Cuộc bứt phá của nông nghiệp huyện Cao Phong
Sau 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã tạo động lực giúp nâng cao đời sống của người dân huyện Cao Phong.
Không chỉ là thủ phủ của Mường Thàng, 1 trong 4 xứ Mường nổi tiếng của Hòa Bình, xã Dũng Phong còn là xã đầu tiên của tỉnh Hòa Bình về đích trong XDNTM. Diện mạo xã đã có nhiều đổi thay từ sân vận động, trạm y tế, nhà văn hóa đến hệ thống đèn cao áp, vỉa hè dành riêng cho người đi bộ. Đặc biệt, hệ thống đường giao thông, kênh mương nội đồng đã được chỉnh trang, ô tô đi lại thuận tiện. Công tác dồn điền đổi thửa linh hoạt, thay đổi tư duy sản xuất đã giúp cuộc sống của người nông dân ngày một phát triển. “Người dân nơi đây thường tự hào: nếu như không có NTM thì xã Dũng Phong sẽ không có được diện mạo như ngày hôm nay…” ông Bùi Văn Liển, Chủ tịch UBND xã bảo vậy.
Cây cam đang mở hướng làm giàu cho người dân huyện Cao Phong. Ảnh: Tư liệu
Có được điều kiện thuận lợi để phát triển, nông dân xã Dũng Phong đã chuyển đổi mạnh diện tích kém hiệu quả sang trồng mía. Đến nay toàn xã có khoảng 300ha mía trắng, mía tím. Theo giá thị trường hiện nay, 1ha mía thu nhập từ 150 – 170 triệu đồng. Còn với mía trắng cũng đem lại nguồn thu cho người dân trong xã khoảng 15 – 20 tỷ đồng. Bên cạnh cây mía, người dân cũng tích cực chuyển đổi sang trồng cây có múi. Năm 2011, cả xã mới có 20 hộ trồng cam thì đến nay đã có gần 200 hộ, với tổng diện tích 127 ha, thu nhập bình quân đạt từ 200 đến 400 triệu đồng/ha.
Ông Hồ Xuân Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Khi XDNTM, huyện Cao Phong đã xác định rõ mục tiêu quan trọng là phải nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân. Là địa phương có thế mạnh về phát triển cây mía và cam, chính vì vậy huyện cũng đã nỗ lực hỗ trợ nông dân hình thành các vùng chuyên canh. Để xây dựng mô hình điểm, huyện đã lựa chọn xã Dũng Phong để triển khai rồi nhân rộng ra các xã khác.
Không chỉ chuyển dịch sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Dũng Phong cũng là xã đầu tiên của tỉnh Hòa Bình cán đích NTM. Từ đây đã tạo sức lan tỏa cho phong trào của toàn huyện.
Liên tục bám sát tình hình thực tiễn và đưa ra những chỉ đạo quyết liệt, UBND huyện đã ban hành 38 Quyết định chuyên đề công tác XDNTM; 149 văn bản chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, hướng dẫn để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành từ huyện tới xã, thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Cao Phong chung sức XDNTM”.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện đã tập trung hỗ trợ nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Đến nay, huyện có 1.800ha cây có múi, 2.500ha mía với thu nhập bình quân đạt 200 triệu/ha. Năm 2013, cây mía tím Hòa Bình đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, trong đó mía tím Cao Phong chiếm 50% tổng diện tích. Năm 2014, cam Cao Phong cũng được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN cấp “Chỉ dẫn địa lý”.
Video đang HOT
Khi nông sản có thương hiệu đã giúp người dân nâng cao thu nhập, làm giàu. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 của huyện đạt 27 triệu đồng/người, tăng gấp đôi so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 12,13%, giảm 15,63% so với năm 2010; Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên khu vực nông thôn đạt trên 93%. Huyện Cao Phong đã có 2 xã đạt chuẩn NTM và không còn xã dưới 6 tiêu chí.
Theo Danviet
Nho Tàu, Cam Trung Quốc không hạt: Bà nội trợ hớ nặng
Cam, nho Trung Quốc thường không có hạt - đây là kinh nghiệm các bà nội trợ đã thuộc "nằm lòng" để khi đi chợ có thể phân biệt được hàng Trung Quốc với hàng Việt Nam. Song, trên thực tế, liệu kinh nghiệm trên có đúng?
Mỗi ngày 100 tấn nho Tàu: Về Hà Nội toàn nho Mỹ - Úc
Phát cuồng thanh mai, nho ngọc: Em sang chảnh hớ nặng
Cam Cao Phong xuất xứ Tàu: Dân Hà Thành dính quả độc
Ông Trần Văn Trung, người có gần 20 năm kinh nghiệm buôn bán nho tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) khẳng định, riêng với nho, nếu chỉ dựa vào cách phân biệt có hạt hay không có hạt để biết hàng Việt hay hàng Tàu thì các bà nội trợ đang bị nhầm to, bị hớ nặng.
Theo ông Trung, nho ninh Thuận có hai loại được bán phổ biến nhất: nho xanh và nho đỏ.
Đặc điểm dễ nhận biết nhất của nho đỏ Ninh Thuận chính là chùm nho khít, dày đặc quả. Cầm chùm nho Ninh Thuận sẽ cảm thấy độ chắc chắn, quả dày khít, không thể nhìn thấy cuống bên trong. Quả nho đỏ Ninh Thuận hình cầu, to khoảng bằng đầu ngón tay cái, vỏ nho mỏng. Khi ăn, nho Ninh Thuận hơi có vị chua nhưng lại rất giòn, có từ 2-3 hạt/quả. Giá thường ở mức 60.000-90.000 đồng/kg tuỳ loại.
