẳng ngoài mong đợi. Trước buổi tranh luận này, WikiLeaks phát tán trên 2.000 email cá nhân của John Podesta – giám đốc chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton, gây ảnh hưởng uy tín nữ chính trị gia.
Gam màu trắng tinh khôi của bà trong lần tranh luận cuối (19/10) mang thông điệp về nữ quyền. Đây là màu đại diện cho phong trào phụ nữ Mỹ đòi quyền bầu cử từ những năm 1900. Bà Valerie Steele – Giám đốc Bảo tàng tại Viện Công nghệ Thời trang New York – chia sẻ: “Mặc đồ trắng, Hillary Clinton muốn tiếp nối truyền thống, củng cố tầm quan trọng mang tính lịch sử với khả năng trở thành nữ Tổng thống Mỹ đầu tiên. Mặt khác, theo quan niệm phương Tây, màu trắng mang ý nghĩa về sự tinh khiết và đức hạnh, đại diện cho người tốt”.
Vân An
Theo VNE
Quan chức Nga nói bầu cử tổng thống Mỹ là 'nỗi xấu hổ toàn cầu'
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm nay nói bà tin rằng cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ là thảm họa và nỗi xấu hổ toàn cầu.
Ông Trump và bà Clinton bắt tay nhau trong lần tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ hôm 26/9. Ảnh: Reuters.
"Tôi tin rằng chiến dịch này không xứng đáng với người dân Mỹ. Là một người từng học công nghệ thông tin khi còn ở trường đại học, tôi cho rằng đây là một chiến dịch thảm họa", RT hôm nay dẫn lời bà Zakharova nói trong cuộc gặp gỡ các sinh viên Học viện Hàng không Moscow. Bà cũng khẳng định cuộc bầu cử ở Mỹ là "nỗi xấu hổ toàn cầu".
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, việc "tranh cãi công khai về Nga" hay "lời nói đùa trong phòng thay đồ" (Trump bào chữa về các phát ngôn thô tục với phụ nữ) đều "không xứng đáng với một sức mạnh vĩ đại, nhân dân vĩ đại" như Mỹ.
Bình luận về cuộc đua đến ghế tổng thống đang nóng tại Mỹ, Zakharova than phiền rằng Washington đang biến Moscow thành "yếu tố có thực và nguy hiểm trong cuộc tranh luận trước bầu cử" giữa các ứng viên.
Bà Zakharova nhấn mạnh Washington không đưa ra được bất cứ bằng chứng hay dữ liệu nào chứng minh cho cáo buộc "tin tặc có liên quan đến Moscow" tấn công các cơ sở tại Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhận định các cáo buộc này là "màn khói" che đậy những vấn đề nội bộ nghiêm trọng của Mỹ.
James Clapper, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ hồi đầu tháng cáo buộc các quan chức cấp cao Nga cho phép các tin tặc tấn công vào Mỹ để can thiệp kết quả bầu cử tổng thống. Cáo buộc của ông Clapper dựa trên việc "hầu hết trường hợp đều xuất hiện từ các server do một công ty Nga điều hành.
Người phát ngôn Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết các cáo buộc của Mỹ là "vô nghĩa". Peskov nói các cuộc tấn công mạng mà Nga phải đối mặt hàng ngày có thể truy ngược nguồn là mật vụ Mỹ. Tuy nhiên, Nga kiềm chế kêu gọi chính phủ Mỹ nhận trách nhiệm.
Văn Việt
Theo VNE
Người phụ nữ tố từng bị Trump sờ soạng 'như bạch tuộc' Báo New York Times phỏng vấn hai phụ nữ tố Donald Trump từng có hành vi không đúng mực với họ, trong đó một người nói bị ông sờ soạng "như bạch tuộc". Bà Jessica Leeds. Ảnh: New York Times Tại cuộc tranh luận tổng thống trực tiếp lần hai, ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng đảng Cộng hòa Donald Trump khẳng...