Cam lòng vàng Trung Quốc (loại giống cao Vinh, cao Cam Phong) cũng có hai loại có hạt và không có hạt
Riêng nho đỏ Trung Quốc, khi mua chúng ta sẽ thấy quả nho có quả to gấp đôi quả nho Ninh Thuận, quả có màu đỏ nhạt, vị ngọt gắt. Quả nho trên cùng một chùm có sợ rời rạc, không dính khít với nhau, cầm chùm nho có thể dễ dàng nhìn thấy được cuống nho bên trong (khác hoàn toàn với nho Ninh Thuận). Chùm nho rất to, thường có trọng lượng từ 0,5-0,7kg/chùm. Khi ăn sẽ thấy bên trong quả có hạt, nhưng chỉ từ 1-2 hạt/quả.
Còn với nho xanh Ninh Thuận thì vỏ dày với màu xanh vàng nhạt, có hạt, thịt quả trong, hơi mềm, vị ngọt đậm đà, riêng quả nho khi vẫn chưa chín đúng độ thì sẽ có vị hơi chua nhẹ. Trọng lượng từ 200-500g/chùm. Chùm nho cũng khít quả, dùng tay ấn vào thấy săn chắc, không bị nhão.
Nho xanh Trung Quốc, quả cũng to bằng đầu ngón tay cái, song, quả cũng rời rạc, không dày khít chùm như nho xanh Ninh Thuận. Khi ăn, nho xanh Trung Quốc có vị ngọt gắt, không chua. Tuy nhiên, thịt nho bên trong lại mềm.
"Các bà nội trợ khi đi chợ chọn nho nên dựa vào những đặc điểm trên, đừng chỉ dựa vào đặc điểm có hạt hay không có hạt. Bởi, mặt hàng nho Trung Quốc hiện nay, cụ thể là ở loại nho xanh thì có cả hai loại có hạt và không có hạt. Thế nên, nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm có hạt là nho Ninh Thuận, không có hạt sẽ là nho Trung Quốc thì các bà nội trợ chắc chắn sẽ mua nhầm sang nho Trung Quốc", ông Trung chia sẻ.
Nho xanh Trung Quốc có cả loại có hạt và không có hạt
Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Kỹ thuật viên Trạm Kiểm dịch Tân Thanh (Lạng Sơn) cho biết, có hai loại nho chính thường được nhập khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh là nho đỏ và nho xanh.
"Riêng với loại nho xanh, chúng ta nhập cả mặt hàng nho xanh có hạt và nho xanh không có hạt", bà Vân Anh cho hay.
Tương tự, với mặt hàng cam, bà Lê Thị Yến, một đầu mối chuyên đổ buôn cam ở chợ Long Biên cho biết, cam Trung Quốc ở chợ có hai loại, 1 loại là cam bóc vỏ, loại còn lại là cam lòng vàng.
Với loại cam bóc bỏ thì rất dễ phân biệt. Song, loại cam lòng vàng thì khó phân biệt hơn bởi hình dáng bên ngoài loại cam này rất giống với loại cam Vinh và cam Cao Phong.
"Mọi người đi mua cam về ăn thường phân biệt theo cách, cam Việt Nam có hạt, còn cam Trung Quốc thì không có hạt. Tuy nhiên, kinh nghiệm đó hoàn toàn sai vì cam lòng vàng Trung Quốc cũng có hai loại: có hạt và không có hạt", bà Yến cho hay.
Theo bà Yến, để tránh không mua nhầm, cam Tàu bổ ra có thể thấy tép cam bên trong múi hơi nhạt màu, không vàng đậm như cam Cao Phong, cuống cam vẫn có lá tươi rói. Còn cam Cao Phong không có cuống, bổ ra thấy lòng cam vàng, tép cam giòn.
Trước đó, chị Bùi Thị Thu Thuỷ ở Vạn Phúc (Ba Đình, Hà Nội) đinh ninh rằng, nếu là nho đỏ Ninh Thuận thì quả nho dày kín chùm, thịt nho giòn, còn nho đỏ Trung Quốc chùm quả thưa hơn, ăn nho có vị ngọt ngắt rất dễ nhận biết."Riêng với nho xanh, tôi chỉ cần ăn thử cái là biết ngay vì nho xanh Ninh Thuận có hạt, còn nho xanh Trung Quốc không có hạt", chị Thuỷ tự tin nói.
Còn chị Nguyễn Thị Hoài ở Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho biết, khi mua cam, chị chắc mẩm Trung Quốc có loại cam lòng vàng giống hệt cam Vinh với cam Cao Phong. Nhìn hình dáng bên ngoài khó mà phân biệt được. "Tuy nhiên, tôi có nghe người khác mách nước rằng, cam Trung Quốc không có hạt, còn cam Vinh, cam Cao Phong hạt khá nhiều", chị nói.
Chị Hoài cũng cho biết, nhờ vào kinh nghiệm phân biệt có hạt hay không có hạt mà mỗi lần chị đi chợ mua nho, cam, chị luôn tự tin mình sẽ không bị mua nhầm sang hàng Tàu.
Thế nhưng, nếu dựa vào hiểu biết của tiểu thương có kinh nghiệm lâu năm buôn bán mặt hàng này như trên thì mẹo trên của các bà nội trợ Việt xem ra đã phản tác dụng.
Theo_VietNamNet
Cả làng trở thành tỷ phú, mua xe hơi rầm rộ Chuyện làm nông thu nhập tiền tỷ, mua được xe hơi cũng không hẳn là quá hiếm hoi. Tuy nhiên, việc cả làng chỉ dựa vào trồng cam mà thành tỷ phú trong một thời gian ngắn như ở Cao Phong - Hòa Bình là điều bất ngờ đối với nhiều người. Tỷ phú nhiều không đếm xuể... Vùng đất Cao Phong -...